Sự khác nhau giữa trẻ con và người lớn
Con người hay vạn vạn vật trên thế giới này đều cần có qua trình sinh trưởng và phát triển phải không các bạn. Đôi lúc, nhìn lại những đứa trẻ chơi đùa ta thường mỉm cười rằng ngày xưa ta cũng đã từng như vậy. Những nụ cười luôn thường trực. Nhưng càng lớn lên thì nụ cười càng ít xuất hiện hơn trên gương mặt ta. Những phiền muộn và âu lo nhiều hơn nhiều lúc khiến ta tạm quên đi mất ta cũng còn phải yêu thương và trân trọng chính bản thân mình. Nếu đã làm hết sức mình hãy cho phép có thời gian được nghỉ ngơi, thư giãn bạn nhé!
Trẻ con sẽ gào khóc, la hét khi chúng không đạt được điều chúng muốn như không có được viên kẹo ngọt hay không được mẹ mua cho con búp bê, cái ô tô trong cửa hàng đồ chơi. Người lớn không thật sự tiếc nuối những gì họ không đạt được hay những gì họ đã mất. Vì họ đã quen và trở nên “nhờn” với những sự mất mát.
Trẻ con sẽ túm tóc đứa bạn của chúng nếu bị bạn bè khiêu khích. Người lớn nuốt cục giận và trả thù một cách khác, ngấm ngầm và tàn nhẫn. Luôn mang “của nợ” đó theo người để tự làm khổ bản thân.
Trẻ con sẵn sàng nhảy bổ vào mặt những người phát ra những lời nói và hành động xỏ xiên, châm chọc chúng. Người lớn bảo: “Mặc kệ” và “Bỏ qua”!
Trẻ con đổ lỗi cho hoàn cảnh khi gặp thất bại. Người lớn không đổ lỗi cho ai và bình tĩnh nhìn nhận lại sự việc.
Trẻ con nhảy cẫng lên sung sướng khi được quà, khi có tin vui. Người lớn cũng vui, nhưng không để lộ sự hoan hỉ một cách lộ liễu.
Trẻ con bồng bột, hiếu thắng. Người lớn không háo hức xông trận vì họ không sẵn sàng nhận một mớ thất bại không nên nhận.
Trẻ con khóc khi đau, nản khi ngã. Người lớn xem những cú sốc và trở ngại là lẽ thường tình của cuộc đời. Họ vui vẻ đón nhận và từng bước đặt chân lên từng bậc thang của cuộc sống.
Trẻ con muốn được cả thế giới quan tâm. Người lớn tự coi mình là thiên hạ, tự đứng, tự đi và tự đối mặt với cuộc sống.
Trẻ con dựa dẫm. Người lớn biết tự chịu trách nhiệm cho mình.
Trẻ con làm những việc chúng thích. Người lớn đôi khi vì mải tính toan, quên đi mất những niềm vui và giá trị đích thực của cuộc sống.
Trẻ con hay quên, hay khóc, hay nói và hay cười. Người lớn nhớ dai, ít khóc, ít nói và ít cười. Họ mải mê kiếm tìm những thứ họ cho là quan trọng. Niềm vui của người lớn đôi khi là cả một giang sơn. Còn trẻ con, niềm vui của chúng đơn giản là xem một bộ phim hoạt hình có siêu nhân, và…cười.
Trẻ con mỏng manh, dễ vỡ như những giọt sương. Người lớn, đôi lúc cũng yếu đuối, nhưng họ biết đứng lên vì họ đã quen với sóng gió.
Mọi đứa trẻ đều cần thời gian trải nghiệm để trở thành những “người lớn” thực thụ. Và rồi những “người lớn” thực thụ ấy, có ngày, lại nhận ra mình đang tính toán, thiệt hơn quá nhiều. Và đó là lúc họ muốn quay lại những giây phút khờ dại của tuổi thơ.
Chỉ có nụ cười, niềm tin và mơ ước là những thứ vô giá mà cả trẻ con và người lớn đều cần có để sống và tồn tại ở bất cứ giai đoạn nào của cuộc đời.
Suckhoecuocsong.com.vn (Theo Mr Phạm Ngọc Anh)
Các tin khác
-
Thiền, bí quyết chữa bệnh tự nhiên
Thiền cũng là một phương pháp chữa bệnh được lựa chọn. Tại sao thiền chỉ là ngồi một chỗ rồi hít thở mà hết được bệnh? Điều này thật khó tin, nhưng những giải thích dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu được phần nào về tác dụng của thiền trong điều trị bệnh. -
Sức mạnh của lòng khoan dung làm trái tim thức tỉnh
Victor Hugo – Nhà văn Pháp từng nói: “Trên thế giới thứ rộng lớn nhất là đại dương, nhưng thứ rộng lớn hơn lại là bầu trời, mà thứ còn rộng hơn cả bầu trời lại chính là lòng người.” -
Phật dạy bí quyết chuyển hóa tâm thái tìm an lạc
Cuộc sống như một chiếc thuyền lênh đênh trên biển lớn. Giữa những sóng gió, chúng ta dễ bị cuốn theo và đánh mất phương hướng -
Những biến đổi trong cơ thể khi bước qua tuổi 50 nên biết
Bạn có biết rằng sau tuổi 50, quá trình lão hóa của cơ thể diễn ra nhanh hơn so với các giai đoạn trước đó? Điều này lý giải tại sao chúng ta thường cảm thấy cơ thể mình thay đổi rõ rệt hơn trong giai đoạn này. -
Hành thiện tích thiện đúng phương pháp sẽ nhiệm màu
Từ xa xưa mọi người đều biết đến việc giao nhân lành gặt quả ngọt tuy nhiên thế nào là nhân lành, thế nào là chân thiện và giả thiện? thế nào là âm thiện, dương thiện? thế nào phải và chẳng phải? Thế nào là thiện lệch, thế nào là chính đáng? -
Nỗi lo người già: 11 cách kiểm soát lo lắng để tuổi già an nhiên, hạnh phúc
Nhà văn Victor Hugo từng nói: "Tuổi già là một mùa thu thứ hai, nơi mà chúng ta có thể thu hoạch những gì mình đã gieo trồng". Để mùa thu thứ hai thật sự ý nghĩa, chúng ta cần biết cách chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình. -
Đánh rơi sự bình yên Quý vị đánh mất điều gì?
Trong cuộc sống hối hả, xô bồ, tìm kiếm sự bình yên trở thành một nhu cầu thiết yếu của mọi lứa tuổi. Thế nhưng, ngay cả khi đã có những phút giây tĩnh lặng, chúng ta vẫn dễ dàng để những suy nghĩ tiêu cực xâm chiếm và đánh mất đi sự an nhiên trong tâm hồn -
Tư thế hoa sen (tư thế kiết già): 5 phút mỗi ngày cho sức khỏe vàng
Tư thế ngồi mang tên một loài hoa (còn gọi là Liên hoa tọa hoặc Padmasana) tượng trưng cho sức sống và vẻ đẹp thuần khiết của tâm linh, tư thế hoa sen, còn gọi là tư thế kiết già là một trong những tư thế ngồi thiền định tốt nhất trong vô số các tư thế khác nhau. -
Cân bằng cảm xúc, làm chủ thân tâm
Khi suy nghĩ tích cực não bộ sẽ sản sinh ra hóc môn hạnh phúc endorphins có lợi cho sức khỏe tinh thần và các nội tạng cơ thể. -
Thiền định: Hành trình níu giữ thanh xuân và sức khỏe
Từ thuở xa xưa, con người đã luôn khao khát trường thọ và giữ gìn vẻ đẹp thanh xuân. Giữa dòng chảy thời gian không ngừng, ai cũng mong muốn được níu giữ những khoảnh khắc tươi đẹp nhất của cuộc đời.