Sự tuyệt vời của lối tư duy ngược và những câu chuyên cực thú vị

11/10/2023 3:13:00 PM
Sự khác biệt lớn nhất giữa một người thành công và một người tầm thường là nằm ở tư duy.

 

Sự tuyệt vời của lối tư duy ngược và những câu chuyên cực thú vị

Sự khác biệt lớn nhất giữa một người thành công và một người tầm thường là nằm ở tư duy. Người bình thường làm việc bình thường với tư duy là việc gì mà phải làm, việc gì mà phải vất vả khi mình chả được gì nhưng người thành công họ nghĩ khác, họ làm việc như người mang trọng trách ngay khi họ chả phải gánh trọng trách, ngay cả khi họ chưa được gì. Tư duy có rồi mới làm khiến họ mãi là người tầm thường trong khi tư duy của người thành công là phải là làm đi rồi mới có. Khi gặp nghịch cảnh người tầm thường ngồi tham thân trách phận đổ lỗi hoàng cảnh. Người thành công, khi rơi vào nghịch cảnh họ suy nghĩ tích cực và tìm giải pháp cho một lối ra. Ban thấy thế nào về tư duy ngược giữa người tầm thường và người thành công? Vậy cái gì khiến họ trở nên mạnh mẽ, trở nên giàu có, hạnh phúc? Đó là tư duy. Rất nhiều các vấn đề trong cuộc sống chúng ta bị tư duy ngược mà không hề hay biết. Chúng ta tư duy đúng như 90% dân số trong khi 10% còn lại họ không làm như vậy và họ là quyết định moi vấn đề và tạo ra tiền của và việc làm cho 90% dân số còn lại.

Sự tuyệt vời của lối tư duy ngược và những câu chuyên cực thú vị

Chỉ cần thay đổi góc nhìn, bạn sẽ khám phá rất nhiều thu vị và sẽ hỏi tại sao mình có thể suy nghĩ bó hẹp như vậy, tại sao lại không nghĩ phương án này…tại sao và tại sao….Có rất nhiều cách khác hiệu quả để giải quyết vấn đề của mình nếu ta có một góc nhìn khác, một tư duy đúng,

Nelson Mandela, tổng thống đầu tiên của Nam Phi độc lập từ năm 1994-1999. Mandela thụ án 27 năm trong ba nhà tù. Trong khoảng thời gian đó, ông bị các quản ngục ngược đãi rất nhiều.

Điều bất ngờ là khi trở thành Tổng thống, ông đã mời ba người quản ngục từng ngược đãi mình tới buổi lễ hôm đó.

Mandela đã rất thông minh sử dụng tư duy ngược: khi bạn đạt được thành tựu, bạn sẽ biết ơn những người đã từng vùi dập bạn. Vì suy cho cùng, nhờ có họ mà bạn có được ngày hôm nay.

Charlie Munger là một nhà đầu tư tài ba nước Mỹ. Ông là người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của Warren Buffett.

Có người hỏi Charlie Munger: Làm sao để tìm được một người bạn đồng hành tốt?

Ông trả lời rằng: Trước tiên, bạn phải là một người tài giỏi và đáng tin cậy. Bởi lẽ một người bạn đồng hành tốt, họ không phải là kẻ ngốc.

Tư duy ngược: Chim khôn luôn tìm cành cây tốt để làm bến đỗ.

Có một người con gái phàn nàn với mẹ:

Con gái: Mẹ ơi, con không muốn làm bài tập. Chúng thật nhàm chán.

Mẹ: Vậy, mẹ sẽ làm bài tập rồi con kiểm tra giúp mẹ nhé?

Con gái vui vẻ đồng ý: Vâng ạ.

Người mẹ làm xong “bài tập” rồi đưa con gái kiểm tra. Cô bé kiểm tra rất nghiêm túc và cẩn thận. Thậm chí còn giải thích cho mẹ những câu sai. Cô gái nhỏ không hiểu tại sao mẹ làm câu nào cũng sai nhưng vẫn rất hào hứng chữa bài. Cuối cùng bài tập đã hoàn thành. Cô bé cũng hiểu rõ hơn các kiến thức khi giải thích cho mẹ.

Tư duy ngược: chỉ cần thay đổi vị trí, không cần thúc ép, bắt buộc, kết quả đạt được sẽ không ngờ.

Có một người giàu, mỗi lần ra khỏi nhà đều sợ bị mất trộm. Anh ta muốn mua một chú chó về trông nhà. Nhưng lại sợ cho chó ăn thì tốn tiền.

Sau thời gian dài đắn đo suy nghĩ, anh ta nghĩ ra được một cách: Trước khi ra khỏi nhà, anh ta bỏ pass wifi đi, để thành free wifi. Sau đó yên tâm ra khỏi nhà.

Kể từ ngày đó, ngày nào cũng có mười mấy người đứng trước cửa nhà anh ta bắt wifi miễn phí. Ngôi nhà trở nên rất an toàn và người đàn ông giàu có cũng không còn phải lo lắng nữa.

Ông ta đã sử dụng tư duy ngược: Thay đổi góc nhìn, mọi thứ đều thay đổi.

Hassan cho một doanh nhân vay 2.000 NDT để làm ăn. Khi thời hạn hoàn trả gần đến, anh bất ngờ phát hiện giấy nợ bị mất. Điều này làm anh vô cùng lo lắng!

Vì anh biết nếu làm mất giấy nợ, người đã vay tiền của anh có thể sẽ không trả nợ. Hassan đã chia sẻ điều này cho bạn của mình là Naris. Naris nói với Hassan: “Cậu hãy viết thư cho doanh nhân này và yêu cầu anh ấy trả lại 2500 NDT“.

Nghe đến đây, Hassan tỏ ra khó hiểu: “Anh ta chỉ vay tớ 2.000 NDT. Làm sao tớ có thể yêu cầu anh ta trả 2.500 NDT được?” Mặc dù không hiểu nhưng Hassan vẫn làm theo.

Sau khi bức thư được gửi đi, Hassan nhanh chóng nhận được hồi âm. Người doanh nhân viết trong thư: “Tôi vay của anh 2.000 NDT, không phải 2.500 NDT. Tôi sẽ trả lại anh khi đến hạn“.

Tư duy ngược cực kì hữu ích: Chỉ cần thay đổi góc nhìn, bạn sẽ khám phá ra cách khác hiệu quả để giải quyết vấn đề của mình.

Có một ông lão thích yên tĩnh. Nhưng khu vực xung quanh nhà ông luôn có trẻ em tới chạy chơi. Điều này khiến ông cảm thấy rất phiền phức.

Ông nghĩ ra một cách, ông gọi lũ trẻ lại và nói: “Chỗ ta vốn rất yên tĩnh. Cảm ơn các cháu đã tới khuấy động làm không khí thêm vui vẻ. Ta thưởng cho mỗi đứa 3 cây kẹo“. Lũ trẻ rất vui vẻ. Mỗi ngày đều tới đây chơi.

Vài ngày sau, ông chỉ cho mỗi đứa 2 cây kẹo, rồi 1 cây. Dần dần không còn cho chúng nữa. Lũ trẻ vừa buồn bực vừa giận dỗi nói: Bọn cháu không thèm tới đây góp vui cho ông nữa. Ông lão lại có lại được không gian yên tĩnh như mình mong muốn.

Ông lão đã sử dụng tư duy ngược: nắm bắt điểm yếu của người khác là chìa khóa để thành công.

Đời người đôi khi không thể lường trước được, trong nghịch cảnh, bão giông bạn cũng đừng đầu hàng số phận mà hãy luôn giữ tâm thái điềm tĩnh, lạc quan, nhìn vấn đề dưới nhiều góc độ, tu duy ngược sẽ giúp bạn tìm ra hướng mới để giải quyết vấn đề.

Một người giàu đi mua cà chua.

Ông hỏi người bán hàng: "Cà chua bao tiền một cân?"

Người bán hàng hàng nói: "16 ngàn một cân."

Ông chọn lấy hai quả cà chua đặt lên bàn cân, sau đó chọn lấy một quả to nhất để lên cùng.

Người bán hàng nhìn cân rồi nói: "10 ngàn".

Ông lấy quả to nhất ra khỏi cân tỏ ý không cần, người bán hàng liếc ông một cái rồi nói kiểu hách dịch: "8 ngàn".

Trên thực tế thì quả cà chua to nhất kia còn nặng hơn cả hai quả cà chua trên cân, rõ ràng là người bán hàng vô lý, người xung quanh chứng kiến đều rất không hài lòng với kiểu làm ăn gian dối

Nhưng người giàu ngược lại vẫn rất bình tĩnh, lấy từ trong túi ra 2 ngàn đưa cho người bán hàng, nhưng ông không lấy 2 quả cà chua trên bàn cân mà cầm lấy quả cà chua to nhất mà mình vừa bỏ ra khỏi cân, rồi vui vẻ ra về.

Tư duy nghịch: đổi cách tính, tự mình nghĩ ra một phương pháp khác, bạn sẽ phát hiện ra cách giải quyết vấn đề mới.

Có một ao cá mới được mở, phí vào câu cá là 200 ngàn.

Tuy nhiên, phần lớn mọi người dù có ngồi câu cả ngày cũng không câu được con cá nào. Ông chủ nói, nếu không câu được cá, vậy thì sẽ tặng một con gà. Kết quả, rất nhiều người tranh nhau tới câu cá. Khi quay về, trong tay người nào người nấy cũng đều xách một con gà. Mọi người đều rất vui vẻ! Cảm thấy ông chủ rất thú vị.

Sau này, nhân viên quản lý ao cá nói với mọi người rằng ông chủ thực ra là hộ nuôi gà chuyên nghiệp.

Tư duy nghịch: Đổi mạch suy nghĩ, nhưng vẫn đạt được mục tiêu.

Có một nhà hàng ăn buffet, vì thực khách tới ăn quá lãng phí thức ăn, nên nhà hàng đã đặt ra quy định: lãng phí thức ăn sẽ bị phạt 10 ngàn!

Kết quả, tình hình kinh doanh ngày càng tệ hơn.

Sau này, quản lý nghĩ ra một giải pháp, tăng giá món ăn lên 10 ngàn, đồng thời thay đổi quy định rằng: người không lãng phí thức ăn sẽ được tặng 10 ngàn.

Kết quả, việc làm ăn phát đạt một cách bất ngờ, hành vi lãng phí thức ăn cũng không còn nữa.

Tư duy nghịch: Đừng bao giờ để khách cảm thấy mình "chịu thiệt", hãy để họ cảm thấy mình đang được hưởng lợi.

Suckhoeuocsong.vn

Các tin khác