Cách sắm lễ vật và cúng ngày rằm tháng giêng

2/9/2017 8:36:53 AM
Theo truyền thống Phật giáo, ngày Rằm tháng Giêng hàng năm là ngày trọng đại mang ý nghĩa rất lớn. Chính vì vậy mà vào Rằm tháng Giêng, nhiều chùa lập đàn, tụng niệm và hồi hướng công đức đầu năm, mong cầu phát sinh an lành, hạnh phúc.

 

Theo truyền thống Phật giáo, ngày Rằm tháng Giêng hàng năm là ngày trọng đại mang ý nghĩa rất lớn. Chính vì vậy mà vào Rằm tháng Giêng, nhiều chùa lập đàn, tụng niệm và hồi hướng công đức đầu năm, mong cầu phát sinh an lành, hạnh phúc.Vào ngày này, người dân thường lên chùa cúng dâng sao giải hạn mong muốn giải trừ tai ách, cầu nguyện an lành...

Nguồn gốc ngày Rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới Âm lịch. Đây là một trong những ngày quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt.

Truyền thuyết kể rằng: Ngày xửa ngày xưa có một con thiên nga từ trên thiên đình bay xuống hạ giới đã bị một người thợ săn bắn chết. Để trả thù cho con thiên nga, Ngọc Hoàng đã sai một đội quân thiên đình đúng ngày 15 tháng 1 xuống hỏa thiêu toàn bộ con người và động vật dưới hạ giới.

Rất may cho loài người là có một số vị thần trên thiên đình không đồng ý với quyết định có phần hơi nặng tay của Ngọc Hoàng. Họ đã liều mình xuống hạ giới hiến kế cho chúng sinh để nhà nhà treo đèn lồng và bắn pháo hoa. Lúc này trên thiên đình nhìn xuống, tưởng rằng nhà cửa của họ đã bị phóng hỏa. Nhờ đó mà loài người mới thoát khỏi cảnh diệt vong.

Chính vì vậy mà vào ngày này người dân thường đi lễ chùa đồng thời làm lễ cúng Phật và cúng gia tiên tại gia để cầu mong những điều tốt lành cho bản thân và gia đình.

Lễ Phật cả năm không bằng cúng Rằm tháng Giêng

Người Việt Nam có câu "Lễ Phật cả năm không bằng cúng Rằm tháng Giêng". Điều này cho thấy tầm quan trọng của ngày Tết Nguyên tiêu trong đời sống tâm linh của người Việt. Vào ngày Rằm tháng Giêng, các gia đình thường rất cẩn thận trong việc sắm lễ cúng.

Ngày Rằm tháng Giêng, nhiều người thường đi chùa để cầu bình an.

Mặt khác, rằm tháng Giêng còn được coi là Tết muộn, bởi dư âm của những ngày Tết Nguyên Đán vẫn còn và nhiều gia đình vẫn tiếp tục ăn Tết, gói bánh chưng, chơi mai, đào nở muộn. Đây cũng là dịp để những người không may đau yếu vào đúng dịp Tết, sau Tết đã khoẻ mạnh trở lại hoặc nhiều gia đình tang ma có người chết vào dịp Tết Nguyên Đán, được ăn tết “bù”...

Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, cách đón ngày Rằm của người dân cũng ít nhiều thay đổi.Tùy theo tín ngưỡng và ngành nghề, có gia đình lễ bái chư Phật, có gia đình cúng thổ công, thần tài hoặc cúng âm hồn... Nhưng nhà nào cũng phải có lễ cúng gia tiên để bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ, cảm ơn trên đã phù hộ cho con cháu an lành, làm ăn khá giả.

Cách sắm lễ vật

Các gia đình thường sắm hai lễ cúng rằm, một là cúng Phật, hai là cúng gia tiên.Tuy nhiên, hiện nay do điều kiện cuộc sống, mỗi gia đình lại tùy biến linh động cúng vào ngày, giờ khác nhau, nhưng đều thể hiện tinh thần chung là tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, thần thánh.

Theo T.S Đinh Đức Tiến, cúng Phật là mâm lễ chay tinh khiết, bắt buộc phải có hương hoa oản quả. Nếu gia chủ là Phật tử thì có thể ngồi trước bàn thờ Phật tụng một thời kinh Phổ Môn, hoặc kinh Dược Sư để cầu bình an cho gia đạo. Nếu không tụng kinh được thì có thể dâng hương và tụng đọc bài lễ bái Tam Bảo.

Lễ vật trên mâm cúng thường là đồ chay.

Mâm lễ cúng gia tiên là mâm lễ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn tinh khiết của ngày Tết. Đặc biệt trong mâm lễ phải có bánh trôi (chè trôi nước). Ý nghĩa của việc ăn bánh trôi ngày Tết Nguyên tiêu là mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy.

Giờ “chuẩn” để cúng rằm tháng Giêng theo quan niệm dân gian, thích hợp và chính xác nhất là cúng vào giờ Ngọ. Tuy nhiên cần lưu ý: Ngày rằm tháng Giêng cần kiêng kỵ đổ vỡ, cho vay tiền, không sát sinh, không mặc đồ đen hoặc trắng, tránh đến những nơi âm khí nặng như mồ mả, bệnh viện...

Tổng hợp

Các tin khác