Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm online hiệu quả, đạt kết quả cao
Những kinh nghiệm giúp làm bài thi online hiệu quả, đạt điểm cao
Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm online hiệu quả, đạt kết quả cao
Tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn phức tạp, nhiều trường phải tổ chức thi, kiểm tra cho học sinh qua online để đảm bảo thành tích học tập và có kết quả thi để chuẩn bị bước sang năm học mới. Để các bài thi trắc nghiệm online đạt kết quả cao các bạn học sinh hãy thử áp dụng những kinh nghiệm dưới đây để làm bài thi trắc nghiệm online.
Hình thức thi trắc nghiệm online được nhiều trường áp dụng trong kỳ thi hiện nay bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên nhiều trường không thể cho học sinh lên trường để học và làm bài kiểm tra, các học sinh phải thi tại nhà. Bên cạnh, việc ôn luyện các kiến thức trong sách giáo khoa, bài tập về nhà, kiến thức được thầy cô giảng qua học trực tuyến việc dắt túi cho mình những kinh nghiệm khi làm bài thi online sẽ giúp các bạn học sinh đạt được kết quả cao hơn.
Những kinh nghiệm giúp làm bài thi online hiệu quả, đạt điểm cao
Tô nhầm còn hơn bỏ sót
Khác với những bài thi tự luận, đối với một bài kiểm tra trắc nghiệm online, học sinh không nên để trống một câu nào, phải trả lời tất cả các câu. Bởi mỗi một câu hỏi đều có điểm và không bị trừ điểm nếu học sinh trả lời sai, khoang tròn câu trả lời sai. Do đó, khi kiểm tra online hãy nhớ để có cơ hội giành điểm cao nhất, các bạn phải tô các phương án trả lời hợp lý nhất cho những câu chưa trả lời theo phương châm thà tô nhầm còn hơn bỏ sót.
Dành thời gian kiểm tra bài làm
Để bài kiểm tra trắc nghiệm online hiệu quả nên dành một khoảng thời gian cuối cùng để kiểm tra lại một lượt bài kiểm tra. Trong khi làm bài trắc nghiệm có thể vì tính toán sai hoặc nhầm khiến cho bạn dễ có sai sót ngay cả những phần dễ nhất. Thời gian cuối cùng của bài thi, thay vì tập trung để giải một bài khó, câu hỏi khó không hi vọng tìm ra lời giải thì nên tập trung rà soát lỗi ở những câu đã làm để đạt được điểm tuyệt đối, nắm chắc số điểm của mình
Tương kế tựu kế
Sau khi bắt đầu thời gian làm bài kiểm tra online trắc nghiệm các bạn học sinh hãy xem một đến hai lượt toàn bộ bài kiểm tra. Hãy chú ý tìm xem có câu hỏi nào trong bài kiểm tra trắc nghiệm mà bạn đã trả lời có thể giúp bạn trả lời được những câu hỏi khó không? Kinh nghiệm này ít khi sử dụng khi làm bài thi, nhất là các bài thi tiếng Anh. Nhưng các bạn học sinh cần lưu ý rằng, trong bài kiểm tra đôi khi có những câu hỏi mà câu trả lời của nó lại nằm trong chính những câu hỏi sau đó.
Một phút rưỡi cho một câu trả lời
Đối với một bài kiểm tra chắc nghiệm khi kiểm tra online không đòi hỏi ở bạn cách giải bài mà chỉ cần biết kết quả cuối cùng mà bạn tô vào ô đáp án, dựa vào những đáp án giáo viên sẽ cho kết quả bài thi. Những bài thi trắc nghiệm với 50 câu hỏi, chỉ trong 90 phút làm bài, trung bình các bạn học sinh nên dành mỗi câu hỏi trắc nghệm khoảng 1 phút rưỡi. Nếu qua 1 phút rưỡi mà vẫn chưa tìm ra được đáp án, thì nên bỏ qua câu này để làm sang câu khác, nhất quyết không nên quá đeo bám một bài toán khó mà bỏ qua những câu dễ.
Phân bổ thời gian và nhớ không được bỏ trống đáp án
Khi nhận được bài kiểm tra trắc nghiệm hãy đọc một lượt tất cả các câu hỏi, xem những câu nào mình biết rồi thì nên khoanh ngay đáp án vào phiếu trả lời. Sau khi làm hết những câu hỏi mà mình đã biết rõ đáp án hãy chọn những câu hỏi đơn giản làm trước bởi những bài kiểm tra trắc nghiệm online các câu hỏi đều có thang điểm như nhau chứ không giống như bài thi tự luận.
Do đó, câu hỏi khó hay dễ cũng đều có chung phổ điểm, nên bạn làm câu dễ trước để đảm bảo đạt tối đa số điểm. Chú ý phân bổ thời gian làm bài thi để không bỏ sót câu hỏi nào, nếu không biết đáp án thì hãy dùng phỏng đoán hay kể cả may mắn cũng được, điều bạn cần là không được để trống đáp án, đó cũng là một cơ hội ghi thêm điểm dành cho bạn.
Phải tìm được từ "chìa khóa" trong câu hỏi
Cũng như khi bạn đọc bài văn nào đó, từ chìa khóa hay còn gọi là “key word” trong mỗi câu hỏi chính là mấu chốt để bạn giải quyết vấn đề.
Mỗi khi bạn đọc câu hỏi trắc nghiệm xong, điều đầu tiên là phải tìm được từ chìa khóa nằm ở đâu, câu hỏi đó về vấn đề chính là gì. Điều đó giúp bạn định hướng được rằng câu hỏi liên quan đến vấn đề gì và đáp án sẽ gắn liền với từ chìa khóa ấy. Đây là cách để bạn giải quyết câu hỏi một cách nhanh nhất và tránh bị lạc đề hay nhầm dữ liệu đáp án.
Dùng phương pháp loại trừ và phỏng đoán
Nếu như trong lúc bài bài kiểm tra, bạn không có cho cho mình một đáp án thực sự chính xác thì phương pháp loại trừ cũng là một cách hữu hiệu giúp bạn tìm ra câu trả lời đúng. Thông thường, đối với bài kiểm tra trắc nghiệm, bài thi trắc nghiệm mỗi một câu hỏi hỏi thường có 4 đáp án, các đáp án cũng thường không khác nhau nhiều lắm về nội dung, tuy nhiên vẫn có cơ sở để bạn dùng phương án loại trừ bằng "mẹo" của mình cộng thêm chút may mắn. Hay như thay vì đì tìm đáp án đúng, các bạn học sinh hãy thử tìm phương án sai… đó cũng là một cách hay và loại trừ càng nhiều phương án càng tốt.
Khi bạn không còn đủ cơ sở để loại trừ nữa thì hãy dùng cách phỏng đoán, nhận thấy phương án nào khả thi hơn và đủ tin cậy hơn thì khoanh vào phiếu trả lời… đó là cách cuối cùng dành cho bạn.
Phương pháp phỏng đoán, loại trừ khi làm bài kiểm tra ở đây không có nghĩa là bạn đoán bừa mà phải dựa vào những dữ kiện trong bài, những kiến thức mà mình ghi nhớ được. Có rất nhiều những bài thi trong đó có một hay hai đáp án không thích hợp (chỉ đọc lên cũng đã thấy không thích hợp).
Loại bỏ những đáp án đó khi làm bài kiểm tra đã giúp bạn có được nhiều hơn 25% cơ hội trả lời đúng câu hỏi đó. Và cơ may cuối cùng dành cho bạn nếu bạn chọn ngẫu nhiên các đáp án còn lại theo suy đoán. Yếu tố này thoạt nghe có vẻ như bạn đang vận dụng công thức may - rủi nhưng lại không thể thiếu khi làm bài thi trắc nghiệm online.
Tự trả lời trước… đọc đáp án sau
Sau khi đọc xong câu hỏi trắc nghiệm hãy tự mình trả lời, tìm đáp án, cách giải của mình, rồi đọc tiếp phần đáp án xem có phương án nào giống với câu trả lời mình đưa ra hay không. Chớ vội đọc ngay đáp án vì như thế bạn rất dễ khiến bạn bị phân tâm nếu như kiến thức của mình không thực sự chắc chắn, khiến bạn bị rối
Thay đổi cách học và giải
Nếu như trước đây với những bài thi tự luận các bạn học sinh cần nắm thật chắc kiến thức và học cách trình bày theo các bước cho đúng trình tự thì bây giờ yêu cầu thêm nữa đó là phải học kiến thức rộng hơn, nhiều hơn, chú ý đến các kiến thức chính trong bài. Tùy mỗi môn sẽ có những đặc thù khác nhau, nhưng trên cơ sở phải nắm kiến thức và biết vận dụng.
Ở bài thi trắc nghiệm thường sẽ là những bài yêu cầu giải nhanh và không quá rườm rà, yêu cầu kiến thức rộng và bao quát hơn. Nếu như bạn đang theo phương pháp "chậm và chắc" thì bạn phải đổi ngay từ "chậm" thành "nhanh" khi làm bài kiểm tra trắc ngiệm online.
Giải nhanh chính là chìa khóa để bạn có được điểm cao ở môn trắc nghiệm . Với các bài thi nặng về lí thuyết thì sẽ yêu cầu ghi nhớ nhiều hơn, bạn nên chú trọng phần liên hệ vì đó là xu hướng học cũng như ra đề của giáo viên, nhà trường. Thay vì lo lắng và suốt ngày than vãn về việc thay hình thức thi tự luận bằng trắc nghiệm, hãy chủ động bản thân mình để chuẩn bị thật tốt cho kì thi.
"Trăm hay không bằng tay quen"
Với một cách thức thi mới, khiến bạn phải tập làm quen với hình thức thi online trực tuyến. Do đó, không ai tài giỏi mà có thể thích ứng ngay với cái mới, điều này cần thời gian để tích lũy kinh nghiệm, các bài thi cũng vậy. Do đó, trước khi thời gian kiểm tra bài diễn ra hãy tập là, quen dần với cách thi trắc nghiệm online bởi “trăm hay không bằng tay quen”, khi hiểu rõ cách thức thi sẽ giúp bạn tự tin hơn, làm bài đạt được kết quả tốt hơn.
Bên cạnh đó, hãy nên giải nhiều đề thi trắc nghiệm hơn, tập dần với các câu hỏi trắc nghiệm, bạn sẽ tìm được những lỗi mà mình thường gặp phải cũng như tìm được một phương pháp giải tối ưu cho bài trắc nghiệm.
Để đạt kết quả thi trắc nghiệm online được đạt kết quả tốt học sinh hãy chú ý học tập, ôn luyện những bài tập mà giáo viên đã giảng, nghỉ ngơi hợp lý để giúp tinh thần được thoải mái nhất. Khi làm bài thi để tránh bị phân tán với những thứ xung quanh nên chọn góc học tập yên tĩnh, tránh xa tiếng ồn, kết nối mạng được ổn định,….
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Kỹ năng giúp học sinh vượt qua kỳ thi mùa Covid-19
+ Nâng cao ý thức cho trẻ trong việc học mùa dịch Covid-19
+ Bật mí kinh nghiệm làm bài tập online hiệu quả
+ Kỹ năng giúp học sinh vượt qua stress trong thời Covid-19
+ Những kỹ năng thiết yếu trẻ cần thành thạo trước khi vào lớp 1
Suckhoecuocsong.vn/TH