Tránh nguy cơ ngộ độc khi bảo quản thực phẩm trong tủ đông

5/25/2023 5:20:00 PM
Mùa hè cũng là thời điểm khiến nhiều người bị ngộ độc thực phẩm do bảo quản thức ăn không đúng cách. Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm khi bảo quản thực phẩm trong tủ đông của tủ lạnh hãy tránh những thói quen thường gặp sau.

 

Tránh nguy cơ ngộ độc khi bảo quản thực phẩm trong tủ đông

Mùa hè cũng là thời điểm khiến nhiều người bị ngộ độc thực phẩm do bảo quản thức ăn không đúng cách. Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm khi bảo quản thực phẩm trong tủ đông của tủ lạnh hãy tránh những thói quen thường gặp sau.

Khi bảo quản tỏng tủ đông của tủ lạnh nếu không biết cách bảo quản có thể làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm cũng như nhiều các vấn đề sức khỏe khác như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy,...

Cấp đông thực phẩm không nên đông lạnh

Không phải loại thực phẩm nào cũng có thể bảo quản trong tủ lạnh. Một số loại rau sống như: rau diếp, dưa chuột, bí xanh hay các loại sữa, các chế phẩm từ sữa, khoai tây, trứng sống nguyên vỏ, thực phẩm chiên rán, phô mai, trái cây, các loại rau xanh giàu nước. Hay các loại thực phẩm đã rã đông một lần, mì ống, nui, tỏi, các loại đồ uống có gas, cà phê,...

Những loại thực phẩm này tốt nhất nên bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh. Bởi một số loại rau sống, rau có chứa hàm lượng nước cao khi bảo quản trong tủ đông sẽ khiến tế bào trong chúng vỡ ra, bị hỏng. Một số phô mai mềm, trứng sống nguyên vỏ khi bảo quản trong tủ đông còn dễ bị "nổ, vỡ cấu trúc bên ngoài", dễ bị hỏng.

Không bọc thực phẩm đúng cách

Khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh việc không bọc thực phẩm đúng cách tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển từ đó gây ảnh hưởng tới sức khỏe thậm chí gây ngộ độc thực phẩm. Do đó, tủ lạnh thực sự chỉ an toàn khi chúng ta bọc thực phẩm đúng cách. Nên sử dụng túi nilon có khóa nhựa hay túi hút chân không để loại bỏ oxy tốt nhất giúp thực phẩm tươi lâu hơn, giảm lây nhiễm chéo gây ngộ độc. Đồng thời các loại túi này giúp tiết kiệm không gian trong tủ.

Bên cạnh đó, chúng ta có thể sử dụng màng bọc thực phẩm, các loại hộp chuyên cho bảo quản trong tủ đông để bảo quản các thực phẩm sống như thịt, cá, tôm, các loại hải sản...

Trước khi bảo quản các thực phẩm tươi sống nên sơ chế sạch trước khi cho vào túi, màng bọc thực phẩm. Các loại thịt, cá, hải sản nên sơ chế rửa sạch với nước muối pha loãng, chia thành các túi nhỏ, đối với các loại củ, quả nên chần sơ để nguội.

Nhiệt độ tủ đông không đúng

Nhiệt độ tủ đông không đúng khiến cho các thực phẩm bảo quản trong đó có nguy cơ bị hỏng rất cao nếu sử dụng các thực phẩm này có thể bị rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm. Hầu hết các loại tủ đông hay ngăn đá tủ lạnh đều có thể điều chỉnh nhiệt độ bảo quản, nhiệt độ thích hợp cho ngăn đá là từ -18 độ C.

Không dọn dẹp tủ đông thường xuyên

Không dọn dẹp tủ đông thường xuyên khiến các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào thực phẩm từ đó gây nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó nên dọn tủ đông sạch sẽ ít nhất 2 lần/năm vừa loại bỏ vi khuẩn từ các thực phẩm mà còn giúp kiểm tra tình trạng thực phẩm để ưu tiên sử dụng hay loại bỏ nếu hư hỏng

Cho thực phẩm đang nóng vào tủ đông

Cho thực phẩm đang nóng vào tủ đông không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng của thực phẩm mà còn có thể ảnh hưởng đến các loại thực phẩm khác, gây tốn điện. Khi bảo quản thực phẩm đang nóng vào tủ đông lúc này nhiệt độ tăng lên, vi khuẩn sẽ có điều kiện để hoạt động và khiến thực phẩm bị nhiễm khuẩn, ôi thiu và biến chất từ đó có thể gây ngộ độc nếu tiêu thụ các thực phẩm này

Bảo quản quá thời hạn sử dụng

Thời hạn sử dụng các thực phẩm bảo quản trong tủ đông nếu chúng được sơ chế, đóng gói và niêm phong sẽ có mức thời gian bảo quản khác nhau. Đối với các loại trái cây, rau củ và nguyên liệu làm bánh: 8 - 12 tháng, các loại thịt gia cầm: 6 - 9 tháng, thịt xay từ 3 -4 tháng, các loại thịt ướp muối từ 1 - 2 tháng. Thực phẩm chế biến sẵn hoặc các sản phẩm đông lạnh sẵn: 1 - 2 tháng.

Để có thể nhớ được thời hạn các thực phẩm khi bảo quản chúng trong ngăn đông tủ lạnh có thể dán nhãn và phân loại thực phẩm cũ/mới để thuận tiện cho việc sử dụng từ đó giảm nguy cơ lây nhiễm chéo.

Rã đông mọi thứ ở nhiệt độ phòng

Vào mùa hè, nhiều người cho rằng nhiệt độ nóng bên ngoài là đủ để rã đông nhanh chóng nhưng  thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn gây hư hỏng và ngộ độc thực phẩm

Do đó, thực phẩm cần rã đông lên ngăn mát tủ lạnh vào hôm trước để thực phẩm rã đông từ từ, ngâm thực phẩm trong nước sạch hoặc rã đông bằng lò vi sóng.

Lưu ý:

+ Nếu rã đông bằng ngâm nước lạnh cần chú ý túi đựng thực phẩm phải còn nguyên vẹn, không bị rách khiến không khí và nước ngấm vào thực phẩm làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn

+ Nếu rã đông trong lò vi sóng thì cần sử dụng nhiệt độ rã đông phù hợp, nếu để quá nóng thực phẩm bị làm chính ảnh hưởng đến hương vị món ăn sau khi chế biến, các chất dinh dưỡng trong thực phẩm có thể bị mất đi do nhiệt độ cao.

Lưu trữ quá nhiều hoặc quá ít đồ trong tủ đông

Nếu bảo quản quá nhiều thực phẩm trong tủ đông sẽ khiến không khí lạnh không thể lưu thông xung quanh thực phẩm từ đó tăng nguy cơ hư hỏng thực phẩm. Ngược lại, nếu tủ đông quá ít đồ cũng khiến tủ hoạt động tốn điện hơn

Mở tủ đông khi mất điện

Vào mùa hè do tiêu thụ điện tăng cao nên nhiều khu vực bị mất điện. Nhưng cả khi mất điện, việc tủ đông được đóng kín sẽ giúp thực phẩm có thể duy trì mức an toàn để sử dụng từ 1 - 2 ngày miễn là không để lọt không khí bên ngoài vào và nhiệt độ phòng ở 40 độ F trở xuống. Do đó, tuyệt không được làm đông lại thực phẩm khi tủ đông bị cắt điện từ 24 - 48h. Còn khi tủ đông có điện lại trong vòng 24h thì có thể đông lạnh lại với điều kiện chưa mở tủ ra.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Thời gian bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh bao lâu?

An toàn đối với thực phẩm đóng hộp

Thực phẩm hút chân không liệu có an toàn?

Ăn lại thức ăn thừa để qua đêm?

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác