Bí quyết chăm sóc trân châu ngọc trai phát triển tốt khỏe mạnh
Trân châu ngọc trai là một trong những cây thủy sinh đẹp dễ trồng, dễ chăm sóc và mang lại vẻ đẹp cho hồ thủy sinh. Nhưng với những người mới bắt đầu trồng trân châu ngọc trai họ thường không biết bắt đầu từ đâu, cách chăm sóc như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc trân châu ngọc trai đúng chuẩn, khỏe mạnh và phát triển tốt.
Trân châu ngọc trai có tên khoa học là Micranthemum ‘Monte Carlo’ hay New Large Pearl Grass có xuất xứ từ Argentina được trồng nhiều ở các hồ thủy sinh. Trân châu ngọc trai được người chơi thủy sinh trồng tạo thảm cỏ xanh, trồng ở những tản đá cao, buộc lên lũa,…để tạo phong cách riêng biệt cho hồ thủy sinh.
Trân châu ngọc trai có chiều cao chỉ khoảng 2-3cm, lan thành từng mảng khoảng 3cm. Lá trân châu ngọc trai có màu xanh mướt, thân có phân đốt nhỏ tạo thêm thảm xanh rất đẹp mắt cho hồ thủy sinh.
Trân châu ngọc trai mang lại những lợi ích gì cho hồ thủy sinh?
Không chỉ góp phần tạo cho hồ thủy sinh của chúng ta đẹp hơn, rực rỡ hơn mà trân châu ngọc trai mang lại nhiều lợi ích khác cho hồ thủy sinh phải kể đến như:
Trân châu ngọc trai ngăn chặn sự phát triển của rêu tảo hại:
Khi trồng chân trâu ngọc trai trong hồ thủy sinh chúng sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng như Fe, Nitrat, Kali,…trong hồ và điều này sẽ hạn chế sự phát triển của rêu tảo hại.
Trân châu ngọc trai lọc hóa chất:
Khi trồng trân châu ngọc trai không chỉ giúp cho hồ thủy sinh đẹp hơn mà chúng còn giúp lọc các chất thải của cá, hấp thụ nitrat từ lá và đất nền. Trân châu ngọc trai đóng vai trò quan trọng trong quá trình giải hấp thụ Cacbon trong hồ thủy sinh.
Trân châu ngọc trai tạo nơi sinh sản cho các cảnh
Nhờ sự sinh trưởng tốt nên những thảm trân châu ngọc trai là nơi lý tưởng cho các loài cá cảnh đẻ trứng trong hồ thủy sinh.
Trân châu ngọc trai có tác dụng sủi khí:
Nhiều hồ thủy sinh nhiều người thay vì đặt viên sục khí hay máy thổi khí vào trong hồ thủy sinh họ trồng trân châu ngọc trai bởi chúng có tác dụng cung cấp lượng oxy trong bể cá cảnh khi hấp thụ CO2 mà cá thải ra trong quá trình nuôi.
Trân châu ngọc trai giúp hồ thủy sinh đẹp hơn, phong cách hơn
Nhờ sở hữu màu xanh tươi mát cùng với sự kết hợp của các tiểu cảnh, lũa, cá cảnh nhiều màu sắc tạo nên một không gian tuyệt vời, sống động, giúp người chơi thoải mái, giảm căng thẳng, thư giãn tinh thần sau một ngày làm việc mệt mỏi
Trân châu ngọc trai khó chết, ít sinh bệnh, phát triển nhanh
Trân châu ngọc trai dễ trồng, sinh trưởng phát triển tốt, khó chết, ít sinh bệnh nên giúp người chơi không tốn quá nhiều tiền bạc, ít bị rêu hại tấn công, không cần chăm sóc nhiều. Cây trân châu ngọc trai sẽ phát triển với tốc độ rất nhanh, chỉ sau 3 tuần gieo trồng bạn đã có một thảm cây xanh mướt, đẹp mắt.
