Các trường đại học phía Nam sẽ thành lập nhóm tuyển sinh chung
Các trường đại học phía Nam cũng đang xúc tiến thành lập nhóm trường tuyển sinh chung. Tổng số thí sinh dự thi trung học phổ thông quốc gia năm nay giảm 10% trên bình diện toàn quốc, có tỉnh giảm đến 20%.
Đó là những thông tin mới nhất và quan trọng liên quan đến kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và xét tuyển đại học năm nay vừa được Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga chia sẻ với báo chí.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga (Ảnh: CTV/Vietnam+)
- Thưa Thứ trưởng, hiện công tác chuẩn bị cho kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và xét tuyển đại học, cao đẳng đã được triển khai đến đâu?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Hiện nay thí sinh đang quá trình đăng ký dự thi, trên cơ sở đó các cơ sở tập hợp dữ liệu. Thời gian đăng ký đến hết ngày 30/4. Sau thời điểm này, Bộ sẽ tổng hợp, phân tích, kiểm tra các số liệu, xếp số báo danh.
Nói chung, việc tổ chức và hệ thống văn bản cơ bản đã hoàn thành và đang được thực hiện theo từng bước một.
- Có nhiều ý kiến lo ngại về việc các trường sẽ mở thêm các tổ hợp môn xét tuyển không liên quan đến khối ngành đào tạo. Bộ sẽ quản lý như thế nào, thưa ông?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Hiện Bộ cũng yêu cầu tất cả các trường phải dành ít nhất 50% chỉ tiêu quy định cho các khối truyền thống. Ngoài ra, trường có thể đặt các khối mới phù hợp với yêu cầu đào tạo của từng ngành nghề.
Ví dụ một số ngành có thể thêm môn ngoại ngữ để phù hợp với yêu cầu lao động trong điều kiện hội nhập quốc tế, sinh viên cần biết ngoại ngữ để dễ tìm kiếm việc làm. Tất nhiên, các trường phải có trách nhiệm giải trình về vấn đề này.
- Tuyển sinh theo nhóm trường là một điểm rất mới của năm nay. Đến thời điểm này đã có những nhóm trường nào, thưa ông?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Hiện đã có nhóm của Đại học Bách khoa Hà Nội và nhóm trường Đại học Đà Nẵng đã chính thức công bố tuyển sinh theo nhóm.
Nhóm của Đại học Bách khoa Hà Nội có thêm trường Đại học Thăng Long, nâng tổng số trường lên 11trường.
Thí sinh xem thông tin xét tuyển tại Đại học Công nghiệp Hà Nội. (Ảnh: Lê Minh Sơn/Vietnam+)
Bộ khuyến khích nhóm càng mở rộng nhiều trường càng tốt và hoan nghênh các trường tham gia nhóm, không phân biệt trường ở tốp trên hay không.
Việc các trường tuyển sinh theo nhóm rất có lợi cho thí sinh. Nếu trong nhóm có nhiều trường ở nhiều mức khác nhau như nhóm của Đại học Bách khoa càng thuận tiện cho thí sinh trong việc chọn ngành, chọn trường.
Ví dụ, cùng ngành công nghệ thông tin, thí sinh có thể đăng ký ở trường điểm cao trong nhóm, nếu không đủ điểm trường điểm cao thì có thể xuống trường thấp hơn.
Thứ hai là nhóm trường Đại học Đà Nẵng, Bộ đã có công văn đồng ý tuyển sinh theo nhóm gồm các trường thành viên. Thí sinh chỉ đăng ký một hồ sơ vào Đại học Đà Nẵng nhưng sẽ được đăng ký xét tuyển vào tất cả các trường của đại học này.
Bộ cũng đang khuyến khích các trường đại học phía Nam, khu vực Thành phố Hồ Chí Minh thành lập nhóm. Bộ đã liên hệ với Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đứng ra thành lập nhóm. Các trường trong đó cũng đang tiến hành. Sắp tới, nếu các trường thành lập nhóm thì họ sẽ báo cáo lại Bộ.
Việc thành lập các nhóm của các trường trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện, Bộ không ép tham gia nhóm hay không. Tuy nhiên, vì lợi ích của trường và của thí sinh, để làm giảm nhẹ công tác tuyển sinh, thuận lợi cho nhà trường và xã hội thì các trường nên phối hợp với nhau.
Sau này, các trường tự tuyển sinh theo nhóm thì rất thuận tiện và Bộ không can thiệp sâu vào việc tuyển sinh của các trường.
- Đến thời điểm này các trường vẫn chưa chốt xong việc có tuyển sinh theo nhóm hay không thì có muộn không, thưa ông?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Đến tháng Tám, sau khi có kết quả thi trung học phổ thông quốc gia, thí sinh mới bắt đầu đăng ký xét tuyển vào các trường đại học. Khi đó, các nhóm mới bắt đầu hoạt động.
Vì thế, từ nay đến trước tháng Bảy, các trường vẫn có thể xem xét việc thành lập nhóm vì điều này không ảnh hưởng gì đến việc học tập, ôn luyện của thí sinh.
- Việc tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm nay cũng thay đổi so với năm ngoái khi thí sinh được thi ngay tại tỉnh nhà. Điều này có khăn gì cho các địa phương trong khâu tổ chức không, nhất là với những tỉnh vùng khó?
