Cách chọn lũa thủy sinh, xử lý lũa thủy sinh đúng chuẩn

1/9/2021 4:28:00 PM
Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chọn mua lũa thủy sinh, cách xử lý lũa thủy sinh đúng chuẩn được nhiều người áp dụng thành công.

 

Lũa thủy sinh mang lại cho hồ thủy sinh trở nên phong cách hơn, đẹp hơn. Lũa thủy sinh có những loại nào, cách xử lý lũa thủy sinh khi mua về như thế nào để không ảnh hưởng đến môi trường bên trong hồ thủy sinh. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chọn mua lũa thủy sinh, cách xử lý lũa thủy sinh đúng chuẩn được nhiều người áp dụng thành công.

Lũa thủy sinh là gì?

Lũa là phần lõi ở gốc của các cây sau khi cây chết trong quá trình bào mòn qua năm tháng phần gốc cây chỉ còn lại lớp gỗ thịt chắc chắn với nhiều kích thước hình dáng khác nhau. Do đó, lũa thường rất cứng, không chịu ảnh hưởng của mối mọt nên được nhiều người sử dụng trang trí tạo hậu cảnh cho các hồ thủy sinh.

Bên cạnh đó, đây là loại gỗ thịt lâu năm, cần có quá trình dài để hình thành nên chúng có giá trị rất cao được nhiều người tìm mua để trang trí không gian sống, tạo phong cách cho hồ thủy sinh.

Những loại lũa thủy sinh phổ biến hiện nay

Hiện nay, do việc tìm mua các dòng lũa là gỗ thịt rất khó và giá tiền thường cao nên lũa thủy thông thường sẽ bao gồm những dòng cây khô như Hải Sơn Tùng, Linh Sam, lũa xương rồng Cholla Cactus,…

Lũa xương rồng Cholla Cactus

Lũa xương rồng Cholla Cactus là một trong những loại lũa được dân chơi tép cảnh và thủy sinh săn lùng bởi vẻ đẹp hoang sơ của nó. Lũa  xương rồng Cholla Cactus được bao phủ những lỗ lớn, những lỗ lớn nhỏ này là nơi trú ngụ yêu thích của các loài tép cảnh, rêu... Nếu nhìn bên ngoài nhiều người lầm tưởng lũa xương rồng Cholla Cactus rất dễ gãy nhưng thực chất chúng rất cứng cáp.

Lũa Linh Sam

Lũa Linh Sam sau khi đã xử lý có độ bền cao, chìm dưới nước, không gây hại cho các sinh vật trong hồ thủy sinh, không ra màu, hình thù uốn éo không cố định nên loại lũa này được giới chơi thủy sinh ưa chuộng.

Lũa trà rừng

Lũa trà rừng cũng là một trong những loại lũa được giới thủy sinh chọn lựa. Bởi chúng có nhiều nhánh, dễ nối ghép với nhau tạo nên bố cục ấn tượng.

Lũa đỗ quyên

Lũa đỗ quyên thường nguyên khối hình dáng rễ cây rất được giới chơi thủy sinh ưa chuộng, dễ dàng tạo phối kiểu hơn gỗ Linh Sam.

Lũa xương chùm

Lũa xương chùm được sử dụng cho việc ghép tán cây cây với hình dáng rất đẹp, dễ sử dụng cho việc ghép lũa thủy sinh, buộc rêu, dương xỉ lên.

Hướng dẫn cách chọn lũa thủy sinh chuẩn

Hồ thủy sinh có một bố cục đẹp, phong cách, ấn tượng việc chọn lũa thủy sinh rất quan trọng. Khi chọn lựa lũa thủy sinh cho hồ thủy sinh của mình bạn cần quan tấm đến các yếu tố sau đây:

Hình dáng lũa thủy sinh:

Khi chọn lựa hình dáng lũa thủy sinh bạn hãy chọn lựa sao cho hình dáng lũa đẹp hoặc chọn hình dáng theo phong cách, chủ đề của hồ thủy sinh.

Chất lượng lũa thủy sinh:

Khi chọn lũa phải chọn lũa ít mùn, không bị phai màu trong nước, thịt gỗ đanh và nặng.

Hướng dẫn cách xử lý lũa thủy sinh

Xử lý lũa thủy sinh kích thước nhỏ

Việc xử lý lũa thủy sinh sao cho sạch, an toàn cho các sinh vật trong hồ, không gây hại cho hồ thủy sinh là điều mà nhiều người chơi thủy sinh quan tâm. Do đó, lũa mới mua về chúng ta cần xử lý lũa trước khi đặt vào trong hồ thủy sinh.

Ngâm nước:

Việc ngâm nước giúp loại bỏ những chất còn lại trong lũa như nhựa, chất độc, màu của lũa, kí sinh trùng, mầm bệnh,…Thời gian ngâm lũa tốt nhất từ 1-6 tháng. Nếu không ngâm lũa sẽ khiến nước hồ thủy sinh có màu vàng, nhiều chất độc hại, thiếu thẩm mỹ cho hồ và gây nguy hiểm cho các cây thủy sinh và cá cảnh, tép cảnh,…

Luộc lũa

Để đẩy nhanh quá trình xử lý lũa  rút ngắn được từ 50% đến 70% thời gian xử lý thông thường bạn có thể luộc lũa

Cách thức xử lý này chỉ phù hợp với những loại lũa có kích thước nhỏ, rời không phù hợp với lũa thủy sinh có kích thước lớn, nguyên khối. Cách luộc cũng khá đơn giản bạn chỉ cần đun sôi mảnh gỗ lũa trong mười lăm phút, rửa sạch và lặp lại lần thứ hai để đảm bảo rằng nó đã được làm sạch và khử trùng. Lũa sau khi được luộc đem để nguội và đặt trong hồ cá thủy sinh.

Xử lý lũa thủy sinh có kích thước lớn

Những loại lũa thủy sinh kích thước lớn, nguyên khối việc xử lý lũa bằng cách luộc không khả thi do đó người chơi sử dụng dung dịch hóa học hoặc nướng lũa.

Dùng dung dịch hóa học

Để làm sạch lũa bạn sử dụng oxy già hoặc các dung dịch như cồn công nghiệp để đẩy nhanh quá trình xử lý lũa thủy sinh. Cách thực hiện như sau:

Hòa tan dung dịch oxy già, cồn công nghiệp với nước. Việc hòa  tan các dung dịch nầy với nước có tác dụng đẩy nhanh quá trình bài tiết nhựa và các chất độc hại ở trong lũa, thời gian xử lý lũa rút ngắn.

Nướng lũa

Nướng hay hơ lũa trên ngọn lửa cũng là một cách để xử lý lũa thủy sinh được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên phương án này thường làm lũa bị ám màu hoặc nếu xử lý không quen, thiếu kinh nghiệm có thể làm hỏng lũa.

Bật mí cách làm lũa chìm

Một số người chơi thủy sinh cho biết lũa của họ sau khi cho lũa vào bên trong hồ thủy sinh lũa vẫn bị nổi lên. Để khắc phục tình trạng này bạn có thể làm theo cách sau.

Cách 1: Buộc đá vào phần dưới của gỗ lũa hoặc sử dụng đá để chèn lên lũa không cho chúng nổi lên khỏi nền

Cách 2: Đục phần dưới của gỗ lũa và nhét những vật có tỷ trọng lớn vào bên trong thân gỗ lũa và dùng keo silicon bịt lại.

Cách 3: Dùng ốc vít gắn các vật nặng vào gỗ lũa và dùng các loại cây thủy sinh như rêu, ráy, dương xỉ che đi.

Cách 4: Sử dụng các mút kính dán vào đáy hoặc cạnh bể và sử dụng dây buộc để cố định gỗ lũa không cho chúng bị nổi lên.

Cách xử lý lũa lũa xuất hiện nấm mốc trắng

Khi lũa xuất hiện nấm mốc trắng xung quanh thân bạn bỏ lũa ra khỏi bể và dùng bàn chải để đánh sạch và rửa sạch với nước hoặc có thể tự nhiên, sau một thời gian nhất định, nấm mốc này cũng sẽ biến mất.

Trên đây là một số thông tin hữu ích hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích nhiều cho người chơi trong quá trình chăm sóc hồ các thủy sinh.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác