Sau khi ngộ độc thực phẩm nên ăn uống như thế nào?

6/7/2023 11:21:00 AM
Thời tiết mùa hè nắng nóng khiến các loại đồ ăn dễ bị ôi thiu, vi khuẩn sinh sôi phát triển gây tình trạng ngộ độc thực phẩm sau khi ăn. Sau khi bị ngộ độc thực phẩm nên ăn uống như thế nào để giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, cơ thể khỏe mạnh?

 

Sau khi ngộ độc thực phẩm nên ăn uống như thế nào?

Thời tiết mùa hè nắng nóng khiến các loại đồ ăn dễ bị ôi thiu, vi khuẩn sinh sôi phát triển gây tình trạng ngộ độc thực phẩm sau khi ăn. Sau khi bị ngộ độc thực phẩm nên ăn uống như thế nào để giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, cơ thể khỏe mạnh?

Khi ăn phải thức ăn bị ôi thiu, thức ăn không được bảo quản đúng cách khiến nhiều người bị tình trạng ngộ độc thực phẩm. Lúc này cơ thể xuất hiện các triệu chứng như nôn, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, người mệt mỏi thiếu năng lượng, đi ngoài phân lỏng, đau cơ, ớn lạnh.

Khi bị ngộ độc thực phẩm các triệu chứng có thể diễn ra trong vòng vài giờ sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm hoặc có thể xuất hiện sau vài ngày thậm chí là vài tuần sau đó. Ngộ độc xảy ra do cơ thể chúng ta tiêu thụ thực phẩm hoặc nước nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hay do độc tố từ những sinh vật này. Một số chất gây ô nhiễm phổ biến gồm vi khuẩn salmonella (khi ăn trứng sống), E.coli (do ăn bột mì nhiễm khuẩn E.coli), campylobacter, virus noro, rotavirus, listeria và viêm gan A.

Phần lớn trường hợp ngộ độc thực phẩm người bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu cơ thể không thể tự phục hồi, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của triệu chứng ngộ độc thực phẩm các chuyên gia, bác sĩ tiêu hóa sẽ đề xuất các điều trị phù hợp với mỗi trường hợp.

Sử dụng thuốc kháng sinh nếu nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm xuất phát từ vi khuẩn.  Có thể sử dụng một số loại thuốc như loperamide hoặc bismuth subsalicylate nếu cơ thể không sốt, không tiêu chảy ra máu

Sau khi bị ngộ độc thực phẩm cách tốt nhất để hồi phục sau khi ngộ độc thực phẩm là ngăn ngừa tình trạng mất nước bằng cách bổ sung chất lỏng, chất điện giải. Bổ sung chất lỏng, thức ăn giàu dinh dưỡng giúp cơ thể sớm hồi phục.

Thời điểm sau khi bị ngộ độc thực phẩm cơ thể chưa có cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng việc ăn uống đúng loại thực phẩm sẽ giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn. Để thể giúp người bệnh lấy lại cảm giác thèm ăn, hồi phục sức lực là nước dừa không thêm đường các loại trà khử caffeine với thành phần tự nhiên như bạc hà, gừng, hoa cúc… làm dịu dạ dày, giảm viêm và buồn nôn, cấp nước cho cơ thể. Chúng ta có thể bổ sung pedialyte (nhóm chất điện giải dextrose) để giúp cơ thể hoạt động bình thường, tránh mất nước.

Ngoài ra, trong chế độ ăn uống của người bị ngộ độc thực phẩm có thể thêm vào thực đơn món súp, nước dùng. Nhóm thực phẩm này tốt cho quá trình hydrat hóa của cơ thể. Việc bổ sung các loại thảo mộc chứa chất chống oxy hóa tự nhiên, chống viêm như gừng, thì là, bạc hà, rễ cam thảo… có thể làm dịu dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa được tốt hơn từ đó cơ thể sẽ nhanh chóng hồi phục.

Có thể bổ sung thêm những loại bánh quy lạt rất thân thiện với dạ dày, đồng thời cung cấp muối giúp cơ thể giữ nước. Người bệnh cũng nên dùng muối sau khi bắt đầu ăn lại.

Chế độ ăn gồm chuối, cơm, táo và bánh mì nướng cũng góp phần giảm triệu chứng buồn nôn và nôn, đau bụng, tiêu chảy, thúc đẩy cơ thể phục hồi nhanh sau ngộ độc thực phẩm.

Những loại thực phẩm trên thường có vị nhạt, dễ tiêu hóa, hàm lượng tinh bột cao, tăng khả năng kết dính phân, giảm các đợt tiêu chảy kéo dài.

Trong thực đơn cũng nên tránh các thực phẩm cay nóng như tiêu, ớt, các loại thức ăn chứa nhiều chất béo, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, thận trọng với sản phẩm từ sữa, men vi sinh. Nên tránh ăn các loại thực phẩm mùi nồng vì có thể gây cảm giác buồn nôn hoặc nôn

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất chính là chúng ta cần lắng nghe cơ thể, phản ứng của dạ dày để biết thực phẩm nào không nên ăn và điều chỉnh cho phù hợp từ đó giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Bởi mỗi người bệnh bị ngộ độc thực phẩm sẽ có phản ứng khác nhau với thức ăn. Việc tạm thời chán ăn khi ngộ độc thực phẩm là bình thường nên đừng quá lo lắng.

Chúng ta nên ăn trở lại khi cảm thấy thèm ăn, cả lúc tình trạng tiêu chảy vẫn diễn ra; tránh nhịn ăn trong thời điểm này.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Rau muống bị nhiễm chì: dấu hiệu nhận biết chuẩn nhất

Cẩn trọng ngộ độc từ thực phẩm đường phố trong mùa hè

Tránh nguy cơ ngộ độc khi bảo quản thực phẩm trong tủ đông

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác