Cân bằng hệ vi sinh đường ruột phòng ngừa đột quỵ

23/04/2024 15:36

Bật mí cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột phòng ngừa đột quỵ

Đột quỵ có thể xảy ra ở bất kỳ ai và bất cứ lúc nào, do đó để giảm nguy cơ đột quỵ, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, bảo vệ sức khỏe chúng ta hãy áp dụng các biện pháp dưới đây.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng khoa học đóng vai trò quan trọng đối với việc phòng ngừa đột quỵ, sức khỏe đường ruột, các vi khuẩn có lợi trong đường ruột,… Một chế độ ăn uống lành mạnh cần đảm bảo được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể để giảm nguy cơ đột quỵ từ sớm.

Khi ăn nhiều thực phẩm xúc xích, thịt nguội, thịt hun khói,… có thể gây ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột, giảm số lượng của vi sinh vật có lợi, tăng số lượng các vi sinh vật có hại trong đường ruột, gây tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đương ruột. Vi khuẩn Negativibacillus và Lentisphaeria  có liên quan đến một cơn đột quỵ cấp tính. Vi khuẩn Acidaminococcus dẫn đến phục hồi sau đột quỵ kém sau ba tháng.

Các nhà nghiên cứu cho biết, vi khuẩn Acidaminococcus là một mầm bệnh cơ hội và có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Acidaminococcus thuộc họ khuẩn Veillonellaceae – được biết đến với việc sản sinh ra succinate – một hợp chất có liên quan đến tăng các yếu tố nguy cơ với bệnh tim mạch.

Việc giảm thiểu hấp thụ các chất béo bão hòa, tăng cường tiêu thụ nhiều chất xơ, hạn chế ăn mặn giúp kiểm soát huyết áp cao, ăn nhiều các thực phẩm giảu chất chống oxy hóa như dầu thực vật, hạnh nhân, hạt dẻ, cam, chanh,… Đồng thời, đa dạng hóa chế độ ăn uống với đầy đủ các nhóm thực phẩm khác nhau, giúp đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất và vi chất cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa hiệu quả đột quỵ.

Tập thể dục

Tập thể dục giúp tăng cường khả năng vận chuyển, sử dụng oxy trong cơ thể, cải thiện sự tuần hoàn máu, giảm huyết áp, giảm cân, giảm nguy cơ bị tắc nghẽn động mạch, hỗ trợ điều hòa nhu động ruột, có lợi cho các vi sinh vật có lợi trong đường ruột…

Sống lạc quan, giảm căng thẳng, stress

Stress, căng thẳng là tình trạng bất ổn về mặt cảm xúc, tinh thần liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau. Nếu tình trạng stress, căng thẳng kéo dài rất dễ gây những ảnh hưởng xấu cho tâm lý, thể chất, tinh thần, hệ vi sinh đường ruột, các cơ quan khác trong cơ thể. Hãy giữ tư duy lạc quan, tích cực giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các bệnh lý làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Không hút thuốc lá

Thuốc lá chứa rất nhiều chất độc hại, trong đó có nicotine và carbon monoxide, có thể gây tổn thương đến hệ tuần hoàn và tăng nguy cơ đột quỵ. Các hợp chất độc hại có trong khói thuốc lá có thể gây ra các phản ứng sinh hóa và làm tăng nồng độ các yếu tố gây viêm trong máu. Khói thuốc lá, các chất độc có trong khói thuốc lá đi vào đường tiêu hóa gây ra tình trạng rối loạn sinh lý của hệ vi sinh vật thông qua các cơ chế khác nhau như: hoạt động kháng khuẩn và điều hòa vi sinh vật đường ruột.

Hạn chế rượu bia

Phòng tránh đột quỵ, cân bằng hệ vi sinh đường ruột chúng ta cần hạn chế rượu bia, các đồ uống có cồn. Nếu uống quá nhiều bia rượu có thể làm tăng huyết áp, một yếu tố nguy cơ quan trọng gây ra đột quỵ. Uống quá nhiều rượu bia sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những vi sinh vật có hại phát triển từ đó phá vỡ sự cân bằng của vi khuẩn nên hệ vi sinh đường ruột. Trong đường ruột có hàng ngàn loại vi khuẩn, vi sinh vật, visus,… tạo nên hệ vi sinh vật đường ruột. Những vi sinh vật trong đường ruột đều có lợi, có mối quan hệ cộng sinh với cơ thể nhưng có một số có khả năng gây bệnh, gây rối loạn trong cơ thể. Khi uống một lượng lớn rượu hệ vi sinh vật đường ruột có thể thay đổi tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại gây bệnh, tiêu diệt những vi sinh vật có lợi. Để giảm thiểu tác hại tiêu cực của rượu với hệ vi sinh vật đường ruột điều quan trọng nhất chính là chúng ta cần chú ý chăm sóc sức khỏe đường ruột bằng cách: uống rượu bia ở mức vừa phải, tránh uống rượu bia mất kiểm soát, uống quá nhiều, nên ăn trước khi uống rượu giúp cồn không bị hấp thu nhanh chóng vào cơ thể, thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh

Ổn định huyết áp

Khi hệ vi sinh vật đường ruột trong cơ thể bị mất cân bằng, nhiều yếu tố gây viêm sẽ được sản xuất quá mức, dẫn đến tăng tính thấm của ruột và làm hỏng chức năng hàng rào ruột. Đồng thời, nồng độ vi khuẩn gây bệnh đường ruột và độc tố ruột lipopolysacarit (LPS)  tăng lên, cả hai chất này sẽ xâm nhập vào tuần hoàn máu, gây ra phản ứng viêm mạn tính và tổn thương chức năng nội mô mạch máu, từ đó thúc đẩy tăng huyết áp thông qua việc giảm các yếu tố giãn mạch và tăng cường các yếu tố co mạch.

Ngoài ra, huyết áp tăng còn làm tăng áp lực lên các mạch máu và có thể gây tổn thương đến hệ tuần hoàn, đặc biệt là động mạch gây tắc nghẽn mạch máu não gây đột quỵ. Vì vậy, việc ổn định huyết áp có tác dụng giảm nguy cơ đột quỵ hiệu quả.

Điều trị các bệnh liên quan

Cao huyết áp, béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch… là những bệnh lý góp phần làm tăng nguy cơ đột quỵ. Do đó, cách phòng ngừa đột quỵ chính là nên điều trị các bệnh lý liên quan.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ, tầm soát đột quỵ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ là và tầm soát đột quỵ giúp phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ cũng như bệnh lý liên quan đến đột quỵ. Từ đó có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng mức độ nghiêm trọng của đột quỵ

Vì sao hệ vi sinh đường ruột có liên quan đến đột quỵ?

Stress, căng thẳng ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột như thế nào?

Các yếu tố gây ảnh hưởng hệ vi sinh vật đường ruột ở người cao tuổi

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ

Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ

Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt

Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt

Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột

Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch

Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch

Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột

Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột