Cách xử lý cây kim tiền lá mỏng, cành yếu, chậm phát triển
Trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây kim tiền rất hay gặp phải tình trạng lá mỏng, vàng lá, cành yếu cây sinh trưởng chậm dễ bị sâu bệnh hại tấn công. Nguyên nhân nào gây tình trạng này, cách xử lý chuẩn xác khi cây vàng lá, lá mỏng, cành yếu.
Cây kim tiền hay còn được gọi cây phát tài mang ý nghĩa giàu sang, phú quý đem lại may mắn, tài lộc cho người trồng nên được nhiều người trồng trong phòng khách, công ty, bàn làm việc. Không những mang lại ý nghĩa phong thủy mà loài cây cảnh này còn giúp thanh lọc không khí, tạo điểm nhấn cho không gian ngôi nhà, giúp không gian sống thêm sống động.
Mặc dù cây kim tiền rất dễ trồng, không tốn nhiều công sức chăm sóc nhưng sau một thời gian cây sẽ xuất hiện tình trạng lá ngày càng mỏng, cành yếu, lá vàng,....
Nguyên nhân khiến cây kim tiền bị vàng lá, lá mỏng, cành yếu
Thiếu ánh sáng và nước
Do thiếu ánh sáng, nước trong thời gian dài khiến lá cây bị ảnh hưởng. Nếu thiếu nước quá nhiều, cây sẽ phải sử dụng hết lượng nước dự trữ có trong thân và lá, từ đó việc cung cấp nước cho những lá già bị hạn chế, khiến lá bị vàng và dễ rụng, lá mỏng hơn cành của cây trở nên yếu hơn.
Ánh sáng cũng là yếu tố gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây. Nếu cây sinh trưởng, phát triển trong môi trường thiếu ánh sáng mặt trời hay cây để trong bóng râm khiến cây bị vàng lá, rụng lá.
Thừa nước
Cây kim tiền là loài cây mọng nước, có khả năng chịu hạn tốt, không cần tưới nước quá nhiều. Nhưng nếu cây bị tưới quá nhiều nước hoặc sống trong môi trường ẩm ướt lâu sẽ khiến lá bị vàng, cành cây trở nên yếu hơn, gốc và rễ bị thối đen, lá bị nhũn hoặc chuyển sang màu đậm, lá rụng.
Do nấm hoặc vi khuẩn
Một số các loại nấm hoặc vi khuẩn gây bệnh cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng lá mỏng, vàng lá, cây chậm phát triển.
Do sâu bệnh, côn trùng
Bệnh nấm, bệnh lá, sâu đục thân cây, v.v. Nếu không được phòng chống kịp thời, lá cây có thể bị lá mỏng, vàng lá dần, cành cây trở nên yếu, héo dần.
Hướng dẫn cách xử lý khi cây kim tiền bị lá mỏng, cành yếu, chậm phát triển
Cây bị dư nước
Khi cây bị lá mỏng, cành yếu, lá chuyển sang vàng do bị dư thừa nước nên chuyển cây sang chậu đất trồng mới, sử dụng đất trồng tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt. Nên dùng kéo cắt tỉa các lá đã bị úng nước, hạn chế tưới nước cho cây đến khi nó trở về trạng thái bình thường
Cây kim tiền bị thiếu nước
Chỉ cần bổ sung thêm nước đầy đủ cho cây nhưng không được tưới cây ngập nước, tránh cây khó thích nghi dẫn đến bị úng nước. Chỉ nên tưới nước mỗi ngày 1 lần, hoặc cách 2-3 ngày tưới 1 lần, không nên mang cây phơi nắng liền hoặc tưới cây khi đang đặt ở ngoài trời.
Điều chỉnh ánh sáng
Cây kim tiền là loại cây ưa sáng nhưng sợ nắng gắt, chịu nóng tương đối. Vì thế nên trồng cây kim tiền ở nơi có ánh sáng tán xạ và thông gió tốt, tránh ánh nắng trực tiếp.
Cây kim tiền bị sâu bọ và côn trùng tấn công
Cây kim tiền thường bị nhện đỏ, rệp trắng, hoặc mạng nhện đeo bám ở phần bề mặt rìa và dưới lớp lá và thân cây nên dùng tay và trực tiếp gỡ mạng nhện hoặc bắt rệp và các sâu bọ xuống. Đồng thời xịt nước xà phòng hoặc lau lá bằng nước muối để loại bỏ các loại sinh vật gây hại.
Dùng bã đậu bổ sung dinh dưỡng cho cây
Bã đậu lên men là loại phân đạm và kali rất tốt. Axit phytic có trong bã đậu có thể giúp cây phát triển tươi tốt, lá xanh bóng mượt.
Cho bã đậu vào xô hoặc hộp nhựa kín, thêm một ít nước vào rồi đậy kín nắp lại, có thể cho thêm vài miếng vỏ cam, quýt, bưởi, chanh thái nhỏ hoặc mua men vi sinh về để ủ cùng bã đậu. Đặt xô bã đậu ở nơi có đủ ánh sáng và nhiệt độ cao. Khoảng 2 - 3 tháng sau, bã đậu đã lên men có thể sử dụng để tưới cho cây kim tiền giúp bổ sung dinh dưỡng cho cây phát triển. Hãy pha loãng bã đậu với nước theo tỷ lệ 1:10 ~ 20, tưới cho cây 1-2 lần/tháng giúp cây phát triển lá sẽ dày và xanh bóng hơn tránh tình trạng lá vàng.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Bật mí cách giúp cây hoa mai mở đúng dịp
Để giúp hoa mai nở đúng dịp lễ Tết hãy áp dụng các biện pháp dưới đây giúp hoa nở to đẹp. -
Kinh nghiệm chăm sóc hoa đào sau Tết
Để tiếp tục có những nụ hoa đào đẹp nở vào những năm sau chúng ta phải biết cách chăm sóc cây hoa đào đúng cách giúp cây có thể sinh trưởng tốt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa đào sau Tết. -
Kinh nghiệm giúp hoa đào nở nhiều hoa, nở đúng dịp
Khi trồng và chăm sóc cây hoa đào không phải lúc nào cây cũng cho hoa nở đúng dịp lễ Tết, cho ra được những bông hoa nở đẹp, ra nhiều bông. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số cách giúp hoa đào nở nhiều hoa, nở đúng dịp. -
Hướng dẫn cách trồng cây hoa đào tại nhà
Cây hoa đào là loại cây cảnh được trồng phổ biến ở nước ta, ngoài việc làm cảnh cây hoa đào còn giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng cây hoa đào tại nhà. -
Kinh nghiệm chăm sóc cây hoa nhài trong mùa đông chuẩn xác
Cây hoa nhài không chịu được nhiệt độ thấp trong mùa đông, nếu không biết cách chăm sóc có thể khiến cây chậm phát triển, ra ít hoa thậm chí cây dễ bị nhiễm sâu bệnh hại. -
Trồng hoa nhài vào mùa hè cần chú ý điều gì?
Vào mùa hè nắng nóng, nhiệt độ tăng cao gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây hoa nhài. Để giúp cây phát triển, ra nhiều hoa nhài trong mùa hè cần đảm bảo các yêu cầu sau. -
2 loại nước trong nhà bếp giúp cây hoa nhài nhanh lớn, nở nhiều hoa
Trong quá trình sinh trưởng của cây hoa nhài nếu nhận thấy cây chậm phát triển, ra ít hoa hãy bổ sung cho cây 2 loại nước đây chỉ sau thời gian ngắn cây phát triển xanh tốt, ra nhiều hoa. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây.