Bật mí cách mua sò huyết ngon, bảo quản, cách tách vỏ nhanh
Hướng dẫn cách mua sò huyết ngon, cách sơ chế sò huyết sạch cát, bụi bẩn, cách bảo quản sò huyết được lâu, điều cần lưu ý khi ăn sò huyết
Bật mí cách mua sò huyết ngon, bảo quản, cách tách vỏ nhanh
Sò huyết là một loại hải sản có tính ngọt, vị mặn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Sò huyết được chế thành thành nhiều món ăn ngon như: cháo sò huyết, sò huyết xào bơ tỏi, sò huyết nướng mỡ hành. Khi mua sò huyết làm thế nào để chọn được sò huyết ngon, nhiều thịt, không mua nhầm phải sò huyết đã để lâu ngày thì khá nhiều người chưa biết cách chọn. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách mua sò huyết ngon, cách sơ chế sò huyết đúng, cách bảo quản sò huyết được lâu.
Sò huyết được biết đến là loại hải sản chứa hàm lượng đạm cao cùng với nhiều chất khoáng có lợi cho cơ thể như: kẽm, magie giúp giúp tăng sự dẻo dai, sức chịu đựng của cơ thể
+ Sò huyết có hàm lượng dinh dưỡng cao, các loại vitamin A, B1, B2, C, protein, Lipid, có tác dụng bổ huyết, tốt cho những người bị thiếu máu
+ Sò huyết hỗ trợ chuyện chăn gối cực hiệu quả nếu bạn ăn sò huyết đúng cách
+ Ăn sò huyết có tác dụng cải thiện số lượng tinh trùng và chất lượng tinh trùng ở nam giới
+ Sò huyết với nguồn chất đạm phong phú, ít mỡ, nhiều chất khoáng, có tác dụng tốt với bệnh tăng huyết áp, suy nhược cơ thể, lao phổi.
+ Trong Đông y, sò huyết có vị ngọt, mặn, tính ấm có tác dụng bổ huyết, ôn trung, kiện vị, chữa chứng huyết hư, thiếu máu, viêm loét dạ dày - tá tràng, tiêu hóa kém.
+ Bên cạnh đó, sò huyết còn chữa suy nhược cơ thể, tăng huyết áp, béo phì, chữa đau dạ dày, ợ chua, chữa kinh nguyệt ra nhiều, đại tiện ra máu,….
Hướng dẫn cách chọn sò huyết tươi ngon, ngọt thịt
Sở dĩ có tên là sò huyết bởi vì ruột của nó có màu đỏ hồng như máu, ăn rất bổ. Sò trưởng thành dài 5–6 cm và rộng 4–5 cm. Ở Việt Nam một vài nơi quen gọi sò huyết là sò trứng hay sò tròn. Đối với nhiều người khi mua sò huyết thường bị mua nhầm với sò gạo vì hai loại sò này có vẻ ngoài khá giống nhau. Khi chọn mua sò huyết hãy chọn theo những tiêu chí dưới đây:
+ Khi chọn mua sò huyết hãy dùng đầu dao nhọn hơi tách miệng sò ra đâm vào thịt sò, nếu sò có dịch màu đỏ hồng như máu chảy ra là sò huyết, ngược lại nếu màu chảy ra nhạt hơn thì đó là sò gạo
+ Kích thước của sò gạo thường to hơn kích thước của sò huyết
+ Sò gạo có miệng vỏ hơi méo không được tròn và vỏ cũng trắng hơn, ngược lại sò huyết có miệng tròn hơn, vỏ sậm màu hơn
+ Khi chọn mua sò huyết nên chọn những con sò huyết kích thước vừa phải, không chọn những con kích thước quá nhỏ, thịt sẽ dai, ít không nhiều thịt. Không chọn những con quá to vì có thể bị nhầm với sò gạo, thịt cũng không được ngọt bằng
+ Nên chọn những con sò huyết vẫn còn thò miệng ra ngoài nhiều, khi dùng tay chạm vào vỏ khép miệng nhanh thì có thể chọn mua.
+ Tuyệt đối không nên mua những con sò huyết khép chặt miệng
+ Khi ngửi sò huyết thấy mùi tanh đặc trưng không có mùi lạ, mùi hôi.
+ Không nên mua sò huyết vào các ngày giữa tháng âm lịch vì lúc đó sò huyết thường kém ngon hơn so với các thời điểm khác.
+ Không chọn những con sò bị dập, nứt vỡ vỏ, nên chọn những con còn nguyên vẹn vỏ.
Hướng dẫn cách sơ chế sò huyết sạch cát, bụi bẩn
Sò huyết sinh sống chủ yếu ở vùng nước gần bờ, tập trung ở vùng ven biển, trong vùng trung triều với đáy là bùn hoặc bột, độ mặn tương đối thấp. Thức ăn của chúng chủ yếu là các mảnh vụn hữu cơ, thực vật phù du và tảo đơn bào…Do đó, trước khi chế biến sò huyết cần phải sơ chế để loại bỏ hết cát, bùn bên trong. Để loại bỏ hết cát, bụi bẩn bạn có thể sử dụng những mẹo sau.
Dùng nước vo gạo
Sò huyết sau kh mua về rửa sạch qua 2 lần nước để loại bỏ bớt cát, bụi bẩn bám bên ngoài vỏ sò. Sau đó tận dụng nước vo gạo để ngâm sò huyết khoảng 1 - 2 tiếng, giúp sò huyết nhanh chóng nhả hết đất cát, chất bẩn bên trong ra.
