Bị dị ứng yến mạch cần xử trí như nào tránh nguy hiểm cho sức khỏe?

31/07/2024 08:20

Dấu hiệu nhận biết dị ứng yến mạch, cách xử lý khi bị dị ứng yến mạch

Dị ứng yến mạch nếu không biết cách nhận biết, xử trí không đúng có thể gây nhiều nguy hại cho sức khỏe.

Sau khi ăn yến mạch nếu cảm thấy da nổi mẩn, chảy nước mũi rất có thể chúng ta bị mẫn cảm hoặc dị ứng với một loại protein có trong yến mạch hay còn gọi là avenin. Từ đó kích hoạt phản ứng của hệ thống miễn dịch gây ra các triệu chứng khó chịu cho sức khỏe.

Dấu hiệu nhận biết cơ thể bị dị ứng yến mạch

Dị ứng yến mạch thường xảy ra ở tất cả các đối tượng ngay cả đối với người trưởng thành. Khi bị dị ứng cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng như:

+ Mẩn đỏ, ngứa ngáy, kích ứng da

+ Phát ban trên da hoặc phát ban bên trong miệng gây khó chịu khi ăn thức ăn

+ Rát họng

+ Sổ mũi, nghẹt mũi

+ Cảm giác ngứa ở mắt

+ Buồn nôn và nôn mửa

+ Tiêu chảy

+ Đau bụng

+ Khó thở

+ Mạch đập yếu và nhanh

+ Chóng mặt

+ Ngất xỉu

+ Trường hợp nặng có thể gây sốc phản vệ

Cách xử trí khi bị dị ứng yến mạch

Khi thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng ở trên cần ngay lập tức dừng ăn các loại thực phẩm, đồ uống có chứa thành phần là yến mạch để tránh tình trạng dị ứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

Nếu dị ứng yến mạch nhẹ chỉ xuất hiện các vết mẩn đỏ, ngứa ngáy, kích ứng da, phát ban, sổ mũi, nghẹt mũi,… chỉ cần sử dụng thuốc kháng histamin theo đường uống, có thể sử dụng kem bôi corticosteroid để giảm triệu chứng.

Tuy nhiên, nếu xuất hiện tình trạng dị ứng yến mạch nghiêm trọng như khó thở hoặc sốc phản vệ, cần gọi ngay cho dịch vụ y tế khẩn cấp hoặc đến các cơ sở y tế để điều trị.

Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng dị ứng bột yến mạch nặng như: hạ huyết áp, thở khò khè, khó thở, sưng lưỡi, sưng cổ họng, nói lắp, tiêu chảy, buồn nôn, mạch đập yếu và nhanh, chóng mặt, ngất xỉu hoặc sốc phản vệ, bạn cần gọi ngay cho dịch vụ y tế khẩn cấp hoặc đến bệnh viện để điều trị. Các bác sĩ có thể chỉ định tiêm epinephrine (như EpiPen). Việc tiêm epinephrine tùy thuộc vào độ tuổi, mức độ nghiêm trọng của phản ứng dị ứng của người bị dị ứng.

Để phòng ngừa dị ứng yến mạch đối với người bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với avenin nên tránh sử dụng các sản phẩm có chứa yến mạch, kiểm tra trên tem nhãn sản phẩm có chứa thành phần là yến mạch hay không, tránh sử dụng bột tắm yến mạch, kem dưỡng da có chứa yến mạch, ngũ cốc, bánh quy làm từ yến mạch, bia, bánh yến mạch, cháo bột yến mạch, sữa yến mạch, yến mạch hữu cơ. Nếu ăn ở ngoài nhà hàng, quán ăn, đi du lịch ở nước ngoài nên hỏi rõ thành phần của món ăn. Nếu bị dị ứng yến mạch thực sự, có thể cần mang theo ống tiêm epinephrine để phòng ngừa sốc phản vệ nếu chẳng may bị dị ứng khi ăn các món ăn, đồ uống có chứa yến mạch.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Cách xử trí khi bị dị ứng tôm hiệu quả

Bị dị ứng nước hoa cần xử trí, phòng ngừa như thế nào?

Dị ứng táo: dấu hiệu, cách xử lý chuẩn xác nhất

Cách xử lý khi bị dị ứng nước biển đúng cách

Trẻ bị dị ứng nước mưa phải làm thế nào?

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Kinh nghiệm xử lý nước sinh hoạt trong mùa mưa bão, ngập lụt

Cách bảo quản thực phẩm khi mưa lũ gây mất điện

Cách nhận biết nguy cơ lũ quét chuẩn xác

Dấu hiệu nhận biết sạt lở đất trong mùa mưa lũ chuẩn xác

Cách dọn dẹp nhà, bùn lầy sau mưa bão, ngập lụt đúng cách

Vì sao không nên tích trữ quá nhiều thực phẩm trong ngày mưa bão

Cách ứng phó khi nước bão lũ dâng cao gây ngập lụt

Những vật dụng cần chuẩn bị trước khi mưa bão, ngập lụt kéo dài

Dự trữ thực phẩm mùa mưa bão cần nhớ điều gì

Cách bảo vệ cửa kính khi có bão, giông lốc