Brexit ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam

6/27/2016 3:27:53 PM
Việc người dân Anh dứt áo ra đi khỏi EU đã gây nên biến động lớn trên thị trường tài chính và chứng khoán toàn cầu. Có rất nhiều nhận định xung quanh vấn đề Brexit ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam.

 

Việc người dân Anh dứt áo ra đi khỏi EU đã gây nên biến động lớn trên thị trường tài chính và chứng khoán toàn cầu. Có rất nhiều nhận định xung quanh vấn đề Brexit ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam. 1 số cho rằng việc Anh rời khỏi EU không có tác động lớn tới nền kinh tế nước nhà, tuy nhiên 1 số khác lại có quan điểm ngược lại.

MBKE cho rằng tác động của Brexit đến thương mại Việt Nam nhìn chung sẽ không đáng kể.

Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang EU

Trong một thập kỷ qua, giá trị xuất khẩu của Việt Nam tăng gấp 5 lần, thị trường xuất khẩu cũng đa dạng hơn chủ yếu do độ mở sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam hơn so với các nước trong khu vực. Do vậy, dù tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây nhưng xuất khẩu sang Anh chỉ chiếm khoảng 2,5% tổng xuất khẩu của Việt Nam năm 2015.thống kê cũng cho thấy, gần 47% hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Anh chủ yếu là các mặt hàng gia dụng như điện thoại, máy tính, linh kiện điện tử… Mà, ở nhóm mặt hàng này thì Việt Nam lại phụ thuộc phần lớn vào các nhà sản xuất đa quốc gia như: như Samsung, Sony… hơn là thỏa thuận thương mại ở cương vị quốc gia giữa Việt Nam với Anh. Chính vì vậy, theo nhận định của nhiều chuyên gia, Anh rời khỏi khối EU cũng không ảnh hưởng lớn tới Việt Nam.

Các mặt hàng xuất khẩu lớn tiếp theo đó là hàng dệt may, giày dép và các sản phẩm gỗ nói chung, về bản chất có độ đàn hồi tốt hơn, hay nói một cách khác là ít bị ảnh hưởng hơn.

Hậu Brexit ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào

Nhập khẩu từ Anh chỉ chiếm khoảng 4% tổng nhập khẩu vào Việt Nam. Hầu hết các mặt hàng có thể được thay thế tương đối dễ dàng nếu bất cứ điều gì xảy ra đối với các nguồn cung cấp.Việt Nam đã duy trì thặng dư thương mại với Anh ở mức 3,9 tỷ USD trong năm 2015 và 1,7 tỷ USD trong năm tháng đầu năm 2016.

Ảnh hưởng lớn nhất đến Việt Nam nếu Anh rời khỏi EU chính là triển vọng Hiệp định thương mại FTA giữa EU và Việt Nam. Hiệp định thương mại này, với rất nhiều thỏa thuận phức tạp, đã được ký kết vào tháng 12/2015 với toàn bộ văn kiện được công bố rộng rãi từ đầu tháng 1 năm nay. Tuy nhiên do hiệp định này chưa được phê chuẩn bởi Nghị viện châu Âu, đàm phán có thể phải bắt đầu lại một cách riêng rẽ giữa Việt Nam với Anh và Việt Nam với EU (không có nước Anh). Trong cả hai trường hợp, vấn đề có lẽ là sự khác biệt thời gian cho các thủ tục hành chánh hơn là việc phải đàm phán lại từ đầu.

Vấn đề ảnh hưởng lớn thứ 2 là có lẽ là tỷ giá, ít nhất là biến động trong ngắn hạn. Quan điểm của MBKE là USD/VND bị chi phối bởi cán cân thương mại nhiều hơn (Việt Nam thặng dư 1,6 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm) cũng như tâm lý/niềm tin của dân chúng và giới đầu tư, bị dẫn dắt bởi các yếu tố nội tại như chính sách điều hành tỷ giá mới với sự minh bạch theo tăng trưởng kinh tế, thu hút FDI, cải thiện môi trường, ...

Bên cạnh đó, với việc Ngân hàng Nhà nước dường như sẽ có những chính sách hỗ trợ tăng trưởng (nhằm đạt mục tiêu 6,7% GDP cả năm) và tình trạng thâm hụt ngân sách lớn hơn dự báo áp lực lên VND trong những tháng tới có thể sẽ tăng lên. Ít nhất từ đầu năm đến nay, VND đã tăng giá 0,9% so với USD.

Tương tự như vậy, thị trường chứng khoán có thể sẽ bị tác động bởi các yếu tố trong nước nhiều hơn. Cụ thể như tăng trưởng GDP (GDP Q2/16 sẽ được công bố trong tuần tới), họp Quốc hội khóa XIV từ ngày 20 tháng 7, tăng trưởng tín dụng, các định hướng về chính sách của Chính phủ (và Quốc hội) mới cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác, VN-Index vẫn có cơ hội để tăng điểm trong nửa năm cuối 2016.

“Anh là nước xuất khẩu rất nhiều vào EU và vai trò của Anh trong EU rất lớn, nên Anh rời đi, EU sẽ yếu hơn. Đối với Việt Nam, do Anh không phải là thị trường lớn của Việt Nam, không có nhiều đầu tư hai chiều, nên những tác động trực tiếp từ việc Anh ra đi là không lớn, nhưng sẽ có những tác động đến quan hệ giữa Việt Nam với EU (EU hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam)

Trước đó đã có một số quan điểm khác nhau về sự tác động của Brexit tới Việt Nam. Công ty chứng khoán BIDV nhận định hoạt động thương mại và đầu tư song phương sẽ không bị ảnh hưởng quá lớn, tuy nhiên Brexit sẽ tác động gián tiếp ảnh hưởng đến diễn biến tỷ giá và ổn định kinh tế vĩ mô ngắn hạn, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán khi dòng vốn đầu tư nước ngoài gián đoạn và đảo chiều.

Góc nhìn từ chuyên gia

Theo đánh giá của chuyên gia tài chính Đinh Thế Hiển, việc thị trường chứng khoán Việt Nam ảnh hưởng bởi Brexit là do… yếu tố tâm lý của nhà đầu tư, chứ thực tế những ảnh hưởng khác của Brexit đối với nền kinh tế, theo ông Hiển thì kim ngạch giữa các bên cũng chưa phải là lớn nên cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều.

Tính đến hết ngày 24/6, tổng vốn hóa của 2 sàn đã bốc hơi 75.000 tỷ đồng do tác động của cuộc trưng cầu dân ý Brexit. Mặc dù vậy, theo nhận định của Công ty chứng khoán BIDV, thị trường chứng khoán bị tác động bởi các yếu tố trong nước hơn là các biến động thị trường thế giới.

Ở góc độ quốc tế, nghiên cứu của Capital Economics cho rằng Việt Nam là quốc gia xếp thứ 2 trong khu vực về chỉ tiêu xuất khẩu đến Anh/GDP nên sẽ bị ảnh hưởng lớn, trong khi đó nhà báo Andrew Rawnsley (nhà báo nổi tiếng của tờ The Guardian) phát biểu  “chúng tôi (nước Anh) không phải là đối tác quá lớn đối với Việt Nam”. Và điều này đúng ở cả góc độ kinh tế lẫn chính trị.

Bộ phận nghiên cứu Maybank Kim Eng (MBKE) mới đây cho biết, nền kinh tế Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng lớn. MBKE cho rằng Anh không phải là đối tác quá lớn đối với Việt Nam ở cả góc độ kinh tế lẫn chính trị.  Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến lại tỏ ra tiêu cực hơn khi nói về Brexit và những tác động tới vấn đề thương mại của Việt Nam.