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc trân châu ngọc trai đúng chuẩn, cây phát triển tốt
Mặc dù chân trâu ngọc trai, dễ trồng, ít bị rêu hại tấn công, không cần quá nhiều công chăm sóc nhưng để cây phát triển tốt người chăm sóc chân trâu ngọc trai cần đáp ứng đủ các điều kiện cho sự phát triển cho chân trâu ngọc trai như sau:
Đất nền hồ thủy sinh
Khi lựa chọn đất nền hồ thủy sinh để trồng chân trâu ngọc trai hay các loài cây thủy sinh khác nên lựa chọn đất nền trộn sẵn hoặc đất nền công nghiệp tại các cửa hàng để cây có đủ dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển. Cây phát triển tốt khi được trồng trong đất nền Contro Soil , Aquafor, SmkII, Gex Xanh, Oliver Knot, 1 số nền trộn tan dinh dưỡng ít như nền trộn Lý Vũ Aquamery. Bên cạnh đó, trân châu ngọc trai có thể trồng tốt trên nền trơ, lũa, đá trong hồ thủy sinh.
Nước trong hồ thủy sinh
Nước trong hồ thủy sinh phải sạch, không lẫn tạp chất hay các chất hóa học. Cây trân châu ngọc trai có thể chịu được độ pH tốt ở khoảng 5-9, nhưng ngược lại nếu độ pH trong bể thấp từ 4-5 thì có thể khiến cây bị rữa lá.
kH trong hồ thủy sinh từ 0-10, trâu châu ngọc trai có thể chịu đựng tốt mọi độ kiềm của nước, gH từ 1 trở lên. Trân châu ngọc trai cần Mg và Ca hiện diện trọng nước nên Gh 0 từ nước RO sẽ không trồng được trân châu ngọc trai. No3 tốt nhất dao động từ 5-10, po4 từ 0.2-1, Kali từ 5-20 ppm, Fe nên ở mức 0.1 ppm trở lại và đầy đủ các nguyên tố vi lượng khác. Nh3 nên ở mức 0.3 ppm trở lại.
Ánh sáng trong hồ thủy sinh
Trân châu ngọc trai không nhất thiết cần ánh sáng mạnh, chúng có thể phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng yếu, vừa. Để trân châu ngọc trai phát triển mạnh, bạn nên ưu tiên sử dụng đèn Odyssea và Aquazonic. Thời gian chiếu sáng trung bình từ 8-12h/ngày.
Khi cây phát triển mạnh chúng ta có thể tăng đèn dần, ánh sáng cao làm trân châu ngọc trai bò nhanh hơn nhưng với điều kiện cung cấp đủ dinh dưỡng, khí CO2, hồ sạch rêu hại. Nếu dùng quá nhiều đèn mà không cung cấp đủ dinh dưỡng, khí CO2 có thể khiến trân châu ngọc trai có xu hướng chui xuống nền né sáng hoặc lá bị nhỏ lại, ngược lại nếu thiếu sáng chúng sẽ có xu hướng mọc cao, rất xấu.
Dinh dưỡng
Trân châu ngọc trai rất thích sinh trưởng và phát triển ở nguồn dinh dưỡng đa lượng N từ NH3/NH4. Những hồ thủy sinh cung cấp lượng N từ NH3/NH4 thay vì NO3 thì lá của trân châu ngọc trai sẽ xanh mướt, to tròn hơn, tốc đọ bò cũng nhanh nhưng dễ bị rữa lá khi nền hoặc nước có nồng độ NH3/NH4 quá cao. Lượng NH3 tốt cho sự phát triển của trân châu ngọc trai ở mức 0.1 đến 0.2 ppm.
Khí CO2:
Việc cung cấp đủ khí CO2 sẽ khiến việc trồng cây trân châu ngọc trai trở lên dễ dàng hơn. Bởi trân châu ngọc trai cần rất nhiều CO2 để phát triển nên lượng CO2 hữu cơ trong nước chưa đủ cho sự phát triển của chúng. Do đó, chúng ta cần cung cấp khí nén CO2 sẽ làm CO2 mọc xung hơn, bò nhanh và khỏe mạnh chống trọi với rêu hại tốt hơn.
