Tập luyện quá tải và nguy cơ gây chấn thương

06/07/2017 10:55

Những chấn thương điển hình do tập luyện quá sức

Những loại hình tập thể dục nặng đang được giới trẻ ưa chuộng bởi nhanh đạt được những tiêu chí của chủ nhân. Tuy nhiên xu hướng này đi kèm với nguy cơ dính chấn thương nhiều hơn so những môn thể thao khác.

Những chấn thương điển hình

Bác sĩ Võ Châu Duyên (trưởng đơn vị Y học thể thao bệnh viện Nguyễn Tri Phương) cho biết: “Các nghiên cứu cho thấy những người tập luyện quá tải có nguy cơ chấn thương cao hơn so với khi tập tạ và thể hình thông thường.

Tập quá tải dễ dẫn đến chấn thương vùng vai, cột sống…

Chấn thương thường tập trung ở vùng vai, cột sống và vùng đầu gối. Cụ thể các trường hợp chấn thương thường gặp gặp là rách cơ, giãn hoặc đứt các dây chằng và đôi khi gây trật khớp. Đối tượng dễ bị chấn thương là những người mới tập, xuất phát từ việc chọn lựa các bài tập không phù hợp, tập không đều đặn hoặc thời gian nghỉ ngơi sau tập không hợp lý”.

Ngoài các nguy cơ chấn thương, việc tập luyện quá tải còn dẫn đến những vấn đề khác về tim mạch, thận. Việc tập luyện quá mức còn làm tăng mức độ ly giải cơ. Sự ly giải cơ sẽ phóng thích vào máu myoglobin, chất này được vận chuyển và thải qua thận. Khi lượng myoglobin trong máu tăng cao và kéo dài, thận sẽ bị quá tải dễ dẫn đến tình trạng suy thận và mất cân bằng điện giải, nhất là khi cơ thể không được cung cấp lượng nước đầy đủ. Nguy cơ ít gặp hơn là đột quỵ do nhồi máu cơ tim, nguy cơ này xuất hiện ở những người lớn tuổi và có bệnh lý mạch vành.

Khuyến cáo của chuyên gia

Đối với những người qua tuổi trung niên khi tập thể thao cần thận trọng, chọn lọc môn thể thao phù hợp. Nguyên nhân do qua tuổi 40, các khớp đã bắt đầu thoái hóa do đó việc tiếp tục chơi các môn thể thao nặng hoặc với cường độ cao dễ gây nên quá tải làm đau các khớp và đẩy nhanh tốc độ thoái hóa khớp.

Đặc biệt, sự dẻo dai của hệ gân cơ không còn như lúc trẻ nên nguy cơ chấn thương sẽ cao hơn, việc gắng sức cũng có thể gây nên các biến cố về tim mạch và đột quỵ. Do đó, người trên 40 tuổi nên lựa chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như chạy bộ, đạp xe, bơi lội...

Đối với những người đang chơi các môn thể thao cường độ cao như bóng đá, quần vợt…vẫn có thể tiếp tục, tuy nhiên cần lưu ý chơi thường xuyên với cường độ ổn định để tăng sức bền của hệ gân cơ; Không thi đấu quá sức, không sử dụng các chất kích thích trước và sau khi tập luyện; Cần lưu ý vấn đề thời tiết và sức khỏe. Nên nghỉ ngơi đầy đủ khi có các vấn đề về khớp hoặc khi cơ thể mệt mỏi. Cuối cùng nên tập chuyển dần sang các môn thể thao nhẹ hơn để có điều kiện tập thường xuyên sau này.

Suckhoecuocsong.com.vn (Theo tuoitre.vn)

Các tin khác

Cách phòng tránh chấn thương khi chơi Pickleball

Cách phòng tránh đau ngực khi tập thể dục

Đau bàn chân khi chạy bộ cần xử lý như thế nào

Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?

Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì

Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ

Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay

Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị

Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào

Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý