1% người giàu nhất giàu hơn phần còn lại của thế giới
Năm 2009, số 1% trên chiếm khoảng 44% tài sản toàn cầu. Con số đó đã tăng lên 48% trong năm nay và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Kết quả trên được công bố trùng thời điểm Diễn đàn Kinh tế Thế giới sắp khai mạc tại Davos (Thụy Sĩ), quy tụ những nhà lãnh đạo chính trị cũng như kinh tế hàng đầu trên khắp thế giới. Giám đốc Oxfam - Winnie Byanyima là người đồng tổ chức sự kiện này. Bà cho biết sẽ yêu cầu hành động khẩn cấp để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.
"Đã đến lúc các lãnh đạo dùng quyền lực của mình để tạo ra một thế giới công bằng và thịnh vượng hơn. Nếu không giải quyết sự bất bình đẳng này, quá trình chống lại đói nghèo sẽ phải mất hàng thập kỷ. Người nghèo đang chịu 2 sức ép, một là họ được chia phần nhỏ hơn trong miếng bánh kinh tế, hai là chính miếng bánh ý cũng đang nhỏ đi do tăng trưởng chậm lại", bà nói.
Người giàu ngày càng giàu hơn
BBC cho biết Oxfam đang kêu gọi các Chính phủ chấp nhận kế hoạch 7 điểm để giải quyết tình trạng này. Trong đó có điều tra nạn trốn thuế của các công ty và tăng lương cho nhân viên.
Năm ngoái, Oxfam đã gây chấn động Davos khi công bố 85 người giàu nhất thế giới có tài sản tương đương 50% người nghèo nhất (3,5 tỷ người). So sánh này hiện tại còn đáng sợ hơn, khi chỉ cần 80 người top đầu là đã đủ cân bằng.
Nghiên cứu công bố hôm nay của họ cũng cho thấy sau khi trừ tài sản của 1% người giàu, hơn một nửa phần còn lại thuộc về 20% người giàu nhất hành tinh. Dân số còn lại của thế giới chỉ đóng góp 5,5% tài sản.
Tính trung bình, mỗi người trưởng thành có khối tài sản trị giá 3.851 USD trong năm 2014. Con số này ở nhóm 1% là 2,7 triệu USD. Hồi tháng 10 năm ngoái, một báo cáo từ ngân hàng Credit Suisse cũng cho thấy 1% người giàu nhất sở hữu 50% tài sản toàn cầu.
Danh sách 10 tỉ phú giàu nhất thế giới (theo BXH năm 2013)
Quang Phong - Skcs.vn (tổng hợp)
Các tin khác
-
Thiết kế môi trường cho các công trình xanh, những nỗ lực vì mục tiêu phát triển bền vững
Công trình xanh là những công trình mà trong thiết kế, xây dựng hoặc vận hành có thể giảm thiểu các tác động xấu và tạo ra những tác động tích cực đối với khí hậu, môi trường và sức khỏe của con người. -
Tiêu chuẩn hóa nền kinh tế tuần hoàn, những nỗ lực góp phần vì mục tiêu phát triển bền vững
Ô nhiễm môi trường và Biến đổi khí hậu đã và đang diễn biến hết sức phức tạp trên quy mô toàn cầu, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp bách đặt ra trong bối cảnh hiện nay. -
Tiêu chuẩn về mua sắm bền vững đóng góp vào các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc
Mua sắm bền vững là một khía cạnh trách nhiệm xã hội liên quan đến phát triển bền vững. Thực tế mọi tổ chức đều có những tác động đến môi trường, xã hội và kinh tế. -
Kinh tế tuần hoàn và vai trò của tiêu chuẩn
Trên thế giới, khái niệm về kinh tế tuần hoàn được đưa ra lần đầu tiên từ những năm 1980 bởi Walter R. Stahel, một kiến trúc sư người Thụy Sỹ, với tên gọi ban đầu là “self-replenishing system (product-life extension)”. -
Vietnam Airlines bán vé bay nội địa chỉ 199.000 đồng đến 06/03/2020
Hơn 30 đường bay nội địa của Vietnam Airlines sẽ mở bán từ ngày 29.2 đến 6.3.2020 với mức đồng giá chỉ 199.000 đồng/chiều. -
Chiến lược ngành du lich sau dịch Covid-19
Dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng rất nhiều tới ngành du lịch của nước ta. Ngành du lịch sẽ chịu nhiều tổn thất và có thể kéo dài sau khi dịch bệnh kết thúc. -
Nguy cơ mất việc hàng loạt trong ngành ô tô Đức
Căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc, dịch bệnh Covid-19 bùng phát cùng với sự sụt giảm nhu cầu toàn cầu thị trường ô tô lớn nhất thế giới là Trung Quốc đang khiến cho ngành ô tô Đức đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn. -
Nguy cơ sa thải việc làm quy mô lớn tại Trung Quốc
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung Quốc chỉ có thể duy trì hoạt động trong 1 tháng tới. Với dòng tiền hiện nay, với khoảng 30% có thể chống đỡ vòng 2 tháng. Trong khi 18% có thể chống đỡ kéo dài hoạt động kéo dài trong 3 tháng. -
Một số nội dung chính của Hiệp định EVFTA và EVIPA
EVFTA đã trở thành hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được Nghị viện châu Âu (EP) khóa mới xem xét và phê chuẩn. -
EVFTA và EVIPA: Tạo dựng khuôn khổ hợp tác song phương lâu dài theo hướng đối tác bình đẳng, cùng có lợi
EVFTA và EVIPA trở thành những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được EP khóa mới xem xét và phê chuẩn.