Bộ Tài chính xóa, khoanh 1500 tỷ đồng tiền nợ thuế cho doanh nghiệp

8/8/2016 2:30:29 PM
Một thông tin vui đã đến với nhiều doanh nghiệp khi gần 15.000 tỷ đồng tiền nợ thuế có thể được xóa hoặc khoanh nợ. Đây là một trong những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trong dự thảo Nghị quyết Quốc hội vừa được Bộ Tài chính hoàn thiện.

 

Một thông tin vui đã đến với nhiều doanh nghiệp khi gần 15.000 tỷ đồng tiền nợ thuế có thể được xóa hoặc khoanh nợ. Đây là một trong những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trong dự thảo Nghị quyết Quốc hội vừa được Bộ Tài chính hoàn thiện.

Bộ Tài chính cho biết quy định về xóa nợ thuế cho doanh nghiệp đã có nhưng vẫn chưa tháo gỡ được những khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp nợ thuế do nguyên nhân khách quan, không có tiền để nộp thuế.

Theo đó những trường hợp không có khả năng thu do doanh nghiệp, người nộp thuế đã giải thể, phá sản hoặc bỏ kinh doanh từ năm 2014 trở về trước cũng được xóa. Tổng số tiền được xóa của các đối tượng này là 7.421 tỷ đồng, trong đó có 6.432 tỷ đồng tiền thuế của doanh nghiệp và gần 1.000 tỷ đồng của hộ, cá nhân kinh doanhDoanh nghiệp chưa được thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản trước ngày 1/1/2011 sẽ được xóa nợ thuế chậm nộp, với số tiền (tính đến 31/12/2015) là 542,5 tỷ đồng.

Ông Đinh Văn Nhã - phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội, cho rằng việc xóa nợ thuế, tiền chậm nộp thuế là rất cần thiết nhằm hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp “Có những khoản nợ thuế mà doanh nghiệp đã ngưng hoạt động 10-15 năm rồi, số nợ thuế treo đó và tiền phạt chậm nộp cứ tăng dần lên trên hệ thống sổ sách của ngành thuế nhưng có muốn thu cũng không làm được”

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đề nghị khoanh hơn 6.700 tỷ đồng tiền nợ thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt trong 2 năm từ năm 2014 – 2015. Tuy nhiên để hạn chế thấp nhất việc chủ doanh nghiệp thực hiện giải thể rồi lập doanh nghiệp khác nhằm trốn thuế, cơ quan quản lý sẽ chỉ cấp mới mã số kinh doanh cho những cá nhân này sau 2 năm kể từ khi doanh nghiệp cũ giải thể hoặc phá sản.

Về vấn đề này, phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội cũng ủng hộ việc xóa tiền phạt chậm nộp cho doanh nghiệp khó khăn do Nhà nước nợ tiền xây dựng cơ bản bởi có hàng chục ngàn doanh nghiệp khó khăn, sống lay lắt do chưa được địa phương, bộ ngành thanh toán tiền nợ đọng xây dựng cơ bản dù công trình đưa vào khai thác nhiều năm.

Tương tự, ông Nguyễn Xuân Thắng - nguyên tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, cũng ủng hộ đề xuất xóa nợ với những doanh nghiệp đã “mất tích” hàng chục năm nhằm minh bạch hệ thống thuế. Tuy nhiên, theo ông Thắng, cần có tiêu chí rõ ràng và phải quy trách nhiệm cho cán bộ thuế về việc xóa, khoanh nợ thuế cho doanh nghiệp.

Bộ Tài chính cho biết hàng năm cả nước có khoảng 10% doanh nghiệp (trong tổng số khoảng 500.000 doanh nghiệp) giải thể, phá sản, mất khả năng thanh toán nhưng không thực hiện thủ tục phá sản. Như vậy, nếu dự thảo trên được thông qua, các doanh nghiệp đã giải thể, phá sản hoặc bỏ kinh doanh từ năm 2014 trở về trước sẽ "may mắn" được xóa nợ thuế. Trong khi đó, đối với các doanh nghiệp đang hoạt động, thuế, phí hiện nay vẫn bị coi là một gánh nặng.

Tổng hợp

Các tin khác