Cách trồng hoa tử đằng tại ban công, trước cổng nhà đẹp ngây ngất
Hoa tử đằng là loài hoa tượng trưng cho tình yêu bất diệt, biểu tượng cho sự may mắn và tài lộc. Nhờ sở hữu nhiều màu sắc khác nhau như trắng, hồng tím, tim nên loài hoa này được rất nhiều người trồng tại trước cổng nhà, ban công, sân vườn.
Hoa tử đằng thuộc dạng cây dây leo khỏe mạnh, phát triển nhanh, dễ trồng và chăm sóc. Do đó khi bạn trồng hoa từ đằng nên trồng tại nơi có nhiều ánh sáng như trước cổng nhà, ban công hay giếng trời.
Đất trồng hoa tử đằng
Hoa tử đằng có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng loại đất khiến chúng phát triển sinh trưởng tốt nhất khi chúng được trồng trên đất thịt, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Khi trồng trên ban công, bạn nên sử dụng chậu đất to, giàu dinh dưỡng và trộn thêm xơ dừa, trấu hun, phân hoai mục để cung cấp dinh dưỡng cho cây.
Nước tưới hoa tử đằng
Do hoa tử đằng không cần quá nhiều nước tưới, do đó khi tưới nước cho cây bạn chỉ cần tưới lượng nước vừa đủ. Quan sát dưới gốc cây nếu thấy mặt chậu hoặc mặt đất se khô thì mới tưới, khoảng 2-3 ngày/ lần. Tưới nhiều quá có thể làm cây bị úng, thối rễ, rụng lá và chết dần.
Ánh sáng
Khi trồng hoa tử đằng cần đảm bảo vị trí có đầy đủ ánh nắng mặt trời. Bởi ánh nắng mặt trời là điều cần thiết để cây ra nhiều hoa và phát triển tốt nhất.
Làm giàn leo cho hoa tử đằng
Tử đằng thuộc cây thân leo, cành tán als nhiều nên khi trồng hoa tử đằng tại các ban công, cổng nhà bạn nên làm giàn và chỗ leo bám để cho cây nhận đủ nắng, cây phát triển tốt hơn, giúp không gian ngôi nhà của bạn đẹp hơn. Bạn có thể sử dụng sắt hoặc cành tre dóc để làm giàn cho tử đằng leo.
Kỹ thuật trồng cây hoa tử đằng đúng
Ươm giống:
Thời gian ươm giống: Thời gian ươm giống thích hợp nhất chính là vào đầu tháng ba hay tháng tư, tùy thuộc vào khu vực trồng.
Bước 1: Trước khi gieo hạt ngâm ở nhiệt độ 50 – 60 độ C khoảng 4h và giữ ẩm trong 20h tiếp theo.
Bước 2: Sau khi đã ngâm ủ hạt giống, lấy chúng ra khỏi nước.
Bước 3: Chuẩn bị chậu gieo với lớp đất bằng phẳng, có độ mùn tốt chứa nhiều dinh dưỡng.
Bước 4: Rắc hạt giống, phủ lại một lớp đất mỏng để vào nơi có ánh nắng buổi sáng.
Bước 5: Hàng ngày dùng bình xịt, phun sương giữ ẩm cho đất. Hạt sẽ nảy mầm trong một vài ngày hoặc vài tuần.
Bước 6: Tiếp đến trồng cây vào đất có độ tơi xốp gồm tro trấu, mụn xơ dừa, đất mùn giàu dinh dưỡng và thoáng khí, để hạt ở nơi có nhiều ánh sáng.
Bạn có biết nếu trong tháng đầu tiên, nếu trồng cây ở đất cây có thể leo được 2 – 3m nếu đất giàu dinh dưỡng, thoáng khí và nhiều ánh nắng.
Trong quá trình chăm sóc và phát triển của cây hãy thêm phân bón hữu cơ để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây phát triển.
Vào hàng năm vào khoảng tháng 7-8 bạn có thể cắt tỉa cây để cây có thể ra lá mới và phát triển tốt hơn, cắt một lần nữa vào khoảng giữa tháng 2. Vào mùa xuân hoặc mùa thu cây cần được chăm sóc tốt.
Hàng ngày dùng bình xịt, phun sương giữ ẩm cho đất. Cây hoa Tử Đằng phát triển nhanh, thuần với khí hậu môi trường và sinh trưởng tốt.
Lưu ý: Nên phủ một lớp nilong quanh gốc cây để bảo về cây tránh mọc cỏ dại và giữ ẩm cho cây. Bón thêm NPK để hỗ trợ ra hoa.
Hướng dẫn cách cắt tỉa, tạo dáng cho cây tử đằng
Thời gian thích hợp để cắt tỉa tạo dáng cho cây tử đằng chính là khi bước vào mùa đông. Hãy tiến hành loại bỏ ít nhất một nửa tốc độ tăng trưởng của năm trước, chỉ để lại một vài nụ mỗi gốc.
Nếu bạn muốn có một sự xuất hiện hoa nhiều hơn, tỉa một lần nữa trong mùa hè sau khi ra hoa hàng năm. Để tạo nhiều hoa nở hãy cố gắng cắt giảm các chồi tràn lan mỗi hai tuần một lần trong suốt mùa hè.
Vào những năm tiếp theo, cắt thân chính hoặc thân lớn 90cm so với chiều dài của cành mùa trước.
Khi khuôn khổ này là kích thước chuẩn, rút ngắn tăng trưởng mở rộng hơn nữa vào giữa mùa hè đến lúc cho hoa là chúng ta đã bắt đầu chiêm ngưỡng một mùa hoa mới rực rỡ.
Với một cây lớn chính thức, cắt phía ngọn trở lại 15cm vào mùa hè, sau đó rút ngắn lại trong mùa đông tới 3 chồi. Những chồi mới cắt có thể mất một vài năm mới cho hoa.
Một số các bệnh như: chết mầm non, bệnh đốm lá, bệnh virus, bọ cánh cứng Nhật Bản, rệp, côn trùng, rệp sáp khiến ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cây người chăm sóc cần đặc biệt chú ý. Khi phát hiện cây nhiễm một số bệnh như trên cần sử dụng các loại thuốc đặc trị theo khuyến cáo để trị bệnh cho cây mắc phải.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
Cây hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo, được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh hay trồng làm cảnh trong nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa nhài phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại. -
Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà
Hoa quỳnh mang vẻ đẹp độc đáo cùng mùi hương dễ chịu nên được nhiều người trồng ở khu vực ban công, ngoài sân vườn nhưng tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà? -
Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa
Hoa quỳnh mang một vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết cùng mùi hương độc đáo hấp dẫn nhiều người yêu hoa. Nhưng để giúp cây nhanh ra hoa, hạn chế sâu bệnh hại cần biết cách cắt tỉa, chăm sóc đúng cách. -
Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh khi được sơ chế bảo quản đúng cách sẽ giúp đảm bảo dược tính, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. -
Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà
Hoa quỳnh sở hữu vẻ đẹp quý phái, có mùi hương thơm độc đáo, với cánh hoa mềm mạnh, mỏng nhẹ, nhụy vàng rất đẹp mắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh tại vườn nhà. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy
Các bộ phận của cây cơm cháy đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá, thân, cành để điều trị một số bệnh như: bệnh suy nhược đau cơ mỏi lưng, ngứa ngoài da, mề đay, bong gân, -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất
Cây cơm cháy hay cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo có tác dụng điều trị một số bệnh nên được trồng trong vườn nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây cơm cháy giúp cây phát triển tốt.