 Theo TS. Lê Đăng Doanh, Nguyên viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương cho rằng: Việt Nam không nằm ngoài các nước bị ảnh hưởng bởi Brexit do có quan hệ thương mại với Anh. Đồng bảng Anh biến động mạnh sẽ ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Ông Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới cũng cho rằng nếu Anh rời EU sẽ có những tác động xấu đến Việt Nam cả về thương mại và đầu tư.

Thực tế, khi xét về quan hệ thương mại, Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết, tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Anh liên tục tăng trong những năm qua.

Dù không phải con số quá lớn, nhưng trong quan hệ thương mại Việt - Anh nhiều năm trở lại đây, chúng ta luôn duy trì mức xuất siêu vào nước này. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Anh đạt tăng trưởng kép (CAGR) gần 17% trong giai đoạn 2008-15, đạt mức kỷ lục 4,65 tỷ USD trong năm 2015, tương đương 15% giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực EU.

Tính riêng 5 tháng đầu năm 2016, Việt Nam đã duy trì thặng dư thương mại với Anh ở mức 3,9 tỷ USD trong năm 2015 và 1,7 tỷ USD

 Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng ảnh hưởng trong ngắn hạn sẽ ảnh hưởng từ việc giá dầu giảm do đồng USD tăng và nhà đầu tư lo ngại về tăng trưởng ở khu vực EU và Anh, cùng với biến động của các đồng tiền chủ chốt khác. Tác động về mặt thương mại sẽ không lớn do tỷ trọng xuất nhập khẩu của Anh là tương đối nhỏ. Bên cạnh đó, với tính liên thông của các TTCK ngày càng chặt chẽ,  nếu thị trường chứng khoán toàn cầu kéo dài chuỗi giảm điểm mạnh, TTCK Việt Nam chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt về mặt tâm lý cũng như giao dịch khối ngoại.

Trong khi đó, Công ty Chứng khoán dầu khí đánh giá rằng Brexit tác động đáng kể tới thị trường thế giới. Dòng tiền sẽ chuyển dịch khỏi các thị trường rủi ro và TTCK Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ, do đó nhiều khả năng nhà đầu tư nước ngoài sẽ bán ròng trên TTCK Việt Nam trong thời gian tới nếu Brexit trên xảy ra.

Ông Bùi Ngọc Sơn - Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế thế giới - Viện kinh tế chính trị cho biết: Nếu Anh rời khỏi EU, Brexit có thể khiến đồng bảng Anh xuống giá, dẫn đến những bất ổn trên thị trường tài chính - tiền tệ thế giới.

Lo lắng này của ông Sơn không phải là không có căn cứ bởi, nếu đồng bảng Anh mất giá thì hàng hóa xuất khẩu vào Việt Nam sẽ kém cạnh tranh hơn. “Lo ngại lớn nhất đó là các doanh nghiệp đang có lượng xuất khẩu lớn vào Anh hoặc đang nhắm chủ yếu vào thị trường này. Họ sẽ bị ảnh hưởng. Những doanh nghiệp này cần phải có những tính toán về vấn đề tỷ giá”, ông Sơn nói.

Vị chuyên gia này bày tỏ lo ngại, đồng bảng Anh mất giá thì hàng hóa xuất khẩu vào Việt Nam sẽ kém cạnh tranh hơn. “Lo ngại lớn nhất đó là các doanh nghiệp đang có lượng xuất khẩu lớn vào Anh hoặc đang nhắm chủ yếu vào thị trường này. Họ sẽ bị ảnh hưởng. Những doanh nghiệp này cần phải có những tính toán về vấn đề tỷ giá”, ông Sơn nói.

Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho rằng những diễn biến hiện tại mới chỉ là các tác động tức thời, thể hiện tâm lý và phản ứng của các thị trường đầu tư, thương mại trước việc Anh ra đi. Song, để thực sự chấm dứt tư cách thành viên của Anh, còn cần tới 2 năm nữa, với một lộ trình đàm phán cụ thể giữa Anh và EU.

