Các cơ sở chăn nuôi cần làm gì khi TPP vào Việt Nam
TPP vào Việt Nam đang là chủ đề nóng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đứng trên góc độ vĩ mô, các chuyên gia ngành chăn nuôi Việt Nam lo ngại có thể bị thua trên sân nhà bởi lối làm ăn chắp vá, manh mún, chộp giật của một số cơ sở chăn nuôi....Đặc biệt, niềm tin của người tiêu dùng đang bị mai một bởi các loại thịt lợn, gà, trâu, bò...tồndư các loại thuốc tăng trọng, tạo nạc, kích thích tăng trưởng gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy bài toán đặt ra đối với nghành chăn nuôi quả thật không đơn giản...
Thịt động vật của 11 nước sẽ tràn vào Việt Nam
Một người chăn nuôi heo ở Đồng Nai tâm sự “Thật khó có câu trả lời cho tương lai người chăn nuôi. Người dân Việt Nam đã quen với thịt nhập khẩu từ nhiều năm nay. Nào là thịt gà Mỹ, thịt bò Úc, thịt trâu Ấn Độ. Gần đây, thị trường lại “bỗng dưng” xuất hiện tràn lan thịt heo EU được bán với giá rẻ nên tới đây loại thịt này sẽ tràn ngập thị trường Việt Nam”.
Thịt động vật của 11 quốc gia sẽ ồ ạt tràn vào thị trường Việt Nam
Đặc biệt, khi Việt Nam đã chính thức vào TPP, thuế nhập khẩu sẽ không còn, vì thế, thị trường thịt động vật có thể “chạy” tự do từ nước này sang nước khác. Tuy nhiên, có thể khẳng định chắc chắn, sản phẩm thịt của nông dân Việt Nam khó có thể “chạy” sang 11 nước vì không đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng quốc tế. Ngược lại, thịt của 11 nước vào Việt Nam sẽ không gặp bất cứ khó khăn gì.
Ngoại lệ, đối với một số công ty đang sử dụng nguyên liệu thịt heo của Mỹ và Canada chế biến sản phẩm xúc xích, lạp xưởng… thì lại rất vui vẻ bởi họ cho rằng giá thịt heo ngoại rẻ hơn một vài ngàn không phải là yếu tố quan trọng. Vấn đề chính là thịt heo ngoại chất lượng hơn hẳn thịt trong nước. Vì vậy, các đơn vị chăn nuôi cần phải thay đổi tư duy và cách làm khoa học để lấy lại lòng tin của người tiêu dùng Việt Nam.
Việt Nam nhập siêu thịt gia cầm và động vật
Theo thống kê, từ đầu năm 2015, ngoài hơn 70.000 tấn thịt gà, Việt Nam còn nhập thêm hàng chục ngàn tấn thịt heo. Giá thịt heo châu Âu, Mỹ, Canada đang khá rẻ, dao động từ 2 – 2,2 USD/kg chưa tính thuế 15%.
So ra, nếu doanh nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng heo ngoại làm nguyên liệu, họ có thể tiết kiệm ít nhất 15 – 20% giá thành so với thịt nội địa. Không chỉ Đức Việt, hầu hết nhà máy sản xuất xúc xích, thịt nguội, giò chả, lạp xưởng… ở Việt Nam hiện đang dùng thịt heo, thịt gà ngoại. Một ký thịt gà xay “đi nửa vòng trái đất”, về tới Việt Nam chưa tới 10.000 đồng, vì vậy, các doanh nghiệp thi nhau mua loại thịt này về để chế biến.
Khi TPP vào Việt Nam, thị trường kinh doanh thịt ngoại cũng bắt đầu nhộn nhịp trở loại. Bởi theo cách đánh giá của ông Đoàn Ngọc Thơ, giám đốc công ty thương mại dịch vụ THO, thì “dù có thuế hay không thuế, thịt ngoại về Việt Nam vẫn rẻ hơn thịt nội!” Giới kinh doanh thịt ngoại nhẩm tính, tới đây 1kg thịt gà, thịt heo hay bất cứ thứ thịt gì khác, hễ nhập từ Mỹ, Canada về Việt Nam sẽ giảm thêm 15 – 25%, vì không phải chịu thuế. Cũng bởi lý do này, thị trường thịt ngoại đang được đánh giá là “miếng mồi” thơm tại Việt Nam.
Đón đầu kinh doanh thịt nhập khẩu
Với đầu óc của nhà kinh doanh, ông Đoàn Ngọc Thơ cho biết, chuẩn bị xây hàng loạt kho lạnh ở cảng Hiệp Phước, quận Nhà Bè để đón cơ hội nhập thịt ngoại. Lâu nay, thực phẩm Đức Việt mua thịt heo qua trung gian, nhưng tới đây Đức Việt phải tính đến việc xây kho lạnh để nhập trực tiếp nhằm giảm giá thành.
Tương tự, một “đại gia” khác trong ngành thức ăn chăn nuôi cũng “nhìn ra” cơ hội kinh doanh kho lạnh để đón đầu làn sóng thịt nhập sau khi Việt Nam tham gia TPP.
Với số dân hơn 90 triệu người thì doanh số thị trường protein động vật vào Việt Nam sẽ cần khoảng 20 tỉ USD và tăng trưởng bền vững ở mức 10 – 15% mỗi năm. Vì vậy, đây là cơ hội không thể tốt hơn để đầu tư mặt hàng này.
Cơ hội cho những nhà chăn nuôi chân chính
Thời gian vừa qua, những vụ thịt bẩn ( thịt tồn dư tăng trọng, chất tạo nạc...) xảy ra liên tiếp gây nên tâm lý không tốt cho người tiêu dùng dẫn đến mất lòng tin vào thị trường chăn nuôi Việt Nam. Vì vậy, trong thời gian đầu khi Việt Nam ra nhập TPP, rất có thể người dân sẽ chuyển sang dùng thịt lạnh nhập khẩu cho an toàn hơn một mặt do tin tưởng chất lượng ngoại nhập, mặt khác do giá cả sẽ rẻ hơn các loại thịt được bán trong nước.
Cơ hội cho những cơ sở chăn nuôi chân chính khi Việt Nam ra nhập TPP
Tuy nhiên, xét trên nhiều khía cạnh, thịt nhập khẩu cũng có nhiều điểm ưu thế nhưng cũng có những điểm bất cập do khoảng cách về địa lý, chế độ bảo quản...Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo những nhà chăn nuôi chân chính nên xây dựng hệ thống chăn nuôi bài bản, kỹ thuật, đạt các tiêu chí của thế giới để không bị loại khỏi cuộc chơi, mặt khác đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền để người dân quay lại thị trường Việt với những thực phẩm an toàn, bảo đảm sức khỏe cho con người.
Hải Yến
Các tin khác
-
Thiết kế môi trường cho các công trình xanh, những nỗ lực vì mục tiêu phát triển bền vững
Công trình xanh là những công trình mà trong thiết kế, xây dựng hoặc vận hành có thể giảm thiểu các tác động xấu và tạo ra những tác động tích cực đối với khí hậu, môi trường và sức khỏe của con người. -
Tiêu chuẩn hóa nền kinh tế tuần hoàn, những nỗ lực góp phần vì mục tiêu phát triển bền vững
Ô nhiễm môi trường và Biến đổi khí hậu đã và đang diễn biến hết sức phức tạp trên quy mô toàn cầu, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp bách đặt ra trong bối cảnh hiện nay. -
Tiêu chuẩn về mua sắm bền vững đóng góp vào các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc
Mua sắm bền vững là một khía cạnh trách nhiệm xã hội liên quan đến phát triển bền vững. Thực tế mọi tổ chức đều có những tác động đến môi trường, xã hội và kinh tế. -
Kinh tế tuần hoàn và vai trò của tiêu chuẩn
Trên thế giới, khái niệm về kinh tế tuần hoàn được đưa ra lần đầu tiên từ những năm 1980 bởi Walter R. Stahel, một kiến trúc sư người Thụy Sỹ, với tên gọi ban đầu là “self-replenishing system (product-life extension)”. -
Vietnam Airlines bán vé bay nội địa chỉ 199.000 đồng đến 06/03/2020
Hơn 30 đường bay nội địa của Vietnam Airlines sẽ mở bán từ ngày 29.2 đến 6.3.2020 với mức đồng giá chỉ 199.000 đồng/chiều. -
Chiến lược ngành du lich sau dịch Covid-19
Dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng rất nhiều tới ngành du lịch của nước ta. Ngành du lịch sẽ chịu nhiều tổn thất và có thể kéo dài sau khi dịch bệnh kết thúc. -
Nguy cơ mất việc hàng loạt trong ngành ô tô Đức
Căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc, dịch bệnh Covid-19 bùng phát cùng với sự sụt giảm nhu cầu toàn cầu thị trường ô tô lớn nhất thế giới là Trung Quốc đang khiến cho ngành ô tô Đức đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn. -
Nguy cơ sa thải việc làm quy mô lớn tại Trung Quốc
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung Quốc chỉ có thể duy trì hoạt động trong 1 tháng tới. Với dòng tiền hiện nay, với khoảng 30% có thể chống đỡ vòng 2 tháng. Trong khi 18% có thể chống đỡ kéo dài hoạt động kéo dài trong 3 tháng. -
Một số nội dung chính của Hiệp định EVFTA và EVIPA
EVFTA đã trở thành hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được Nghị viện châu Âu (EP) khóa mới xem xét và phê chuẩn. -
EVFTA và EVIPA: Tạo dựng khuôn khổ hợp tác song phương lâu dài theo hướng đối tác bình đẳng, cùng có lợi
EVFTA và EVIPA trở thành những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được EP khóa mới xem xét và phê chuẩn.