Những bể thủy sinh có dung tích < 100-150 lít thì CO2 hòa tan hoàn toàn trong nước phải từ 1-1,5 g/s. Còn bể thủy sinh có dung tích >150 lít thì CO2 hòa tan hoàn toàn phải tối thiểu 2g/s nếu ít cây và 3g/s với các bể trồng nhiều cây thủy sinh, cá cảnh.
Những hồ thủy sinh trồng trân châu ngọc trai nên sử dụng lọc váng để lượng O2 từ không khí, tầng mặt luân chuyển vào hồ tốt hơn, làm CO2 có thể ở mức cao nhưng gây nguy hại đến cá cảnh, tép cảnh trong hồ.
Gieo hạt cây trân châu ngọc trai
Bước 1: Xây dựng bố cục, trải đều đất nền vào trong bể
Bước 2: Cho hạt giống trân châu ngọc trai trong hũ đựng tiêu và rắc đều nên nền
Bước 3: Tiếp đến, hãy dùng bình xịt, xịt nước giữ ẩm trong tuần đầu, 3-4 lần/ngày
Bước 4: Sau 3 ngày chăm sóc hạt sẽ nảy mầm và tiếp tục phun ẩm, hạn chế nước ngang nền.
Bước 5: Khoảng 3 tuần chăm sóc cây sẽ phát triển, sinh trưởng phủ kín nền và tạo nên thảm cây xanh mướt.
Bước 6: Nhẹ nhàng cho nước vào ngập để tránh sói nền rễ cây
Trong quá trình chăm sóc có nên cắt tỉa cây trân châu ngọc trai?
Câu trả lời là có. Bởi điều này sẽ giúp cho cây trân châu ngọc trai có hình dáng bắt mắt hơn, tăng thêm phần sinh động cho bể cá thủy sinh.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Bật mí cách giúp cây hoa mai mở đúng dịp
Để giúp hoa mai nở đúng dịp lễ Tết hãy áp dụng các biện pháp dưới đây giúp hoa nở to đẹp. -
Kinh nghiệm chăm sóc hoa đào sau Tết
Để tiếp tục có những nụ hoa đào đẹp nở vào những năm sau chúng ta phải biết cách chăm sóc cây hoa đào đúng cách giúp cây có thể sinh trưởng tốt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa đào sau Tết. -
Kinh nghiệm giúp hoa đào nở nhiều hoa, nở đúng dịp
Khi trồng và chăm sóc cây hoa đào không phải lúc nào cây cũng cho hoa nở đúng dịp lễ Tết, cho ra được những bông hoa nở đẹp, ra nhiều bông. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số cách giúp hoa đào nở nhiều hoa, nở đúng dịp. -
Hướng dẫn cách trồng cây hoa đào tại nhà
Cây hoa đào là loại cây cảnh được trồng phổ biến ở nước ta, ngoài việc làm cảnh cây hoa đào còn giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng cây hoa đào tại nhà. -
Kinh nghiệm chăm sóc cây hoa nhài trong mùa đông chuẩn xác
Cây hoa nhài không chịu được nhiệt độ thấp trong mùa đông, nếu không biết cách chăm sóc có thể khiến cây chậm phát triển, ra ít hoa thậm chí cây dễ bị nhiễm sâu bệnh hại. -
Trồng hoa nhài vào mùa hè cần chú ý điều gì?
Vào mùa hè nắng nóng, nhiệt độ tăng cao gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây hoa nhài. Để giúp cây phát triển, ra nhiều hoa nhài trong mùa hè cần đảm bảo các yêu cầu sau. -
2 loại nước trong nhà bếp giúp cây hoa nhài nhanh lớn, nở nhiều hoa
Trong quá trình sinh trưởng của cây hoa nhài nếu nhận thấy cây chậm phát triển, ra ít hoa hãy bổ sung cho cây 2 loại nước đây chỉ sau thời gian ngắn cây phát triển xanh tốt, ra nhiều hoa. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây.