Tại sao tu tập là quyết định thông minh nhất của người lớn tuổi
Tuổi già đến, là khi mọi trách nhiệm thế tục của bản thân đã được hoàn tất, giờ đây, khi chúng ta có nhiều thời gian hơn cho chính mình, mình nên sử dụng phần đời còn lại như thế nào để có thể cuộc sống của ta có ý nghĩa cho mình và cho đời. Có người chọn theo đuổi những đam mê mà khi trẻ ta không có thời gian để thực hiện, có người lại lựa chọn nhảy mua hát ca cho vui vẻ tâm hồn, người thì thích làm thiện nguyện, có người lại lựa chọn lấy sách vở làm niềm vui, người thì thích du lịch đây đó để biết đó biết đây, có người lại lựa chọn tĩnh tâm nơi hoàng vắng, người thì chọn cách tu tập, hướng về con đường tâm linh, chú trọng nhiều hơn đến thế giới tâm linh nội tại. Mỗi người mỗi cách miễn sao là vui.
Tuy nhiên video muốn đưa ra một quan điểm vì sao người già nên tu. Tu tập không nhất thiết phải bao gồm các kỳ nhập thất tĩnh tu, cũng không có nghĩa là chúng ta phải ngày ngày đi chùa, ngày ngày đi làm công quả, tụng kinh niệm phật ngày ngày mà tu ở đây là tu tâm dưỡng tính, làm chủ thân tâm.
Có người sẽ nói trời ơi tu tâm dưỡng tính cái gì, khắp Đông Tây Nam Bắc. Trải qua yêu-ghét-thương-hờn. Nếm đủ tụ-tan-ly-hợp, đủ kinh nghiệm và trải nghiệm rồi, sao còn phải tu tâm dưỡng tính, loại người nào tui chẳng đã gặp qua.
Đúng vậy, Quý vị nói rất đúng
Thưa quý vị, người già thường hay khó tính. Không phải chúng ta muốn vậy mà đôi khi hoàn cảnh khiến chúng ta trở nên như vậy. Thời gian thì nhiều, đi ra đi vô chờ mãi chả có đứa nào về, chờ mãi cơm nguội cả mà chúng không chịu ra ăn, chúng không lo giặt quần áo cứ vứt đó cho mình, nhà cửa bừa bãi không lo dọn, rồi cả tuần chả đứa nào thèm ngó qua ông bà già này….
Thế rồi ta giận, rồi ta dỗi….
hoàn cảnh thôi, Nào thì đau, nào thì nhức, nào thì mất ngủ, đủ thứ khó chịu vây quanh ta
Nếu không tu chúng ta sẽ là nỗi ác mộng của các con. Ta càm ràm chúng, ta quát tháo vang nhà, ta cau có mắng mỏ.
Đến đây thì quý vị đã hiểu vì sao chúng ta nên tu tâm dưỡng tính chưa nào, nếu ai tu tập được thì càng tốt. Chúng ta sẽ biết buông xả, biết độ lượng yêu thương hơn.
Thông thường khi chúng ta già đi, những cơn bão tố thăng trầm cảm xúc lắng xuống, ta thấu hiểu hơn về chính mình và cuôc đời, bắt đầu chấp nhận sự đến-đi của vô thường, ngay cả cây cối cũng đâu thể tránh khỏi thành-trụ-hoại-không, giờ cũng là lúc có thể pháp hành của ta trở nên sâu sắc hơn trong những năm qua. Giờ đây, ta có thời gian và không gian để nuôi dưỡng hạt giống Bồ đề của pháp hành để chúng đơm hoa kết trái và thúc đẩy hạt giống Bồ đề này đạt tới tiềm năng toàn vẹn của nó.
Đối với nhiều người ở lứa tuổi bình minh của cuộc đời này (tôi vẫn nói với các cụ như vậy bởi tâm hồn chúng ta sẽ không già đi vì chúng ta mới bước vào lớp mầm non của tuổi già thôi), vấn đề nảy sinh ta có thể sống ở đâu khi các cơ năng của chúng ta suy giảm. Khi gia đình hạt nhân thu hẹp lại và không thể cung cấp điều kiện để sống cùng gia đình, nhiều người lớn tuổi, đặc biệt ở phương Tây và ngay cả ở các nước châu Á, phải đối mặt với khả năng sống những năm cuối cùng trong viện dưỡng lão. Viễn cảnh bao quanh ta bởi những người hộ lý không hề màng đến các vấn đề tâm linh trong những năm cuối cùng của đời mình quả thật rất đỗi ảm đạm. Vì vậy khi chúng ta tu tập để biết buông xả, biết yêu thương thì cuộc đời mới nhiệm màu và vi diệu được. Chúng ta không còn chấp chước họ, không còn chấp chước bạn cùng phòng, không còn sân với những người xung quanh như vậy cuộc sống mới dễ chịu được. Nếu còn vẫn yêu người này ghét người kia, nhìn đâu cũng bực cũng tức thì cuộc sống tuổi già khác gì địa ngục. Do vậy người lớn tuổi cũng phải tu tâm dưỡng tính, để nụ cười nhân hậu luôn nở trên môi, sự tinh an tỏa rạng biểu lộ, để trái tim nhân từ bao la rộng lớn
Nắm muối không hề mặn, Với lượng cả dòng sông
Lỗi lầm kia bé nhỏ, Với cõi lòng mênh mông
Cơ thể con người là quý giá bởi vì chúng ta đang sử dụng nó như một phương tiện để phát triển tâm linh và tiến bước trên đường đạo. Thầy Thích Minh Tuệ cũng đang sử dụng thân để tu tập, mỗi bữa ăn chỉ là để nuôi thân, một phương tiện để từ đó ngài có thể luyện pháp và hành pháp.
Tuổi già đến bệnh tật sẽ đến đó là chuyện lão hóa bình thường của cơ thể. Ta hãy xác định đó là quy luật của tạo hóa không ai có thể thay đổi vào không ai có thể né tránh. Sinh, lão, bệnh, tử là chuyện thường, người có tu hành sẽ hiểu rõ hơn chuyện này vì bây lâu tu luyện họ vốn đã coi thân thể này chỉ là ta mượn để dưỡng tâm, để cống hiến trả lại cho đời. Có câu hỏi là ta sử dụng những ngày còn lại làm được gì để ra đi không một chút nối tiếc.
Nhiều người khi phát hiện mình có bệnh thường cảm thấy sợ hãi, kinh hoàng và ước gì mình có thể ra đi lặng lẽ trong giấc ngủ mà không có chút cảnh báo trước. Tuy nhiên việc ra đi mà không hề chuẩn bị trước không phải lúc nào cũng là một lợi thế. Khi ta biết trước khoảng thời gian còn lại nơi đây là có hạn ta có cơ hội sắp xếp mọi việc một cách có trật tự và thỏa đáng trước khi rời xa.
Việc biết rằng ta chắc chắn sẽ chết và thời gian còn lại đang mỗi lúc một ít đi giúp ta tập trung tâm trí cho những gì là quan trọng và những gì không quan trọng một cách tuyệt vời. Thường thì mọi người trở nên biến đổi khi họ bắt đầu xả bỏ những dính chấp và bực bội chất chứa lâu nay để chuẩn bị cho cuộc ra đi.
Đây là cơ hội để hòa giải những mối bất đồng của ta, chữa lành các mối quan hệ đã rạn nứt hoặc tan vỡ, và làm cho những người ta yêu quý biết rằng họ được yêu thương và trân trọng. Đối mặt với tử thần, chúng ta không có gì để mất ngoại trừ những cảm thức bất an. Đối với người tu tập khi bước đến gần cửa tử họ biết tập trung tâm trí vào pháp hành, hướng tâm thành kính đến đức Phật, biết cố gắng tập trung vào ánh sáng rực rỡ, hòa nhập mình vào đó, hợp nhất tâm trí của ta với Phật pháp thì sẽ không sợ hãi, lạc lõng, hoản hốt bơ vơ. Những người xung quanh nên giữ tâm bình tĩnh để hỗ trợ họ, đừng để nỗi đau buồn làm chủ, nếu có thể tụng kinh hãy tụng kinh, nếu không thể thì cứ niệm Phật A DI Dà vậy là được rồi.
Ý thức sẽ đi theo con đường mà nó đã quen thuộc. Vì vậy, trong khi ta vẫn còn có thể kiểm soát suy nghĩ và cảm xúc, thân tâm điều quan trọng cần làm là xác định đây là con đường mà chúng ta sẽ đi qua. Như bậc phù thủy lão thành Giáo sư Dumbledore khuyên chàng phù thủy trẻ Harry Potter “Đối với một tâm trí có kỷ luật, cái chết chỉ là một cuộc phiêu lưu tuyệt vời kế tiếp”.
Xin được kết lại với bài thơ
Đời là cõi tạm
Tác giả: Thích Nhuận Thường
Đời là cõi tạm
Bởi đời là cõi tạm
Nên sống thật với nhau
Nếu kiếp người trôi mau
Thì oán thù dừng lại.
Bởi không gì tồn tại
Nên giận hờn bỏ qua
Nếu lòng mình vị tha
Thì nỗi sầu tan biến
Bởi không gì lưu luyến
Nên đừng buộc ràng thêm
Nếu có ngày và đêm
Thì mê rồi phải ngộ.
Bởi mộng đời dễ vỡ
Nên quý trọng hôm nay
Nếu thế sự vần xoay
Thì ngồi yên tĩnh lặng.
Bởi lòng người sâu thẳm
Nên đừng cạn nghĩa ân
Nếu mang nặng nghiệp trần
Thì buông rời vọng tưởng.
Bởi tham cầu danh tướng
Nên quán niệm vô thường
Nếu ai còn tha phương
Thì nhớ về nguồn cội.
Bởi ai còn nông nổi
Nên nhớ lấy lời xưa
Nếu ai đi trong mưa
Thì thấm đời gian khó.
Bởi yêu trong giông gió
Nên hiểu tình long đong
Nếu “Sắc tức thị Không”
Thì… vô cầu, vô niệm.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Thiền, bí quyết chữa bệnh tự nhiên
Thiền cũng là một phương pháp chữa bệnh được lựa chọn. Tại sao thiền chỉ là ngồi một chỗ rồi hít thở mà hết được bệnh? Điều này thật khó tin, nhưng những giải thích dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu được phần nào về tác dụng của thiền trong điều trị bệnh. -
Sức mạnh của lòng khoan dung làm trái tim thức tỉnh
Victor Hugo – Nhà văn Pháp từng nói: “Trên thế giới thứ rộng lớn nhất là đại dương, nhưng thứ rộng lớn hơn lại là bầu trời, mà thứ còn rộng hơn cả bầu trời lại chính là lòng người.” -
Phật dạy bí quyết chuyển hóa tâm thái tìm an lạc
Cuộc sống như một chiếc thuyền lênh đênh trên biển lớn. Giữa những sóng gió, chúng ta dễ bị cuốn theo và đánh mất phương hướng -
Những biến đổi trong cơ thể khi bước qua tuổi 50 nên biết
Bạn có biết rằng sau tuổi 50, quá trình lão hóa của cơ thể diễn ra nhanh hơn so với các giai đoạn trước đó? Điều này lý giải tại sao chúng ta thường cảm thấy cơ thể mình thay đổi rõ rệt hơn trong giai đoạn này. -
Hành thiện tích thiện đúng phương pháp sẽ nhiệm màu
Từ xa xưa mọi người đều biết đến việc giao nhân lành gặt quả ngọt tuy nhiên thế nào là nhân lành, thế nào là chân thiện và giả thiện? thế nào là âm thiện, dương thiện? thế nào phải và chẳng phải? Thế nào là thiện lệch, thế nào là chính đáng? -
Nỗi lo người già: 11 cách kiểm soát lo lắng để tuổi già an nhiên, hạnh phúc
Nhà văn Victor Hugo từng nói: "Tuổi già là một mùa thu thứ hai, nơi mà chúng ta có thể thu hoạch những gì mình đã gieo trồng". Để mùa thu thứ hai thật sự ý nghĩa, chúng ta cần biết cách chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình. -
Đánh rơi sự bình yên Quý vị đánh mất điều gì?
Trong cuộc sống hối hả, xô bồ, tìm kiếm sự bình yên trở thành một nhu cầu thiết yếu của mọi lứa tuổi. Thế nhưng, ngay cả khi đã có những phút giây tĩnh lặng, chúng ta vẫn dễ dàng để những suy nghĩ tiêu cực xâm chiếm và đánh mất đi sự an nhiên trong tâm hồn -
Tư thế hoa sen (tư thế kiết già): 5 phút mỗi ngày cho sức khỏe vàng
Tư thế ngồi mang tên một loài hoa (còn gọi là Liên hoa tọa hoặc Padmasana) tượng trưng cho sức sống và vẻ đẹp thuần khiết của tâm linh, tư thế hoa sen, còn gọi là tư thế kiết già là một trong những tư thế ngồi thiền định tốt nhất trong vô số các tư thế khác nhau. -
Cân bằng cảm xúc, làm chủ thân tâm
Khi suy nghĩ tích cực não bộ sẽ sản sinh ra hóc môn hạnh phúc endorphins có lợi cho sức khỏe tinh thần và các nội tạng cơ thể. -
Thiền định: Hành trình níu giữ thanh xuân và sức khỏe
Từ thuở xa xưa, con người đã luôn khao khát trường thọ và giữ gìn vẻ đẹp thanh xuân. Giữa dòng chảy thời gian không ngừng, ai cũng mong muốn được níu giữ những khoảnh khắc tươi đẹp nhất của cuộc đời.