Các cô gái không chịu kết hôn: ‘Rào cản’ của nền kinh tế Trung Quốc
New York Times nói rằng Lưu Chân Phượng kết hôn khi 25 tuổi. Nhưng hiện tại, cô con gái của bà, Tống Tôn Bội lại chọn một con đường khác. Cô gái 28 tuổi sống chung cùng hai người bạn trong một căn hộ thuê ở Bắc Kinh và đang mải mê phát triển sự nghiệp, tích lũy tiền bạc.
Tống Tôn Bội nói rằng hiện tại cô chưa có kế hoạch kết hôn, sinh con. "Trong giai đoạn này, điều quan trọng nhất với tôi là phát triển bản thân," cô nói.
Nhận giấy chứng nhận kết hôn ở Trung Quốc. (Nguồn: Tân Hoa xã)
Theo nguồn tin trên, số người kết hôn giảm xuống đồng nghĩa với việc số lượng trẻ em cũng ít đi, các căn hộ, đồ điện tử và những chi phí liên quan đến gia đình có thể cũng thu hẹp lại, trong khi đó nền kinh tế Trung Quốc lại đang cần thúc đẩy tăng trưởng.
Một số doanh nghiệp đã bắt đầu hướng tầm mắt đến các đối tượng độc thân. Các công ty kinh doanh trang sức đã đưa ra mức giá ưu đãi với những cặp đôi chưa kết hôn.
Trong khi đó, những công ty sản xuất đồ điện tử gia dụng đã đưa ra các mẫu nồi cơm điện dung tích nhỏ hơn. Còn các cơ sở dịch vụ sinh sản ở nước ngoài thì bắt đầu tung ra các quảng cáo trứng đông lạnh cho các cô gái Trung Quốc muốn sinh con trong tương lại. Luật pháp Trung Quốc cấm phụ nữ độc thân sử dụng dịch vụ này trong nước.
Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này là dân số già và chính sách một con của Trung Quốc. Tuy nhiên, điều đó lại kích thích việc mở rộng giáo dục đối với phụ nữ ở nước này.
Các chuyên gia kinh tế học, nhân khẩu học và xã hội học cho biết một số lượng lớn phụ nữ giỏi giang được sinh ra khi họ tự phát triển sự nghiệp và tích lũy tiền bạc cho bản thân. Họ cho rằng kết hôn không phải là con đường duy nhất giúp họ có cảm giác an toàn.
"Bởi họ tiếp nhận trình độ giáo dục cao, lại có thu nhập tốt, nên mất đi động lực kinh tế để kết hôn," giáo sư Trương Hiểu Ba, Viện nghiên cứu phát triển quốc gia Đại học Bắc Kinh, nói.
Năm ngoái, Trung Quốc có 12 triệu cặp tình nhân đăng ký kết hôn. Con số này đã giảm đi trong 2 năm liên tục. Phù hợp với xu hướng này là số lượng các cặp vợ chồng ly hôn đạt 3,8 triệu trong năm 2015, tăng gấp hai lần so với 10 năm trước.
Số người kết hôn giảm đi có liên hệ chặt chẽ đến chính sách một con của Trung Quốc. Sau 35 năm thực thi chính sách này, Chính phủ Trung Quốc đã chính thức chấm dứt nó vào tháng Một năm nay. Sinh sản ít dẫn đến tỷ lệ dân số trong độ tuổi 20-29, nhóm đối tượng trong độ tuổi kết hôn, không ngừng giảm sút so với 20 năm trước.
Ngoài ra, các gia đình Trung Quốc vẫn có xu hướng coi trọng con trai dẫn đến việc số lượng nam giới gia tăng khiến tình trạng kết hôn ngày càng phức tạp.
Xu hướng này là một sự khảo nghiệm quan niệm văn hóa gia đình kéo dài hàng trăm năm ở Trung Quốc. Dù hôn nhân sắp đặt đã dần dần biến mất nhưng các bậc phụ huynh Trung Quốc vẫn can dự quá sâu vào cuộc hôn nhân của con cái. Họ quá để ý tới các đối tượng tiềm năng trong việc kết hôn của con cái, hay các câu hỏi về kế hoạch hôn nhân sau khi con gái trở về nhà vào các kỳ nghỉ lễ.
Về kinh tế, ảnh hưởng này là con dao hai lưỡi. Thông thường, những người độc thân sẽ không chịu sức ép về việc mua nhà, các cặp vợ chồng đẻ ít con hơn, mua ít đồ chơi và các thiết bị gia đình hơn. Khi đó, người tiêu dùng Trung Quốc sẽ để nhiều tiền trong ngân hàng hoặc dưới đầu giường.
Ở Trung Quốc, những chú rể cần tiết kiệm rất nhiều tiền, trước khi kết hôn họ cần mua nhà, bảo đảm sự ổn định tài chính. Giáo sư Đại học Bắc Kinh Trương Hiểu Ba nói nếu khó tìm các cô dâu, chú rể càng cần tích lũy rất nhiều tiền để mua căn hộ rộng hơn.
Tuy nhiên, người tiêu dùng Trung Quốc hoàn toàn có thể có thể tiêu tiền vào những mục đích khác, và những người dẫn đầu là nhóm người trẻ độc thân.
