Cách chăm sóc chanh trong chậu lá xanh tốt, cho trái to căng mọng

4/12/2019 2:44:00 PM
Chanh cung cấp một lượng vitamin C,kali, canxi, giàu khoáng chất và nguyên tố vi lượng như đồng, sắt, magie. Ngoài ra trong lĩnh vực làm đẹp chanh được sử dụng như một phương pháp làm đẹp tự nhiên để giải độc, làm đẹp, bài thuốc, chất chống oxy hóa,....

 

Chanh là nguyên liệu không thể thiếu trong gian bếp của các bà nội trợ. Chanh cung cấp một lượng vitamin C,kali, canxi, giàu khoáng chất và nguyên tố vi lượng như đồng, sắt, magie. Ngoài ra trong lĩnh vực làm đẹp chanh được sử dụng như một phương pháp làm đẹp tự nhiên để giải độc, làm đẹp, bài thuốc, chất chống oxy hóa,....

Tác dụng tuyệt vời của cây chanh trong phòng và chữa bệnh

Trong đông y, không chỉ quả chanh không chỉ quả chanh mà các bộ phận khác của cây chanh đều có thể trở thành vị thuốc tốt. Từ ngày xưa các danh y đã sử dụng của các bộ phận trên cây tranh để điều trị một số bệnh như:

Rễ chanh

Nhiều người lầm tưởng rễ chanh không có tác dụng gì trong việc chữa bệnh nhưng rễ chanh vị đắng, tính ôn, có tác dụng chỉ khái, bình suyễn, hành khí, chỉ thống, thông kinh hoạt lạc.

Một số bài thuốc sử dụng rễ chanh:

Rễ chanh 10g dùng dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với rễ dâu tằm (tang bạch bì) 10g, lá trắc bá 8g, sắc với 200ml, còn 50ml, uống trong ngày.

Rễ chanh 12g, lá chua me đất hoa vàng 10g, lá hẹ 8g, lá xương sông 8g, hạt mướp đắng 5g, phèn phi 2g. Sắc uống (có thể thêm đường cho dễ uống).

Ngày xưa ông bà ta thường sử dụng một nắm rễ chanh nấu với ba lát gừng đun nước uống có tác dụng tẩy các chất độc trong người. Rễ chanh gừng còn có tác dụng chữa ngộ độc thực phẩm (sau khi ăn thực phẩm bị đau bụng, tiêu chảy).

Lá và ngọn chanh

Thông thường lá chanh thường chỉ được sử dụng trong việc kết hợp nấu nướng các nguyên liệu như thịt gà, tôm, ốc,.... Nhưng theo các danh y cho biết trong lá chanh có chứa tinh dầu, mùi thơm dễ chịu, vị ngọt, tính ôn có tác dụng tán phong giải nhiệt, hoạt huyết, thông kinh lạc, tiêu đờm, tiêu thực, giảm ho, sơ tiết can khí.

Khi bị mắc cảm cúm, nhức đầu:  Dùng lá chanh, lá bưởi, lá tre, cúc tần, hương nhu, mỗi thứ 50g; bạc hà 20g, sả 2 củ, tỏi 3 nhánh. Tất cả dùng tươi cho vào nồi nấu sôi rồi đem xông cho ra mồ hôi.

Chữa bí đái, đầy chướng bụng ở trẻ em: Lá và búp non chanh giã nát đắp lên rốn trẻ

Vỏ quả chanh

Vỏ chanh chứa các enzym thiết yếu, vitamin, và khoáng chất như vitamin C, vitamin P, canxi, kali, chất xơ, limonene, axit citric, flavonoid polyphenol và salvestrol Q40…Nên sử dụng lá chanh có tác dụng ngăn ngừa và chữa những vấn đề về tim, mụn trứng cá, bệnh còi cọc

Các nhà khoa học khuyến cáo không nên lạm dụng vỏ chanh quá mức, mỗi ngày nên dùng 10-20 g. Cần ngâm rửa sạch trước khi thái và sấy khô vỏ chanh.

Nước quả chanh

Trong nước chanh chứa các axit xitric, axit malic, sacaroza, protid, vitamin C, vitamin B1… Nước chanh có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, chống viêm, cầm máu, chữa cảm sốt, bệnh Scorbut (bệnh thiếu vitamin C), thải độc, làm đẹp.

Các bài thuốc từ nước quả chanh:

Chống nắng, chống nóng, giải khát: Chanh vắt lấy nước, thêm nước sôi để nguội, có thể thêm đường hay muối vừa đủ. Trường hợp sốt nóng, viêm họng, viêm thanh phế quản, đờm đặc, ho khan, khản giọng: Chanh bóc vỏ, bỏ hột, ướp muối khoảng 12 tiếng, ăn hay ngậm tùy ý.

Dùng ngoài, nước chanh (1/2 thìa cà phê) hòa với bột long não 1g và rễ bạch hoa xà thiệt thảo nghiền nhỏ 10g, dùng bôi chữa hắc lào, lở chốc.

Hạt chanh

Hạt chanh tưởng chửng không có công dụng gì trong phòng và điều trị bệnh nhưng theo các danh y cho biết hạt chanh được dùng chữa táo bón và ho lâu ngày không khỏi.

Chữa táo bón: Lấy hạt chanh vừa tách khỏi múi quả 10 – 20g ngâm ngay vào một chén nước nóng trong vài giờ, chất nhầy bao quanh hạt sẽ nở và lan ra cho một dung dịch đặc sánh, thêm đường uống.

Chữa ho lâu ngày: Hạt chanh 10g, hạt quất 10g, lá thạch xương bồ 10g, mật gà đen 1 cái, dùng tươi, giã nhỏ, thêm đường, hấp cơm, uống làm 2-3 lần trong ngày.

Quy trình chăm sóc chanh trong chậu cho trái căng mọng, lá xanh tốt quanh năm

Chậu trồng:

Chanh là loại cây rất dễ trồng không tốn quá nhiều công chắm sóc. Chanh phát triển tốt trong chậu nên phù hợp với các không gian sân thượng, ban công, tòa nhà cao tầng. Khi lựa chọn chậu trồng chanh lên nhớ kỹ chanh là loại cây không ưa giữ nước nên chọn chậu trồng làm bằng đất nung bởi không như chậu nhựa, chúng có độ xốp và có khả năng thoát hơi nước. 

Trong thời gian sinh trưởng của chanh nên thay chậu tròng khoảng 2 năm một lần nên thực hiện vào mùa đông. Kích thước của chậu trồng tùy thuộc vào kích của cây nên  chọn chậu có kích thước lớn hơn chậu cũ 1 số.

Đất trồng:

Nên trồng chanh trong đất có độ pH khoảng 5.5 đến 7 là thích hợp nhất cho sự phát triển của cây. Có thể trộn lẫn phân bón vi sinh, đất mùn, phân hoai mục, trấu, đất phù sa, đất pha cát để cây có đủ dinh dưỡng. Nếu có điều kiện có thể mua đất trồng tại các cửa hàng cây trồng hoặc tại các vườn ươm cây giống đã được đóng gói vào từng bao, trộn tỷ lệ phân, chất dinh dưỡng thích hợp.

Ánh nắng:

Chanh là loại cây ưa nắng cũng giống như cam, quýt, bưởi. Nên đảm bảo cây chanh được tắm nước từ 7-8 giờ/ngày. Nên đặt chậu chanh tại ban công, tầng thượng, vị trí trong nhà có nhiều ánh nắng nhất.

Vị trí đặt chậu chanh tốt nhất là có hai mặt tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ở phía Đông và Nam, hoặc phía Tây và Nam. 

Nước tưới:

Để xem lượng nước đã tưới đủ cho chanh hay chưa bằng cách kiểm tra đất trồng. Nếu thấy khoảng 5 cm lớp đất phía trên đã khô thì hãy tưới nước. Trong những ngày nóng và gió, cây cần được tưới nước thường xuyên hơn. Tuy nhiên, nên trồng ở nơi ít gió vì chanh không ưa gió mạnh. Tuy nhiên, những ngày mưa, thời tiết ẩm ướt không tưới nước quá nhiều sẽ khiến chanh bị vàng lá, quả bị rụng thậm chí là chết cây. Hàng ngày, tận dụng nước vo gao tưới cho chanh cũng rất tốt cho sự phát triển của chanh mà không tốn quá nhiều chi phí cho phân bón.

