Bộ Công Thương chấp nhận gia hạn áp thuế đối với thực vật nhập khẩu

8/11/2016 9:03:26 AM
Để bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển của các donh nghiệp trong nước, vừa qua Bộ Công Thương đã có quyết định chính thức thông báo thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu. Theo đó Hồ sơ phải được gửi cho Bộ Công Thương chậm nhất là 6 tháng trước ngày biện pháp tự vệ hết hiệu lực.

 

Để bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển của các donh nghiệp trong nước, vừa qua Bộ Công Thương đã có quyết định chính thức thông báo thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu. Theo đó Hồ sơ phải được gửi cho Bộ Công Thương chậm nhất là 6 tháng trước ngày biện pháp tự vệ hết hiệu lực.

Quyết định 8287/QĐ-BCT nêu rõ, mức thuế tự vệ đối với mặt hàng dầu thực vật tinh luyện kể từ ngày 8/5/2016 – 7/5/2017 sẽ áp mức thuế 2%. Từ 8/5/2017 trở đi, nếu không gia hạn, mức thuế sẽ về 0%.

Đây được đánh giá là một động thái tích cực của doanh nghiệp và Chính phủ để bảo vệ sản xuất trong nước trước làn sóng hàng ngoại nhập. Tuy nhiên, biện pháp này cũng không hề đơn giản, bởi nếu không chuẩn bị kỹ thì chính doanh nghiệp Việt sẽ bị trả đũa.

Tổng công ty công nghiệp dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex) vốn chiếm 28,27% tổng sản lượng được sản xuất trong nước, đã đại diện cho 5 doanh nghiệp sản xuất dầu ăn trong nước gửi đơn tới Bộ Công Thương yêu cầu áp thuế tự vệ đối với dầu thực vật nhập khẩu. Lập luận của các doanh nghiệp trong nước đó là từ năm 2012 đến nay, họ bị ép phải hạ giá theo giá dầu ngoại, thay vì được quyết định bởi chi phí giá thành thực sự.

Nhận đơn yêu cầu của các doanh nghiệp từ cuối tháng 11/2012, sau 8 tháng điều tra, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) đã quyết định áp thuế tự vệ đối với dầu ăn nhập khẩu từ 0% lên 5%.

Trước đó, ngày 23/8/2013, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 5987/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với mặt hàng dầu thực vật tinh luyện nhập khẩu từ các nước, vùng lãnh thổ khác nhau vào Việt Nam. Tới tháng 8 năm 2015, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 8287/QĐ-BCT thông báo về kết quả rà soát giữa kỳ việc áp thuế tự vệ đối với mặt hàng dầu thực vật tinh luyện nêu trên.

Bộ Công Thương cho biết, theo quy định tại Điều 26 Pháp lệnh 42/2002/PL-UBTVQH10 về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam, Bộ Công Thương sẽ xem xét gia hạn áp dụng biện pháp trên cơ sở hồ sơ yêu cầu gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước. Hồ sơ phải được gửi cho Bộ Công Thương chậm nhất là 6 tháng trước ngày biện pháp tự vệ hết hiệu lực.

Trong vụ việc này, nếu ngành sản xuất trong nước thấy cần gia hạn việc áp dụng biện pháp tự vệ phải gửi Hồ sơ yêu cầu gia hạn cho Bộ Công Thương theo quy định tại Điều 10.1 và Điều 26 của Pháp lệnh 42 trước ngày 8/11/2016.

Việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với dầu thực vật nhập khẩu được xem là bước đi tiên phong nhằm đối phó với hàng nhập khẩu có biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh. Qua đó, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước cùng phát triển.

Tổng hợp

Các tin khác