Bật mí cách kiểm tra độ pH của đất tại nhà
Cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh thì môi trường đất đóng vai trò quan trọng. Độ pH của đất là thang đo quan trọng, giúp xác định được hiện trạng trong đất có phù hợp cho cây trồng hay chưa. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách kiểm tra độ pH của đất.
Kiểm tra độ pH của đất giúp người trồng xác định được hiện trạng trong đất có phù hợp với cây trồng hay chưa, cần điều chỉnh như thế nào để giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh bởi mỗi một loại cây trồng sẽ thích ứng với mỗi loại đất khác nhau. Việc kiểm tra độ pH của đất là điều cần thiết, cần thực hiện thường xuyên.
Độ pH là gì?
Độ pH hay chỉ số pH là một chỉ số có thang đo từ 1 đến 14. Phản ánh tính chất kiềm hay acid của một môi trường nào đó. Các loại đất trồng chủ yếu có độ pH từ 5.0 đến 8.0, tùy theo loại cây trồng mà ta phải điều chỉnh cho phù hợp. Những loại đất có độ pH nằm ngoài khoảng từ 5.0 đến 8.0 thì thường không phù hợp để trồng trọt.
Giúp có cây trồng có thể hấp thu các chất dinh dưỡng trong đất, chúng cần có khả năng hòa tan trong nước. Mỗi ion dinh dưỡng này có độ pH ưa thích mà chúng thích để cây sử dụng chúng. Do vậy nếu độ pH nằm ngoài khoảng 5.0 đến 8.0 thì cây trồng không thể tiếp cận chất dinh dưỡng từ đó cây chậm phát triển, còi cọc, thậm chí là chết cây.
Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ, một số cây phát triển mạnh trong môi trường chua, một số cây cam quýt thích độ pH từ 5.5 đến 6.0. Một số loại cây khác như măng tây, đậu ngọt thích đất có độ kiềm cao hơn một chút trên 7.
Do vậy biết được độ chua của đất đảm bảo chúng ta có thể biết những loại cây phù hợp. Nếu nhận thấy rằng đất trồng quá chua sẽ áp dụng các biện pháp cải tạo đất giúp đưa đất trở về trung tính hơn.
Cách thực hiện kiểm tra độ pH của đất tại nhà?
Để kiểm tra độ pH của đất tại nhà chúng ta có thể sử một số dụng cụ, vật liệu như: nước cất, giấm trắng, baking soda, bát sạch, thìa
Thực hiện:
Bước 1: Lấy một lượng nhỏ đất trồng, cho một muỗng canh đất vào bát nhỏ trộn với một muỗng canh nước cất trộn đều để tạo thành một lớp bùn lỏng lẻo.
Bước 2: Đổ chút chút giấm vào bát, nếu xuất hiện bốc khói/ nổi bọt lên, đất có tính kiềm.
Bước 3: Để kiểm tra kỹ kết quả, hãy lấy một thìa đất khác từ cùng một vị trí trong làm ướt đất với nước và trộn một lần nữa.
Bước 3: Tiếp theo, rắc 1 muỗng canh muối nở vào và trộn đều. Nếu nó bốc khói/ nổi bọt, đất có tính axit.
Dùng máy đo độ pH
Để kiểm tra độ pH của đất chúng ta có thể sử dụng máy đo độ pH bằng cách cắm máy đo pH xuống mặt đất cần kiểm tra độ pH, chờ 1 phút kết quả sẽ hiển thị trên màn hình
Dùng giấy quỳ
Lấy mẫu đất trồng thuộc tầng lớp có nhiều rễ non phát triển nhiều nhất. Bỏ mẫu đất vào ly có đựng nước cất, khuấy đều và để lắng trong thời gian từ 15 – 20 phút. Lấy giấy quỳ nhúng vào dung dịch đất đã pha loãng, sao cho nước thấm hết phần bề mặt giấy quỳ (2/3). Lấy giấy quỳ ra, đợi khoảng 1 phút và so sánh màu giấy quỳ đã chuyển với bảng màu pH.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
Cây hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo, được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh hay trồng làm cảnh trong nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa nhài phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại. -
Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà
Hoa quỳnh mang vẻ đẹp độc đáo cùng mùi hương dễ chịu nên được nhiều người trồng ở khu vực ban công, ngoài sân vườn nhưng tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà? -
Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa
Hoa quỳnh mang một vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết cùng mùi hương độc đáo hấp dẫn nhiều người yêu hoa. Nhưng để giúp cây nhanh ra hoa, hạn chế sâu bệnh hại cần biết cách cắt tỉa, chăm sóc đúng cách. -
Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh khi được sơ chế bảo quản đúng cách sẽ giúp đảm bảo dược tính, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. -
Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà
Hoa quỳnh sở hữu vẻ đẹp quý phái, có mùi hương thơm độc đáo, với cánh hoa mềm mạnh, mỏng nhẹ, nhụy vàng rất đẹp mắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh tại vườn nhà. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy
Các bộ phận của cây cơm cháy đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá, thân, cành để điều trị một số bệnh như: bệnh suy nhược đau cơ mỏi lưng, ngứa ngoài da, mề đay, bong gân, -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất
Cây cơm cháy hay cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo có tác dụng điều trị một số bệnh nên được trồng trong vườn nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây cơm cháy giúp cây phát triển tốt.