Các bài tập thể thao giúp tăng cường hệ miễn dịch

31/08/2024 11:40

Bài tập thể thao giúp tăng cường hệ miễn dịch nên tập luyện

Hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp bảo vệ cơ thể khỏi các virus, vi khuẩn, nhiễm trùng, các bệnh nguy hiểm. Để tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh ngoài việc thiết lập chế độ ăn lành mạnh hãy tập luyện các bài tập thể thao dưới đây giúp củng cố hệ miễn dịch, có lợi cho sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa các bệnh xương khớp hiệu quả.

Khi tham các hoạt động thể thao sẽ giúp hệ miễn dịch tăng cường cơn, các hoạt động chống lại vi khuẩn, virus,.. cũng được cải thiện hơn bởi những tế bào diệt tự nhiên. Trong quá trình tập luyện hệ miễn dịch cũng giải phóng ra một lượng kháng thể những Cytokin chống viêm, giúp cơ thể làm sạch “những kẻ tấn công”. Duy trì trong thời dài với cường độ phù hợp, sự tăng cường tạm thời biến thành những cải thiện vĩnh viễn của hệ miễn dịch.

Ngoài ra, tập luyện thể thao cũng giúp giải phóng hormone endorphin - loại hormone giúp giảm đau tự nhiên, giảm căng thẳng, tinh thần thoải mái hơn, ngủ ngon hơn, giảm đau xương khớp, tốt cho người bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh đa xơ cứng,…

Những bài tập thể dục tăng cường hệ miễn dịch

Đi bộ

Đi bộ là một trong những bài tập tốt giúp tăng cường hệ miễn dịch, trong khi đi bộ sẽ giúp cho tim của người bệnh bơm máu, đưa oxy đến các cơ tốt hơn từ đó giúp giảm cảm giác mệt mỏi, giảm các cơn đau xương khớp, đau cổ chân, đau mỏi lưng,... Hãy cố gắng tập luyện ít nhất 20 - 30 phút, 3 lần/tuần để cải thiện tình trạng đau, tốt cho xương khớp, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

Bài tập kháng lực

Tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các vi khuẩn, virus,… có thể thực hiện bài tập kháng lực để cải thiện sức khỏe tổng thể. Bài tập này có thể thực hiện bằng cách sử dụng một số dụng cụ có tính kháng lực để tăng sức mạnh, sức bền của cơ bắp như: tạ, dây kháng lực, đai kháng lực, bóng tạ thể lực, dùng chính cơ thể của chúng ta,… Nên thực hiện các bài tập kháng lực 2-3 lần/ tuần mỗi lần kéo dài 30 phút đến 60 phút giúp cơ bắp khỏe mạnh hơn, khớp được vận động linh hoạt hơn, đốt cháy calo, duy trì cân nặng ổn định, phòng ngừa béo phì, tốt cho tim mạch từ đó hệ miễn dịch được khỏe mạnh hơn.

Bơi lội

Trong quá trình bơi lội không chỉ giúp tăng nhịp tim, không gây căng thẳng cho khớp, giảm cân, giảm mỡ thừa, giữ vóc dáng thon gọn, tốt cho phổi mà còn tốt cho sức khỏe tổng thể. Khi bơi dưới nước sẽ giúp nâng đỡ cơ thể một cách tối đa, thư giãn các cơ bắp, giảm đau cơ thể, hỗ trợ thư giãn các cơ ở các vùng cổ hoặc lưng và đau cơ bắp khác, giảm căng thẳng, mệt mỏi, giảm stress hiệu quả, giúp tinh thần trở nên phấn chấn hơn…

Tập luyện các bài tập dưới nước

Một số bài tập dưới nước như đi dưới nước, chạy dưới nước, nhảy squat dưới nước, đá dưới nước, đẩy ván dưới nước,… giúp tăng cường vận động cơ đùi, cơ mông, cơ chân, giúp tim khỏe mạnh, tăng nhịp tim, đốt cháy calo, giữ thăng bằng tốt hơn, bớt tạo áp lực lên hông, chân, bàn chân, cải thiện hệ miễn dịch, giảm căng thẳng hiệu quả.

Yoga

Các bài tập yoga được các chuyên gia đánh giá cao vì có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột, cải thiện vóc dáng. Sau khi áp dụng các bài tập yoga thường xuyên, đúng cách sẽ giúp khả năng phối hợp chân tay tốt hơn, giảm tình đau nhức khớp, giúp tinh thần sảng khoái, giảm căng thẳng, mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ.

Đạp xe

Đạp xe cũng là một trong những bài tập tốt giúp tăng cường chức năng cơ bắp, tốt cho tim mạch, giảm sự mệt mỏi, tăng cường sức đề kháng.

Pilates

Các bài tập pilates giúp kéo căng các cơ và hoạt động của khớp, tạo ra chuyển động xung quanh cơ, cho phép kéo giãn cơ nhiều hơn mà ít có nguy cơ chấn thương, cải thiện sức bền, hỗ trợ điều chỉnh tư thế, tăng cường sức mạnh cốt lõi, tính linh hoạt và điều chỉnh mất cân bằng của cơ, giảm đau, hỗ trợ giảm cân, cải thiện sức khỏe tim mạch rất tốt cho người bệnh viêm khớp dạng thấp, tăng cường hệ miễn dịch.

Đi bộ nhanh

Dành 30 phút đi bộ nhanh mỗi ngày có thể điều chỉnh khả năng miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng, tốt cho tim mạch, cải thiện một số bệnh liên quan đến xương khớp,... Tuy nhiên, đối với những người sau 40 tuổi không nên vận động quá sức, không nên theo đuổi mục tiêu đi bộ 10.000 bước mỗi ngày nên bắt đầu chậm rãi, mỗi lần không quá 2 phút, tùy thuộc vào thể trạng mỗi người mà áp dụng phương pháp đi bộ nhanh cho phù hợp.

Để đạt hiệu quả, giảm nguy cơ chấn thương khi tập luyện các bài tập thể dục nên lựa chọn các bài tập phù hợp với từng thể chất mỗi người, tình trạng sức khỏe, luôn giữ đúng nguyên tắc tập luyện để đảm bảo an toàn, khởi động kỹ, làm mềm dẻo cơ khớp trước khi tập, thư giãn sau tập. Những người đang gặp vấn đề bệnh lý cơ xương khớp nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn, các huấn luyện viên.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Các thực phẩm giàu chất xơ rất tốt cho hệ miễn dịch

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh

Top các loại trái cây giúp tăng cường hệ miễn dịch, lợi cho đường ruột

Khám phá mối liên hệ giữa hệ thống miễn dịch và hệ vi sinh vật đường ruột

Vai trò của đường ruột đối với hệ miễn dịch

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ

Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ

Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt

Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt

Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột

Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch

Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch

Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột

Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột