Bị nhiễm cúm A nên ăn gì giúp nhanh hồi phục

25/10/2024 08:17

Cách giúp cơ thể nhanh hồi phục khi bị nhiễm cúm A

Khi bị nhiễm cúm A khiến cơ thể gặp các triệu chứng như sốt, đau họng, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn. Để giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục cần có chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng.

Cúm A gây ra bởi các chủng của virus cúm A như H1N1, H5N1, H7N9… khi virus cúm tấn công hệ thống hô hấp gây ra các triệu chứng như: sốt trên 39 độ, có thể sốt cao, ớn lạnh, rét run, chảy nước mũi, nước mắt, ngạt mũi, hắt hơi nhiều, đau họng, cơ thể bị mất nước, rối loạn điện giải, ho, đau rát mũi, đau đầu, co giật, đau nhức cơ bắp hoặc đau nhức cơ thể, nhất là vùng thắt lưng, mệt mỏi, chán ăn, có cảm giác như kiệt sức, niêm mạc họng đỏ, tăng tiết nhiều dịch; cuốn dưới thường bình thường, có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy), đặc biệt ở trẻ em. Trường hợp nặng xuất hiện các triệu chứng như gây tức ngực, khó chịu và hay xuất hiện ho khan, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Khi bị nhiễm cúm A người mắc thường mệt mỏi, chán ăn,… từ đó có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe, quá trình hồi phục của cơ thể. Do đó, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục nên bổ sung các thực phẩm như:

Thức ăn mềm, cháo soup

Trong chế độ ăn của người bệnh nhiễm cúm A nên ăn ưu tiên ăn các loại thức ăn mềm, soup gà, soup rau củ, cháo thịt lợn, cháo chim bồ câu, cháo thịt bò, cháo tim, cháo rau củ,… Những loại thức ăn này giúp cung cấp protein,  vitamin, khoáng chất, giảm đau vùng cổ họng, kích thích sự thèm ăn từ đó tăng cường sức đề kháng, giảm viêm nhanh chóng, cơ thể nhanh hồi phục.

Bổ sung trái cây, rau xanh

Nên bổ sung các loại thực phẩm như bí đỏ, rau muống, rau ngót, rau đay, cải ngọt, cải xoăn, rau cải mèo, xà lách, đậu Hà Lan, hành tây, táo, trái cây họ cam quýt, quả mọng, nho, dâu tây, việt quất, nam việt quất, mâm xôi, măng tây, hạt lanh, lúa mạch, yến mạch, đậu lăng, chuối,… Các loại thực phẩm này không chỉ giàu vitamin C, vitamin E, vitamin B6, vitamin K, vitamin B12, chất xơ, các chất chống oxy hóa mà còn giàu dưỡng chất, vitamin nên có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giảm viêm, tốt cho hệ vi sinh đường ruột, chống lại vi khuẩn, virus cúm A.

Thực phẩm chứa nhiều kẽm

Các thực phẩm chứa nhiều kẽm có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng, cải thiện những triệu chứng của một số bệnh về đường hô hấp như bệnh cúm, xoang, viêm phổi,… Do vậy nên bổ sung các loại thịt nạc, sò, hàu, tôm, cua, cá, trứng, sữa,…

Mật ong

Có thể dùng mật ong pha với nước ấm, nước mật ong gừng để uống hàng ngày hoặc sử dụng mật ong nấu với trứng gà để ăn hoặc uống mỗi ngày. Mật ong có chất kháng viêm tự nhiên giúp làm dịu sự kích thích ở họng, giảm ho, kháng khuẩn, chống viêm, chống sự phát triển của virus cúm A

Gừng

Gừng có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ nên có tác dụng làm dịu cơn đau họng và hỗ trợ  điều trị nhiễm trùng, tăng cường miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể chống lại sự phát triển của virus, vi khuẩn. Có thể sử dụng gừng bằng cách lấy gừng tươi gọt vỏ, giã nát, cho vào nước sôi để uống mỗi sáng, hoặc pha trà gừng mật ong, uống khi còn ấm giúp giảm đau rát họng, giảm khô ngứa họng, giảm ho hiệu quả.

Tỏi

Tỏi chứa nhiều allicin, hợp chất sulfur,… rất hiệu quả trong việc kháng khuẩn, tiêu viêm từ đó có tác dụng trị ho và nghẹt mũi.

Bông cải xanh

Súp lơ hay bông cải xanh được biết đến là thực phẩm cực giàu vitamin C giúp tăng miễn dịch, tăng sinh collagen cùng nhiều lợi ích khác cho sức khỏe. Bông cải xanh là nguồn thực phẩm rất giàu chất sắt, protein, canxi, crom, carbohydrate, vitamin A và vitamin C. Bông cải xanh có chứa flavonoid, có tác dụng làm sạch mạch máu rất tốt, giúp loại bỏ cholesterol lắng đọng trong mạch máu và có tác dụng làm loãng máu nhất định. Ngoài ra, bông cải xanh rất tốt cho việc giảm mỡ máu, cải thiện hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa thiếu máu, hỗ trợ tiêu hóa,… tăng sản xuất bạch cầu, tăng tính phản ứng của kháng thể.

Ớt chuông vàng, ớt chuông đỏ

Ớt chuông vàng, ớt chuông đỏ không chỉ có lợi cho sức khỏe, duy trì vóc dáng, hỗ trợ kiểm soát cân nặng tốt mà chúng còn cực giàu vitamin C. Hàm lượng vitamin C dồi dào trong ớt chuông cùng chất xơ không chỉ giúp tăng miễn dịch, cải thiện các triệu chứng cúm A.

Sữa chua

Các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa trong sữa chua giúp kích thích hệ miễn dịch hoạt động tối ưu. Hàm lượng vitamin D dồi dào trong sữa chua còn giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch, tăng khả năng phản ứng của cơ thể đối với virus cúm A.

Trà xanh

Trà xanh có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch. Trà xanh còn chứa những axit amin hỗ trợ sản xuất các chất chống virus có trong tế bào lympho T.

Dâu tây

Dâu tây hay còn được biết đến với tên gọi khác là dâu dất, có hình dáng giống quả tim gà, màu đỏ, cùi mềm, chua ngọt, nhiều nước, không có vỏ cũng không có hạt, có mùi thơm, vị chua chua ngọt ngọt được nhiều người ưa chuộng.

Dâu tây giúp cơ thể tăng sức đề kháng, cải thiện các triệu chứng cúm A, giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh mãn tính, tăng cường sức đề kháng, kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng, bồi bổ cơ thể, giải độc, bổ huyết, tiêu mỡ, nhuận tràng, ích dạ dày, có lợi cho làn da

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Cúm B nên ăn gì giúp nhanh chóng hồi phục

Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm amidan

Chế độ ăn cho người bệnh viêm phổi nhanh khỏi

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cúm nhanh chóng hồi phục

9 thực phẩm nên ăn khi bị cúm, 4 điều nên tránh

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Những thực phẩm người bị viêm gan nên tránh ăn

Chế độ ăn tốt cho người bệnh viêm gan giúp ngừa tổn thương gan

Bí quyết duy trì chỉ số men gan bình thường

Những loại lá có lợi cho người bệnh gan nhiễm mỡ

Chế độ dinh dưỡng cho người bị men gan thấp

Cách nhận biết men gan thấp chuẩn xác

Ảnh hưởng men gan cao với sức khỏe

Bí quyết phòng men gan tăng cao trong dịp Tết

Biện pháp phòng ngừa men gan cao hiệu quả

Nguyên nhân nào gây men gan tăng, dấu hiệu nhận biết chuẩn xác