Bón phân

Nhớ bón phân cho cây khoảng 1 tháng một lần vào mùa phát triển, khoảng tháng 2, 3 và tháng 8,10. Một cây chanh trồng trong chậu cần một lượng phân bón 18-18-18 cân bằng. Khi chanh bắt đầu ra hoa thì bón thêm phân kali đỏ dạng bột cho chanh nhanh đậu quả.

Tỉa cành, ngắt ngọn

Khi cây phát triển xum xuê nên tiến hành cắt tỉa loại bỏ những nhánh, lá thừa, những cành bị bị sâu bệnh, đã chết vì chanh. Bên cạnh đó tìm những cành thừa mọc tại thân cây nên cắt bỏ đây chính là những cành hút các dưỡng chất của chanh.

Phòng trừ sâu bệnh:

Sâu vẽ bùa: Chanh bị sâu gây hại, lá nhỏ, dị dạng ảnh hưởng đến sự phát triển của chồi non. Hoa và trái có thể bị rụng khi cây bị gây hại nặng đến sản lượng. Khi sâu vẽ bùa phát triển quá nhiều trên chanh dùng các loại thuốc nội hấp để phun hay các hỗn hợp sử dụng thuốc BVTV hợp lý để bảo vệ nguồn thiên địch của sâu vẽ bùa trong tự nhiên, khi mật độ gây hại cao, sử dụng luân phiên một số thuốc gốc như: (Chlorantraniliprole + Abamectin), Imidacloprid (Confidor 100SL;  …), 

Rầy mềm, rệp cam:  Rầy mềm, rệp cam bám ở mặt dưới lá, cành và đọt non để chích hút làm cho chồi, lá biến dạng, cong queo, còi cọc, không phát triển được giảm sức tăng trưởng của cây. 

Tiến hành cắt tỉa cành cành vượt, cành có nhiều rầy, tạo thông thoáng. nếu thấy rầy có mật số cao thì có thể sử dụng thuốc hóa học để phun xịt. Các hoạt chất có thể sử dụng như Pymetrozin, Dầu khoáng D-C-Tron Plus 98,8 EC; Vibamec 1.8EC hoặc 3.6EC; Virofos 20EC; Bascide 50EC; Trebon 10 EC; Supracide 40 EC.

Rầy chổng cánh: Rầy chổng cánh sẽ chích hút dinh dưỡng lá, đọt non làm phiến lá nhỏ và xoăn, đọt non lụi dần, sần sùi. Chất thải của rầy thu hút nấm bồ hóng ảnh hưởng đến quang hợp.

Tiến hành cắt tỉa cành cành vượt, cành có nhiều rầy, tạo thông thoáng cho cây.  Phun dầu khoáng khi thấy đọt non ra dài từ 5mm – 10mm, khoảng 2% số cây trên vườn ra đọt non, mỗi đợt phun 2 lần, loại dầu khoáng có thể sử dụng là SK Espray 99EC theo liều lượng khuyến cáo. 

Sâu đục vỏ, trái: Ẩu trùng đục vào trong phần vỏ của trái, ăn phá phần vỏ trái. Sâu xâm nhiễm gây hại từ khi quả còn rất nhỏ, vết đục tạo nên những u sần trên quả, nếu bị nặng quả sẽ rụng. 

Tiến hành tỉa cành tạo tán sau khi thu hoạch kết hợp bón phân vun đất để diệt nhộng. Phát hiện sớm thời gian bướm bắt đầu đẻ trứng hoặc khi sâu mới gây hại trên quả vừa hình thành.Phun các hoạt chất Emamectin, Lufenuron hay hỗn hợp (Chlorantraniliprole + Abamectin)… trừ sâu non ở giai đoạn trước nở hoa và giai đoạn quả non.

Suckhoecuocsong.vn/Theo Camnangcaytrong

Các tin khác