3 căn bệnh dễ bùng phát trong mùa mưa ẩm, cách phòng ngừa
Những bệnh hô hấp dễ bùng phát vào mùa đông xuân
Thời tiết nồm ẩm, mưa phùn cuối năm quý Mão (2023) tại các tỉnh thành miền Bắc là nguyên nhân gia tăng các bệnh về đường hô hấp. Các số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đang điều trị tại các bệnh viện rất đông, đa phần là trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có bệnh nền như huyết áp, tim mạch...
Bệnh viêm đường hô hấp
Ho, sốt, chảy nước mũi... là triệu chứng chung của nhiều bệnh về đường hô hấp thường gặp trong thời tiết nồm ẩm. Người dân không nên chủ quan trước những dấu hiệu tưởng như bình thường này đặc biệt là trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có bệnh nền. Các bác sĩ cho biết hiện tượng chảy mũi trong, sốt nhẹ, ho…có thể là biểu hiện ở giai đoạn đầu của bệnh viêm phổi do đó nếu tự ý mua thuốc điều trị sẽ vô cùng nguy hiểm.
Nguyên nhân gia tăng các bệnh về đường hô hấp do thời tiết nồm ẩm của giai đoạn giao mùa đông xuân là điều kiện thuận lợi để các bệnh lây truyền do virus gia tăng. Số liệu thống kê hàng năm cho thấy đây là thời gian cao điểm của các bệnh do virus gồm sởi, quai bị, thủy đậu, rubella…Để bảo vệ sức khoẻ, loại trừ nguy cơ nhiễm bệnh từ không gian sống các chuyên gia khuyến cáo người dân cần tiêm phòng vaccine bởi đây là phương pháp hiệu quả để phòng ngừa những bệnh lây truyền do virus kể trên.
Bệnh sởi, quai bị, thủy đậu
Các căn bệnh như cúm, sởi, quai bị, thủy đậu, rubella thường bùng phát trong thời điểm cuối năm. Đến thời điểm hiện tại các căn bệnh trên đều đã có vaccine phòng bệnh và được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam. Tuy nhiên, một số trường hợp vì một lý do nào đó chưa được tiêm chủng hoặc vùng miền nào đó chưa phủ hết hoặc có khoảng trống miễn dịch cần tiêm nhắc lại. Đặc biệt đối với bệnh sởi kể cả khi tiêm chủng đầy đủ, khả năng miễn dịch cũng có thể không bền vững do đó sau 5-15 năm, lượng kháng thể giảm xuống cần tiêm nhắc lại để đảm bảo lượng kháng thể bảo vệ.
Các bệnh về da
Thời tiết nồm ẩm là điều kiện lý tưởng cho bệnh nấm da phát triển. Do đó chế độ sinh hoạt thiếu khoa học như vệ sinh không sạch cũng có thể dẫn tới nấm vùng kín, nấm da ở những khu vực hay ra mồ hôi như kẽ chân, kẽ tay..khiến cơ thể luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Trên da thường xuất hiện các tổn thương như đám tròn đỏ, vùng da không đều màu, ranh giới rõ có thể có mụn nước nhỏ ở bờ viền. Bệnh sẽ trở nặng nếu không được điều trị, hoặc điều trị không đúng cách gây tổn thương da càng nặng nề. Tình trạng này kéo dài khiến vùng da trở nên sần sùi, biến dạng, gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân.
Để điều trị, các thuốc trị nấm sẽ được các bác sĩ kê đơn để tiêu diệt nấm trực tiếp hoặc ngăn không cho nấm phát triển. Các chuyên gia khuyến cáo người dân cần tuân thủ phương pháp điều trị nấm theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa da liễu để được lựa chọn thuốc kê đơn phù hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc theo cách truyền miệng khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Phương pháp phòng bệnh
Năm nào cũng vậy, thời gian cận kề Tết Nguyên đán các tỉnh miền Bắc thường giá lạnh, mưa bất thường gây ra nhiều mối đe dọa cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ và người cao tuồi. Vì vậy người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe như áp dụng chế độ ăn khoa học, tập thể dục hàng ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm như cúm, bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, sởi, thủy đậu...
Lưu ý uống nước ấm, đảm bảo lượng nước từ 1,5 đến 2,5 lít/người/ngày.Tiêm vắc xin phòng các bệnh như sởi, rubella, ho gà…đầy đủ và đúng lịch. Đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh gia đình, vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối. Khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, xử trí kịp thời.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Đề phòng bệnh thủy đậu khởi phát trong mùa đông xuân
Biện pháp phòng bệnh đậu mùa khỉ hiệu quả
Phòng ngừa các bệnh hô hấp mùa đông xuân như thế nào?
Priorix thuốc tiêm phòng bệnh bệnh sởi
Suckhoecuocsong.vn