Các doanh nghiệp đang chuẩn bị chào đón sự thay đổi này. Cùng với tốc độ kết hôn ở Trung Quốc giảm xuống, ngành trang sức có thể sẽ suy thoái. Vì vậy nhiều cửa hàng đã tăng số lượng các sản phẩm đá quý giá rẻ để thu hút những cặp tình nhân đang hẹn hò trong điều kiện tài chính hạn hẹp.
Gia Gia Thuận, nhân viên công ty môi giới bất động sản trực tuyến, nói rằng họ đưa ra các căn hộ tương đối rẻ để phù hợp với đối tượng độc thân.
Trong thời gian qua, Midea, thương hiệu đồ điện tử nổi tiếng ở Trung Quốc, tập trung quảng cáo loại nồi cơm điện dung tích nhỏ để người độc thân có thể thưởng thức những bát cơm nóng, tránh tình trạng để đồ ăn thừa.
Xu hướng thay đổi này mang đến nhiều phiền phức về mối liên kết gia đình và nghĩa vụ chăm sóc người cao tuổi ở Trung Quốc. Vũ Kinh Kinh, 29 tuổi, thấy rằng sự gia tăng dân số già có thể trở thành gánh nặng cho thế hệ của cô. "Tầng lớp ở giữa sẽ rất đau đầu, khi họ trở thành trụ cột của gia đình, họ vừa phải nuôi nấng con cái, vừa phải chăm sóc người già," cô nói.
Mẹ của cô lo lắng chuyện hôn nhân của con gái nhưng Vũ Kinh Kinh, hiện tại vẫn độc thân, nói rằng cô sẽ quyết tâm đợi đến khi tìm được một đối tượng thích hợp.
"Vào thời đại của họ, rất nhiều người đều kết hôn với đối tượng được giới thiệu. Họ thường sống với nhau theo kiểu hợp tác," cô nói. "Rất ít người tự do yêu đương. Nhưng hiện tại chúng tôi rất ghét kiểu sống đó, mọi người muốn tìm một đối tượng thích hợp với bản thân"./.
Suckhoecuocsong.com.vn ( Theo Vietnam+)
Các tin khác
-
Thiết kế môi trường cho các công trình xanh, những nỗ lực vì mục tiêu phát triển bền vững
Công trình xanh là những công trình mà trong thiết kế, xây dựng hoặc vận hành có thể giảm thiểu các tác động xấu và tạo ra những tác động tích cực đối với khí hậu, môi trường và sức khỏe của con người. -
Tiêu chuẩn hóa nền kinh tế tuần hoàn, những nỗ lực góp phần vì mục tiêu phát triển bền vững
Ô nhiễm môi trường và Biến đổi khí hậu đã và đang diễn biến hết sức phức tạp trên quy mô toàn cầu, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp bách đặt ra trong bối cảnh hiện nay. -
Tiêu chuẩn về mua sắm bền vững đóng góp vào các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc
Mua sắm bền vững là một khía cạnh trách nhiệm xã hội liên quan đến phát triển bền vững. Thực tế mọi tổ chức đều có những tác động đến môi trường, xã hội và kinh tế. -
Kinh tế tuần hoàn và vai trò của tiêu chuẩn
Trên thế giới, khái niệm về kinh tế tuần hoàn được đưa ra lần đầu tiên từ những năm 1980 bởi Walter R. Stahel, một kiến trúc sư người Thụy Sỹ, với tên gọi ban đầu là “self-replenishing system (product-life extension)”. -
Vietnam Airlines bán vé bay nội địa chỉ 199.000 đồng đến 06/03/2020
Hơn 30 đường bay nội địa của Vietnam Airlines sẽ mở bán từ ngày 29.2 đến 6.3.2020 với mức đồng giá chỉ 199.000 đồng/chiều. -
Chiến lược ngành du lich sau dịch Covid-19
Dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng rất nhiều tới ngành du lịch của nước ta. Ngành du lịch sẽ chịu nhiều tổn thất và có thể kéo dài sau khi dịch bệnh kết thúc. -
Nguy cơ mất việc hàng loạt trong ngành ô tô Đức
Căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc, dịch bệnh Covid-19 bùng phát cùng với sự sụt giảm nhu cầu toàn cầu thị trường ô tô lớn nhất thế giới là Trung Quốc đang khiến cho ngành ô tô Đức đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn. -
Nguy cơ sa thải việc làm quy mô lớn tại Trung Quốc
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung Quốc chỉ có thể duy trì hoạt động trong 1 tháng tới. Với dòng tiền hiện nay, với khoảng 30% có thể chống đỡ vòng 2 tháng. Trong khi 18% có thể chống đỡ kéo dài hoạt động kéo dài trong 3 tháng. -
Một số nội dung chính của Hiệp định EVFTA và EVIPA
EVFTA đã trở thành hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được Nghị viện châu Âu (EP) khóa mới xem xét và phê chuẩn. -
EVFTA và EVIPA: Tạo dựng khuôn khổ hợp tác song phương lâu dài theo hướng đối tác bình đẳng, cùng có lợi
EVFTA và EVIPA trở thành những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được EP khóa mới xem xét và phê chuẩn.