Tránh ngộ độc nấm những điều cần nhớ

10/8/2022 3:33:00 PM
Nhằm phòng ngừa tình trạng ngộ độc nấm khi ăn nấm chúng ta cần ghi nhớ những điều cực kỳ quan trọng dưới đây, cũng như nắm rõ kỹ năng ứng phó khi bị ngộ độc nấm để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

 

Tránh ngộ độc nấm những điều cần nhớ

Nhằm phòng ngừa tình trạng ngộ độc nấm khi ăn nấm chúng ta cần ghi nhớ những điều cực kỳ quan trọng dưới đây, cũng như nắm rõ kỹ năng ứng phó khi bị ngộ độc nấm để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nấm từ lâu được biết đến là một trong những nguồn thực phẩm có lợi cho sức khỏe của con người khi được sử dụng đúng cách, đảm bảo chất lượng nguồn gốc của nấm. Khi ăn nấm thường xuyên sẽ có tác dụng bảo vệ tim mạch, phòng chống ung thư, beta-glucan, chitin cùng với chất xơ có trong nấm tạo cảm giác no và kiềm chế cơn đói từ đó giảm cân hiệu quả. Ngoài ra, khi ăn nấm còn tăng cường khả năng miễn dịch, phòng chống lão hóa, kháng viêm,....

Những nguy cơ gây độc của nấm

Trên thế giới có nhiều loại nấm trong đó có những loại chứa độc tố nguy hiểm cho sức khỏe. Do vậy khi ăn nấm có thể dẫn đến ngộ độc nấm thậm chí do không được phát hiện, xử lý kịp thời một số trường hợp bị tử vong do ngộ độc nấm. Khi các loại nấm có chứa thành phần độ tố gây nguy hiểm cho sức khỏe ngay cả khi chúng được sơ chế sạch sẽ, được chế biến ở nhiệt độ cao khi xào, nấu, hầm cũng không thể làm giảm độc tố gây nguy hiểm đến sức khỏe được.

Tuy nhiên, đối với những người trưởng thành, người khỏe mạnh thì khả năng bị ngộ độc nấm thấp hơn những người có sức đề kháng yếu, người cao tuổi, trẻ nhỏ, người vừa ốm dậy, vừa thực hiện phẫu thuật,... Những người bụng yếu khi ăn hay bị đầy hơi, đau bụng không nên ăn nấm vì rất có thể dẫn đến ngộ độc.

Khi ăn nấm có chứa độc tố sẽ dễ dẫn đến tổn thương một số bộ phận như tim, gan, thận, thậm chí bị liệt dây thần kinh… cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe. Đồng thời, nguy cơ ngộ độc càng tăng cao khi có thói quen uống bia rượu khi ăn nấm đối với một số người. Để đảm bảo an toàn, phòng ngừa nguy cơ ngộ độc nấm khi ăn nấm cần ghi nhớ những nguyên tắc cực kỳ quan trọng sau đây.

Những nguyên tắc quan trọng khi sơ chế, chế biến nấm phòng tránh ngộ độc

Tránh ngộ độc nấm những điều cần nhớ

Không được dùng quá nhiều dầu ăn để nấu nấm

Nấm có thể hút chất lỏng tốt nên khi chế biến không nên cho quá nhiều dầu ăn để chế biến nấm. Khi ăn quá nhiều dầu sẽ làm cho cơ thể chúng ta xuất hiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu và dầu sẽ làm cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của nấm.

Nên nấu nấm ở nhiệt độ cao

Muốn cho nấm cho giữ nguyên vị ngon ngọt thì chúng ta không nên nấu nấm ở nhiệt độ quá cao sẽ làm cho nấm mất đi vị ngọt tự nhiên, mất màu. Cho nên khi chế biến nấm nên để nhiệt độ cao.

Không nên rửa nấm quá kỹ trước khi chế biến

Các loại nấm thường được trồng trong môi trường sạch sẽ, các nguyên liệu trồng nấm, nguồn nước tưới, môi trường sinh sống của nấm được đảm bảo sạch sẽ, an toàn tạo điều kiện cho nấm phát triển, sinh trường. Nhưng một số người lo ngại vấn đề vệ sinh thực phẩm nên trong quá trình sơ chế làm sạch nấm thường có thói quen rửa nấm quá kỹ, nhưng điều này sẽ làm cho nấm mất đi một lượng dưỡng chất nhất định. Bên cạnh đó, việc rửa nấm với nhiều lần nước sẽ khiến nấm hút vào một lượng nước khá nhiều, khi nấm được đem đi chế biến, chiên, xào sẽ khiến nấm bị nhão, món ăn không còn hấp dẫn như ban đầu.

Chế biến chín 100%

Để đảm bảo vệ sinh, an toàn thì nhất định phải chế biến chín 100%, nên đun sôi nấm trong thời gian 10-15 phút để loại bỏ hết những vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong nấm

Không chế biến nấm trong nồi nhôm

Không chế biến nấm trong nồi nhôm bởi khi chúng ta chế biến nấm trong nồi nhôm sẽ làm cho nấm bị ngã màu, khi đó nấm không còn giữ nguyên màu sắc ban đầu của nó nữa, khiến cho món ăn giảm bớt hương vị.

Phải chọn nấm tươi và non

Phòng ngừa ngộ độ nấm khi chọn nấm nên chọn các loại nấm còn tươi, non, không mua các loại nấm đã để lâu ngày, nấm đã bị dập nát, nấm có mùi bất thường, màu sắc bên ngoài của nấm bị biến đổi

Nên giữ lại nước ngâm nấm khô

Khi rửa sạch nấm khô để loại bỏ các cặn bã chất bẩn bám vào các chân nấm, kẽ nấm khá nhiều người thường bỏ phần nước nấm nấm đi. Nhưng theo các chuyên gia cho biết, phần nước ngâm nấm lại chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Do đó, khi sơ chế nấm chúng ta nên rửa nấm sạch sẽ qua 1-2 lần nước, rồi ngâm nấm khô vào nước sạch, nước ngâm nấm có thể cho vào nồi canh giúp tăng hương vị của món ăn

Chỉ ăn nấm khi biết đó là loại nấm không độc

Nếu như khi đi ngoài tự nhiên chúng ta thấy nấm mọc nhiều chúng ta không nên hái nấm về ăn khi không biết chúng có độc hay không. Để phòng ngừa ngộ độc nấm chúng ta chỉ ăn nấm khi biết chắc chắn đây là loại nấm ăn được, còn không biết thì tuyệt đối không được ăn. Đồng thời, tuyệt đối không ăn nấm có màu sắc sặc sỡ, có mùi thơm hấp dẫn vì nấm này thường là nấm độc, không ăn các loại nấm hoang dại lúc còn non, vì lúc còn non chúng rất giống nhau, khó có thể phân biệt được khi ăn cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng.

Không ăn loại nấm khi cắt, vết cắt có rỉ ra chất trắng như sữa

Tuyệt đối không ăn các loại nấm nấm khi cắt, vết cắt có rỉ ra chất trắng như sữa, nấm có nghi ngờ, nấm không rõ nguồn gốc xuất xứ, cơ sở sản xuất nấm, không rõ địa chỉ. Có những loại nấm độc giống nấm ăn (nấm trồng), rất khó phát hiện nhưng nếu quan sát kỹ sẽ thấy gốc có bao và có vòng cổ, khi ăn các loại nấm này có thể bị ngộ độc nấm, thậm chí ảnh hưởng các cơ quan trong cơ thể.

Cách xử lý khi bị ngộ độc nấm

Biểu hiện sớm ngộ độc nấm thường xuất hiện sau khi ăn từ 30 phút đến 2 giờ, tối đa là 6 giờ và biểu hiện muộn xuất hiện sau khi ăn từ 6 đến 40 giờ, trung bình 12 giờ. Mức độ ngộ độc nấm sẽ tùy thuộc vào các loại nấm mà chúng ta ăn phải

Trường hợp ăn phải nấm đỏ (nấm mặt trời), nấm mụn trắng (nấm tán da báo) cơ thể sẽ xuất hiện tình trạng cảm giác buồn ngủ, chóng mặt, khó chịu, ảo giác sảng, giật cơ, co cơ.

Trường hợp ăn phải nấm mực, thường ngộ độc nếu kèm uống rượu bia, sẽ bị đỏ ở mặt, cổ và có cảm giác bốc hoả, vã mồ hôi, trống ngực, nhịp tim nhanh, đau ngực, thở nhanh, khó thở, buồn nôn, nôn, đau đầu, hạ huyết áp.

Ngộ độc nấm phiến đốm chuông thì khó kiểm soát được vận động, dễ bị ảo giác, hoang tưởng, đồng tử (con ngươi mắt) giãn, kích thích vật vã, co giật.

Trường hợp ăn phải nấm lục (nấm độc xanh đen), ngộ độc thường có biểu hiện muộn. Từ 6-40 giờ sau ăn, người bị ngộ độc nấm mới xuất hiện tình trạng nôn, đau bụng, ỉa chảy dữ dội và nhiều. Vào thời điểm này hầu hết chất độc đã vào máu.

Sau 1-2 ngày, các biểu hiện tiêu hoá trên đỡ, người bị ngộ độc nghĩ là đã khỏi nhưng trên thực tế tình trạng ngộ độc vẫn tiếp diễn âm thầm ở các cơ quan khác. Chỉ sau 3-4 ngày, người bị ngộ độc nấm lục sẽ vàng mắt, vàng da, mệt mỏi, ăn kém, đái ít dần, phù, chảy máu nhiều nơi, hôn mê và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời

 

Khi ăn nấm xuất hiện tình trạng ngộ độc nấm như người nôn nao, khó chịu, đau bụng dữ dội, nôn mửa, đi ngoài nhiều lần, cơ thể mất nước, nôn ra máu,... chúng ta cần thì cần nhanh chóng xử lý kịp thời bằng cách

Bước 1: Gây nôn bằng biện pháp cơ học nếu bệnh nhân trên 2 tuổi, tỉnh táo, chưa nôn nhiều.

Bước 2: Uống than hoạt, theo liều 1 gam/kg cân nặng người bệnh.

Bước 3: Cho uống đủ nước, tốt nhất là dùng oresol để điện giải cơ thể, nhanh chóng đưa người bị ngộ độc nấm đến các cơ sở y tế gần nhất

Lưu ý:

+ Những người bị ngộ độc nấm bị hôn mê, co giật thì phải cho nằm nghiêng.

+ Những người bị ngộ độc nấm xuất hiện tình trạng thở yếu, ngừng thở thì hà hơi thổi ngạt hoặc hô hấp nhân tạo bằng các phương tiện cấp cứu tại chỗ.

+ Tuyệt đối không tự về nhà trong 1-2 ngày đầu kể cả khi các biểu hiện ngộ độc ban đầu đã hết.

+ Ngộ độc nấm loại biểu hiện muộn cần được điều trị tại các cơ sở y tế có phương tiện hồi sức tích cực tốt

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Những món ăn để qua đêm dễ gây ngộ độc, ung thư không nên ăn

Những điều cần lưu ý khi ăn ốc móng tay tránh ảnh hưởng đến sức khỏe

Bỏ ngay 5 thói quen ăn cà muối để tránh ngộ độc, ung thư

Ngộ độc cá hồi ở chó: dấu hiệu, cách điều trị

Ngộ độc thức ăn phòng tránh như thế nào?

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác