Cách đi tàu điện ngầm, tàu điện trên cao tại Malaysia

7/16/2015 12:36:05 AM
Malaysia sử dụng hệ thống giao thông công cộng chủ yếu là tàu điện ngầm, tàu điện trên cao và xe bus mà hiện tại ở Việt Nam chưa có tàu điện ngầm cũng như tàu điện trên cao nên nếu lần đầu bạn tới Malaysia du lịch thì có thể sẽ có đôi chút khó khăn trong việc tìm tuyến đường đi phù hợp cho mình. Đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn.  

 

 

 

Bản đồ chi tiết toàn bộ các tuyến tàu điện ở Kuala (KL).

 

Bảng chữ nhật bên trái của bản đồ là tên các tuyến tàu kèm theo màu tương ứng. Trong đó, các tuyến cần nhớ là:

 

Toàn bộ các tuyến tàu ở KL đều tập trung chụm lại nhà ga trung tâm mang tên KL Sentral – là hình chữ nhật ở giữa tấm bản đồ bạn đang xem. Các bạn có thể mua vé đi lẻ từng trạm (trạm nào cũng có quầy bán vé) hoặc có thể mua thẻ dành cho khách du lịch để đi thì đỡ mất công mua lẻ. Cụ thể về thông tin các tuyến đường như sau:

 

Tuyến Xanh ngọc KLIA Transit

 

Đây là tuyến chạy từ 2 sân bay KLIA và KLIA2 về nhà ga Kuala Lumpur Sentral ở thành phố. Nói nó là tàu “chậm” vì nó dừng đỗ 3 ga nhỏ ở dọc đường. Thực tế nó chạy rất êm và rất nhanh.

 

Ga quan trọng trên tuyến này: Putrayja – thủ đô hành chính của Malaysia. Nghĩa là bạn muốn đi thăm Putrayja thì phải đi tuyến tàu này nhé.

 

Tuyến Tím KLIA Express: Đây là tuyến tàu nhanh từ 2 sân bay Kuala Lumpur IA và Kuala Lumpur IA2 về nhà ga Kuala Lumpur Sentral ở thành phố. Nói nó là tàu “nhanh” vì chuyến này chạy một mạch, không dừng ga nào cả.

 

Tuyến Đỏ Kelana Jaya Line

 

Trên bản đồ, các bạn có thể thấy tuyến đường này có nửa trên và nửa dưới (lấy hình chữ nhật Kuala Lumpur Sentral làm điểm giữa). Nhưng các bạn chỉ cần để ý đến đường phía trên là được. Trong đó, 3 ga quan trọng nhất là KJ14, J13 và KJ10. Cụ thể như sau:

 

KJ14 mang tên Masjid Jamek: sát nhà thờ Hồi giáo và quảng trường phố cổ + cột cờ cao nhất thế giới, gần China Town

 

KJ13 mang tên Pasar Seni: gần khu China Town nhất, chợ trung tâm Central Market

 

KJ10 mang tên Kuala Lumpur CC: gần chân tháp đôi Petronas.

 

Các bạn lưu ý ga KJ10, KJ13 và KJ14 là quan trọng nhất, còn KJ15 chính là trùng vào trạm KL Sentral.

 

Tuyến Nâu KTM Komuter

 

Đường tàu này gần như không cần quan tâm lắm, trừ khi bạn muốn đi động Batu.

 

Tuyến màu Xanh biển KTM Komuter

 

Tuyến này có màu xanh nước biển, cũng tên là Komuter giống như tuyến nâu ở trên. Trong tuyến này, từ nhà ga KL Sentral đi xuống đúng 1 trạm là trạm Mid Valley là trung tâm mua sắm, shopping lớn nhất ở Kuala Lumpur.

 

Tuyến Xanh lá mạ Monorail Line

 

Đây là tuyến quan trọng nhất ai đến Kuala Lumpur cũng phải thuộc nó. Đầu tiên có điểm này phải nhớ: Tuyến Monorail Line nằm bên ngoài nhà ga KL Sentral. Tức là các tuyến tàu đã được nhắc tới bên trên thì đều nằm trong khuôn viên nhà ga, có bảng chỉ dẫn chi tiết. Nhưng riêng tuyến xanh lá mạ Monorail Line thì nằm cách nhà ga khoảng 200 mét, các bạn cần phải đi bộ đến đó

 

Đây là tuyến tàu điện chạy lơ lửng trên cao, chạy xuyên trung tâm thành phố với các trạm quan trọng cần phải nhớ là:

 

MR1 mang tên KL Sentral (cách nhà ga KL Sentral tầm 200 mét nhưng nó vẫn được đánh dấu tên là MR1 KL Sentral). Đây cũng chính là khu Ấn Độ của Kuala Lumpur nhé.

 

MR5 mang tên Imbi: Có trung tâm shoping Times Square

 

MR6 mang tên Bukit Bintang: Khu Bukit Bintang nổi tiếng của KL

 

MR8 mang tên Bukit Nanas: Gần tháp đôi Petronas

 

Nếu bạn thuê khách sạn ở khu Bukit Bintang thì phải đi tuyến tàu điện này, dùng nó di chuyển giữa Bukit Bintang, Imbi và tháp đôi. Còn nếu bạn thích ở sát nhà ga trung tâm KL Sentral thì nên thuê khách sạn ở khu Ấn Độ. Ở gần nhà ga này thì thuận tiện đi lại, vì mọi con tàu đều đổ dồn về đây.

 

Ví dụ: muốn đi vào Bukit Bintang thì mời đi tuyến xanh lá mạ đến ga Bukit Bintang; còn muốn đi phố Tàu thì bước bộ vào trong nhà ga KL Sentral để mua vé tuyến đỏ đi đúng 1 trạm là tới…

 

Skcs.vn (Theo duhocmalaysia)

Các tin khác