Việc tổ chức thi tại tỉnh sẽ giúp thí sinh không phải đi xa. Quy mô cụm thi cũng giảm vì năm ngoái hai tỉnh chung một cụm, năm nay mỗi cụm chỉ có một tỉnh.
Mặt khác, số lượng thí sinh năm nay giảm trên bình diện cả nước, mỗi tỉnh giảm khoảng 10%, thậm chí có tỉnh giảm đến 20%.
Hiện đã có 4 tỉnh đăng ký chỉ tổ chức một cụm thi cho cả hai đối tượng thí sinh do các trường đại học chủ trì, không có cụm do các sở chủ trì. Điều này sẽ giúp công tác tổ chức gọn nhẹ hơn.
Các cụm thi cũng sẽ bố trí thí sinh cho phù hợp, có thể dồn thí sinh ở các điểm thi khác nhau để không có hiện tượng quá ít thí sinh tại một điểm thi, gây lãng phí.
Năm nay Bộ cũng quyết định không ra đề thi minh họa vì đề thi sẽ không có gì khác so với năm ngoái. Thí sinh có thể tham khảo đề năm ngoái sẽ biết được phương thức ra đề của năm nay.
- Xin cảm ơn Thứ trưởng./.
Suckhoecuocsong.com.vn ( Theo Vietnam+)
Các tin khác
-
Bộ GD&ĐT sửa đổi mốc thời gian quan trọng năm học 2019-2020, học sinh cần nắm rõ
Ảnh hưởng dịch Covid-19 nhiều trường trên cả nước đã cho học sinh nghỉ học nhằm tránh dịch bệnh lây lan. Do vậy kéo theo nhiều mốc thời gian quan trọng của năm học đã được Bộ GD&ĐT sửa đổi cho phù hợp với tình hình hiện nay. -
Lịch học học cả nước tiếp tục điều chỉnh do dịch Covid-19
Do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tính đến ngày 18/3/2020 trên cả nước ghi nhận có 68 ca nghiễm virus SARS-CoV-2. -
Dịch Covid-19, Bộ GD&ĐT tiếp tục điều chỉnh khung thời gian kết thúc năm học 2019-2020
Do ảnh hưởng bởi sự lây lan của dịch Covid-19 học sinh các khối lớp vẫn phải nghỉ học để bảo đảm an toàn. Ngày 13/3 Bộ GD&ĐT gửi công văn hỏa tốc tới chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc điều cỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020. -
Dịch Covid-19, 150 trường tư thục kêu cứu vì cạn kiệt tài chính, có nguy cơ phá sản
150 cơ sở giáo dục ngoài công lập (bao gồm các trường học từ mầm non đến phổ thông, đại học, các trung tâm ngoại ngữ…) đã có kiến nghị khẩn gửi tới Thủ tướng, các bộ, ban ngành về vấn đề hỗ trợ vượt qua khó khăn của dịch bệnh Covid-19, nếu không sẽ họ sẽ bị phá sản vì không cân đối được thu chi. -
Học sinh lưu ý những mốc thời gian kế hoạch năm học 2019-2020 đã điều chỉnh
Nhằm ngăn ngừa dịch Covid-19 lây lan trong cộng đồng, nhiều trường trên cả nước đã tiến hành phun khử trùng và cho học sinh nghỉ học kéo theo đó là kế hoạch năm học 2019-2020 cũng sẽ thay đổi so với mọi năm. -
Phòng học chiếu sáng đạt chuẩn phải đáp ứng tiêu chuẩn nào?
Cận thị học đường đang trở thành một vấn nạn đối với lứa học sinh, tỷ lệ cận thị học đường đang ngày một tăng cao làm ảnh hưởng đến học tập, vui chơi của con trẻ. -
Bài văn tả bố được cô giáo chấm 9,5 điểm gây sốt mạng xã hội
Một bài văn tả bố của học sinh lớp 7 khiến cho ai đọc cũng nghẹn ngào. Theo nội dung đăng tải, bài văn được cô giáo cho 9,5 điểm kèm với lời phê " bài viết biểu lộ những cảm xúc rất chân thành, em nên để bố đọc bài viết này như một lời cảm ơn cũng như bộc bạch những cảm xúc chân thành với bố". -
Bộ giáo dục quyết định giảm 33% tổng chỉ tiêu đào tạo sư phạm trên cả nước
Mới đây nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên Bộ giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định giảm 33% tổng chỉ tiêu đào tào sư phạm trên cả nước. -
Phương pháp mới: Dùng người máy giúp học sinh ôn thi đại học
Thay vì phải đi tìm các địa điểm, lò luyện thi hoặc gia sư, người dân quốc gia đông nhất thế giới đã tìm ra giải pháp dùng người máy giúp học sinh ôn thi đại học. Kết quả hơn cả mong đợi. -
Top 10 ĐH đào tạo ngành khoa học máy tính tốt nhất thế giới
Theo Times Higher Education, bảng xếp hạng các trường đào tạo ngành Khoa học Máy tính tốt nhất thế giới năm 2018 dựa trên những phân tích về số bài báo được trích dẫn, thu nhập (từ chuyển giao kiến thức), triển vọng quốc tế, nghiên cứu, chất lượng giảng dạy (môi trường học tập).