“Anh là nước xuất khẩu rất nhiều vào EU và vai trò của Anh trong EU rất lớn, nên Anh rời đi, EU sẽ yếu hơn. Đối với Việt Nam, do Anh không phải là thị trường lớn của Việt Nam, không có nhiều đầu tư hai chiều, nên những tác động trực tiếp từ việc Anh ra đi là không lớn, nhưng sẽ có những tác động đến quan hệ giữa Việt Nam với EU (EU hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam)”, ông Hiếu bày tỏ quan ngại.

Phân tích sâu hơn, ông Hiếu cho rằng trước hết về mặt đầu tư, có thể các nhà đầu tư trong tâm trạng không ổn định sẽ rút khỏi những thị trường mới nổi, chưa hoàn thiện (trong đó có Việt Nam) để trở về các thị trường truyền thống và ổn định hơn. Còn các TTCK, vàng, dầu biến động tiêu cực cũng không lợi cho Việt Nam. Đặc biệt với thị trường vàng, khi giá tăng đột biến, chủ trương chống vàng hóa sẽ khó khăn hơn.

“Riêng về tỷ giá, Anh rời đi khiến Bảng Anh và Euro giảm giá trong khi các đồng tiền khác tăng lên, trong đó có cả VND dẫn đến không có lợi cho xuất khẩu của chúng ta. Nhưng tôi cho rằng, cần để tâm nhiều hơn đến các động thái phản ứng của Trung Quốc trước sự kiện này: nếu Trung Quốc phải phá giá đồng Nhân dân tệ mạnh hơn để hỗ trợ xuất khẩu của họ vào châu Âu thì sẽ tác động khá mạnh đến Việt Nam”, ông Hiếu nói.

“Khi anh rời khỏi EU, các đồng tiền khác sẽ yếu đi, trong khi đó USD lại mạnh lên. Khi USD mạnh lên, các kênh đầu tư về hàng hóa khác sẽ yếu đi, đặc biệt là giá dầu. Nhìn chung, nó sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường tài chính. Tuy nhiên, dù USD tăng, nhưng Euro giảm mạnh so với đồng Việt Nam sẽ giúp những doanh nghiệp nhập khẩu từ vùng EU, cũng như các doanh nghiệp vay vốn bằng Euro được hưởng lợi lớn. Song, điều tôi cho rằng đáng lo ngại nhất là TTCK, vì đây là thị trường có độ rủi ro cao nhất.

 Cũng tập trung vào TTCK, Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng ảnh hưởng trong ngắn hạn sẽ ảnh hưởng từ việc giá dầu giảm do đồng USD tăng và nhà đầu tư lo ngại về tăng trưởng ở khu vực EU và Anh, cùng với biến động của các đồng tiền chủ chốt khác. Tác động về mặt thương mại sẽ không lớn do tỷ trọng xuất nhập khẩu của Anh là tương đối nhỏ. Bên cạnh đó, với tính liên thông của các TTCK ngày càng chặt chẽ,  nếu thị trường chứng khoán toàn cầu kéo dài chuỗi giảm điểm mạnh, TTCK Việt Nam chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt về mặt tâm lý cũng như giao dịch khối ngoại.

Khuyến nghị đối với các nhà đầu tư, BVSC cho rằng trong bối cảnh TTCK lao dốc mạnh sau thông tin Brexit, thị trường Việt Nam đã có sự phục hồi khá tốt nhờ lực cầu bắt đáy và khối ngoại chỉ bán ròng nhẹ. Mặc dù vậy, chưa thể khẳng định thông tin tiêu cực liên quan đến vấn đề Brexit đã được phản ánh đầy đủ vào thị trường. Các phiên biến động mạnh của cả hai chỉ số có khả năng sẽ tiếp tục xuất hiện.

Với quan điểm thận trọng, nhà đầu tư được khuyến nghị chưa vội mua trở lại, tiếp tục đánh giá phản ứng của thị trường trong các phiên sắp tới.

Suckhoecuocsong.com.vn (Theo vtv)

Các tin khác