Lan bị sốc thuốc (ngộ độc thuốc) xử lý như thế nào?

11/29/2021 5:13:00 PM
Khi lan bị ngộ độc thuốc cần xử lý, khắc phục như thế nào để lan thoát khỏi tình trạng nguy hiểm, cây phục hồi nhanh

 

Lan bị sốc thuốc (ngộ độc thuốc) xử lý như thế nào?

Khi lan bị nhiễm bệnh, nhiều người trồng có thói quen sử dụng liều thuốc điều trị bệnh với liều lượng cao, nhiều để cây nhanh khỏi bệnh. Nhưng chính vì điều này khiến cây gặp phải tình trạng sốc thốc (ngộ độc thuốc). Khi lan bị ngộ độc thuốc cần xử lý, khắc phục như thế nào để lan thoát khỏi tình trạng nguy hiểm, cây phục hồi nhanh

Khi chăm sóc lan một số người trồng thường sử dụng các thuốc kích thích rễ, kích thích lá, kích hoa để hoa lan ra rễ nhanh, rễ khỏe, cây mập mạp, lá xanh mơn mởn giàu sức sống hay sử dụng nhiều các loại thuốc để điều trị các bệnh lan thường gặp phải như: bệnh thối nhũn, bệnh gục thân, bệnh thán thư, héo xanh, côn trùng như rệp, bọ trĩ, nhện đỏ tấn công, bệnh do vi khuẩn, virus gây ra.

Nhưng do chưa có kinh nghiệm nhận biết cũng như các điều trị bệnh thường nghe theo mách bảo, kinh nghiệm của nhiều người khiến cho sử dụng thuốc điều trị không hợp lý, sử dụng thuốc không đúng, liều lượng thuốc quá liều.

Một số loại thuốc sinh học như Movento được sử dụng để điều trị trừ các bệnh như bọ trĩ, rệp tấn công lan cực kỳ an toàn, liều dùng 1cc pha 1 lít, phun đẫm rễ, giá thể, lá, thân. Nhưng khá nhiều người trồng quan niệm rằng sử dụng càng đậm đặc thì sẽ hiệu quả, pha hẳn 3cc 1 lít. Nhưng ngay 24h sau đó, cây lá bắt đầu chuyển màu, ngọn mềm hơn, đầu rễ sun lại những ngày tiếp theo cây bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu bị ngộ độc như rễ cây đen lại, lá vàng từ gốc lan lên đến ngọn, thân cây héo úa lại như bị tình trạng thiếu nước.

Hay một số loại thuốc trên bao bì chỉ sử dụng cho rau màu, lúa, cây công nghiệp, cây ăn trái không sử dụng cho cây hoa, cây lan. Nhưng nếu sử dụng trên các loại cây rau màu, lúa, cây công nghiệp, cây ăn trái thì không sao nhưng sử dụng trên lan thì cây lan bắt đầu có dấu hiệu bị ngộ độc thuốc (sốc thuốc).

Lan bị sốc thuốc (ngộ độc thuốc) xử lý như thế nào?

Dấu hiệu nhận biết lan bị sốc thuốc (ngộ độc thuốc)

Tình trạng lan bị sốc thuốc (ngộ độc thuốc) khá giống với tình trạng lan bị sốc phân (ngộ độc phân bón) do đó, khi lan bị sốc thuốc lan sẽ có những dấu hiệu như sau:

+ Lá cây chuyển từ màu xanh sang màu vàng, các lá gần gốc cây sẽ chuyển sang màu vàng đầu tiên rồi lan dần đến các lá ở trên thân và dần dần lan đến ngọn

+ Rễ của lan bắt đầu có biểu hiện bị cháy, phần đầu rễ lan từ trắng, xanh chuyển sang màu đen

+ Thân cây bị teo dần nhưng vẫn cứng giống tình trạng cây bị thiếu nước nên héo lại

+ Sau một thời gian không được điều trị lan chết dần, không còn khả năng hồi phục.

Hướng dẫn cách xử lý lan bị sốc thuốc (ngộ độc thuốc)

Bước 1: Rửa lại toàn bộ lá, ngọn, thân, chậu, giá thể, bộ rễ bằng nhiều nước sạch cho phai bớt lượng thuốc tồn tại trên lá, giá thể trồng lan

Bước 2: Sau khi rửa lại toàn bộ giá thể, bộ rễ bằng nhiều nước sạch hãy treo cây lan vào chỗ thoáng gió, tránh nắng, tránh mưa.

Bước 3: Pha vitamin B12 liều 2cc pha 1 lít nước tưới ướt đẫm ngọn, rễ, thân, lá và giá thể trồng lan

Bước 4: Treo lan chỗ mát, thoáng, khô ráo sạch sẽ tránh nhiễm trùng cơ hội. Nếu bị cả giàn hoặc không có chỗ cách ly thì nên phun Nano Kito liều 3cc pha 1 lít nước ướt đẫm toàn bộ lan và nền giàn…

Bước 5: Mỗi ngày phun vitaminB12 một lần, phun liên tục 3-4 lần, phun vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều mát.

Bước 6: Sau đó quay lại chế độ chăm sóc ban đầu. Lưu ý nhiễm trùng cơ hội, nghĩa là lưu ý lúc tế bào đang tổn thương rất dễ bị thối nhũn do vi khuẩn.

Bước 7: Quan sát lá vàng và khô từ từ qua thời gian, nếu như cây không chết, ngọn không thối là đượcDi chứng của sốc thuốc có khi sẽ kéo dài hàng tháng nên người trồng cần chăm sóc lan cẩn thận

Bên cạnh đó, người trồng có thể giải độc cho lan khi bị sốc thuốc bằng cách sử dụng nha đam và kali từ vỏ chuối cùng với đường trắng để giải độc cho lan. Cách làm như sau:

Chuẩn bị: Nha đam 1-2 bẹ, vỏ chuối chín 10-12 vỏ, đường trắng 20 thìa ccanh, nước lọc 2 lít

Thực hiện:

Bước 1: Nha đam bóc bỏ vỏ bên ngoài lấy phần cơm mềm, thái nhỏ hạt lựu, vỏ chuối chín thái nhỏ hạt lựu.

Bước 2: Bỏ nha đam cùng với chuối chín và cùng nhau, đổ thêm đường và nước đã chuẩn bị vào xay nhuyễn

Bước 3: Dùng lưới vảo lọc vắt lấy hết nước, đổ vào chậu nếu bạn ngâm hoặc đổ vào bình xịt nếu bạn dùng phun

Bước 4: Đem giỏ lan bị sốc thuốc (ngộ độc thuốc) vào chỗ thoáng mát, tránh náng nắng, mưa trực tiếp vào cây

Bước 5: Ngân giò lan vào hỗn hợp nước đã chuẩn bị ngâm vào 30-60 phút. Sau một thời gian lấy cây ra và dùng nước của hỗn hợp tưới đẫm cả lá, thân cây lan. Nếu không ngâm được có thể dùng nước hỗn hợp chuẩn bị tưới từ từ đều toàn cây và gốc của lan. Một tuần thực hiện 2-3 lần, cây sẽ dần hồi phục, sang đến tuần thứ 2 thực hiện 2 lần tương tư như vậy

Lưu ý:

+ Trong giai đoạn giải độc cho cây lan không sử dụng thuốc hóa học, thuốc kích thích nào để phun cho cây

+ Vitamin B12 phải là loại nguyên chất thì hiệu quả mới cao. Nếu như vitamin B12 có lẫn sắt hoặc canxi hiệu quả giảm hẳn, thậm chí có thể khiến cây ngộ độc thêm sắt và canxi.

+ Loại vitamin 12 là loại cho người hoặc động vật có bán ở tất cả các nhà thuốc tây hoặc thuốc thú y.

Tình trạng lan sốc thuốc (ngộ độc thuốc) có biểu hiện rất giống các bệnh như thán thư, khô vằn, cháy nắng, thối nhũn, do đó khi sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh cần áp dụng liều lương thuốc phù hợp, không sử dụng quá liều lượng, pha thuốc quá đặc, chế độ nước tưới, chăm sóc cẩn thận lan sẽ thoát khỏi tình trạng nguy hiểm.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Lan bị sốc phân bón: cách xử lý, phòng ngừa chuẩn xác

Kinh nghiệm chăm sóc lan Hoàng Nhạn phát triển tốt, hoa lâu tàn

Bí quyết chăm sóc lan Vũ Nữ phát triển tốt, ra nhiều hoa

Những phương pháp nhân giống lan được áp dụng nhiều, đạt tỷ lệ cao

Lan bị nhăn lá, nhàu lá nguyên nhân do đâu, cách xử lý

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin liên quan

Các tin khác