Dùng nước muối ớt
Có thể cho sò huyết vào ngâm trong hỗn hợp nước có pha một ít muối ớt từ 1 - 2 tiếng. Muối và ớt cay kích thích sò mở miệng hô hấp, đẩy nhanh quá trình làm sạch cát, chất bẩn có trong sò huyết.
Dùng vật dùng bằng kim loại
Sò huyết sau khi mua về rửa qua 2-3 lần nước cho sạch, sau đó thả một vài vật dụng bằng kim loại như muỗng, đũa, dao,...vào thau nước đang ngâm sò huyết, khoảng 30 - 60 phút sẽ thấy sò huyết bắt đầu thải ra cát bên trong ruột.
Dùng dầu mè
Nếu nhà có sẵn dầu mè có thể mang 1 ít đi pha loãng với nước để ngâm sò huyết, dầu mè có tác dụng tích cực trong việc làm sạch sò từ bên trong, làm sạch cát và chất bẩn bên trong sò huyết.
Lưu ý:
Để làm sạch phần vỏ bên ngoài bạn có thể
Một số lưu ý khi sơ chế sò huyết vớt hết sò huyết ra dùng bàn chải chà xát phần vỏ dưới vòi nước đang chảy để làm sạch hết rong bám trên vỏ của sò huyết.
Nếu chỉ sử dụng thịt sò, sau khi tách lấy thịt tươi sống có thể dùng muối hạt rửa lại cho thật sạch là được.
Cách tách vỏ sò huyết nhanh, đơn giản không tốn nhiều thời gian
Đập sò huyết
Dùng một chiếc búa vừa tay, đập thẳng vào vỏ sò, làm lớp vỏ vỡ ra. Bạn có thể dễ dàng lấy hết thịt sò huyết. Nhưng khi đập chỉ nên đập nhẹ cho vỏ sò huyết vỡ ra, không nên đập quá mạnh khiến cả phần thịt sò bên trong cũng bị nát.
Luộc sơ sò huyết
Sò huyết sau khi được ngâm cho sạch cát cho vào nồi nước sôi để luộc sơ qua trong khoảng 1 - 2 phút thì có thể vớt ra, chỉ cần luộc sơ không cần luộc chín quá. Dùng 2 móng tay cái hoặc đầu mũi dao nhọn nhẹ nhàng tách nhẹ ngay đường rãnh giữa miệng sò huyết là có thể tách vỏ dễ dàng.
Dùng dụng cụ tách vỏ sò huyết
Dùng dụng cụ tách vỏ sò huyết được bày bán trên thị trường, chỉ cần dùng lực tách nhẹ ở phần nhô lên của vỏ sò là được. Hoặc sử dụng đầu dao nhọn nhẹ nhàng lách vào khe giữa hai vỏ tách ra là được.
Dùng muỗng
Dùng 2 chiếc muỗng ngắn nằm quay lưng về phía nhau, đặt chung phần đầu muỗng sao cho chúng kẹp giữa 2 phần nhô lên của vỏ sò. Tay thuận nắm giữ 2 đầu muỗng, tay còn lại giữ sò, dùng lực tay bóp nhẹ 2 cán muỗng lại với nhau là có thể dễ dàng tách được vỏ sò.
Hướng dẫn cách bảo quản sò huyết được tươi lâu, không bị chết
Bảo quản trong tủ lạnh
Sò huyết sau khi mua về, loại bỏ hết bùn, cát bẩn trong sò huyết sau đó để ráo nước và cho vào hộp đựng để vào ngăn lạnh.
Bảo quản bên ngoài tủ lạnh:
Cho sò huyết vào túi vải sạch, để nơi khô ráo, thỉnh thoảng rưới lên một chút nước để tạo độ ẩm, với cách này có thể bảo quản sò huyết trong vòng 2-3 ngày
Những điều cần lưu ý khi ăn sò huyết
Sò huyết mặc dù là loại hải sản chứa nhiều dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được sò huyết. Nếu sử dụng không đúng đối tượng và sai cách sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe
+ Môi trường sinh sống của sò huyết chủ yếu ở trong cát nên sò huyết có thể bị nhiễm ký sinh trùng, nhiễm bẩn, E coli, Salmonella và ký sinh trùng đường ruột do đó cần phải được ngâm, rửa, chế biến kỹ trước khi ăn.
+ Những người có hệ tiêu hóa kém không nên sử dụng sò huyết nếu không có thể dẫn đến ngộ độc, nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng đường tiêu hóa
+ Sò huyết là loại có mức độ retinol rất cao, những người phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không nên ăn sò huyết, để tránh nguy hiểm cho bản thân và thai nhi về sau
+ Trẻ nhỏ cũng là đối tượng không được khuyến khích sử dụng sò huyết, do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển toàn diện nếu ăn sò huyết chưa qua chế biến kỹ càng sẽ rất dễ dẫn đến ngộ độc, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn
+ Tuyệt đối không ăn sò huyết bị chết, bốc mùi,…
+ Phần vỏ sò huyết không phù hợp để tiêu thụ do đó không nên ăn
+ Nếu sau khi sò huyết cơ thể xuất hiện các triệu chứng dị ứng như ngứa lưỡi, nổi mẩn trên da, ngứa, buồn nôn, nôn... nên đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Cách chọn ốc móng tay, sơ chế bảo quản ốc tươi ngon
+ Cách chọn hàu, sơ chế, bảo quản, lợi ích của hàu tươi
+ Hướng dẫn cách chọn ghẹ ngon nhiều thịt, cách bảo quản, sơ chế ghẹ
+ Hướng dẫn cách chọn tôm, bảo quản tôm tươi ngon
+ Bật mí cách chọn ốc hương ngon, bảo quản đúng cách
Suckhoecuocsong.vn/TH