Rau đay mang lại những lợi ích gì cho sức khỏe?
Những lợi ích tuyệt vời của rau đay với sức khỏe
Rau đay mang lại những lợi ích gì cho sức khỏe?
Rau đay không chỉ là loại rau có tác dụng làm mát, tiêu khát, giải nhiệt trong ngày hè mà khi sử dụng đúng cách mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Rau đay là loại rau dân giã quen thuộc ở Việt Nam được sử dụng nấu canh. Rau đay hay còn có tên gọi khác là rau nhớt, chúng có 2 loại gồm rau đay trắng, rau đay đỏ. Thân, vỏ của chúng có thể sử dụng để bện dây thừng, giấy,... lá rau đay được sử dụng để nấu canh, dùng như một chất làm đặc cho súp, món hầm hoặc nước sốt.
Trong Đông y rau đay có bị cay tính lạnh, không độc, có công dụng giải nhiệt, nhuận tràng, tiêu đàm, cảm nắng,... rau đay còn là vị thuốc chữa một số bệnh thông thường. Rau đay còn chứa nhiều chất xơ, vitamin K, vitamin B6, vitamin C, sắt, đồng, Acid amin tryptophan khi ăn đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
Tiêu độc, giải nhiệt cho cơ thể
Trong Đông y rau đay có vị ngọt, tính hàn nên khi ăn thường xuyên trong mùa hè nắng nó có tác dụng điều trị các chứng bệnh do nóng trong người, tiêu độc, giải nhiệt rất tốt.
Phòng ngừa táo bón, nhuận tràng
Những người đang gặp tình trạng táo bón nên ăn thường xuyên rau đay. Chất nhớt trong rau đay là một phương thuốc tự nhiên, an toàn giúp chống lại các triệu chứng táo bón. Khi ăn rau đay, chất nhớt của rau đay sẽ giúp kích thích nhu động ruột, bôi trơn đường ruột từ đó thức ăn dễ di chuyển xuống đại tràng từ đó giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
Bên cạnh đó, rau đay có chứa Polysaccharid, dưỡng chất này có khả năng ngừa ứ đọng phân, tăng chuyển động đường ruột, tốt cho hệ tiêu hóa. Dưỡng chất Sucrose và inositol có trong rau đay có tác dụng giúp tạo khối và làm mềm phân.
Thông tiểu, phòng tránh viêm đường tiết niệu
Lá của rau đay có khả năng thông tiểu cho cơ thể bằng cách tăng lượng nước tiểu và kích thích hoạt động bài tiết nước tiểu nên có tác dụng với những người đang gặp tình trạng tiểu rắt, bí tiểu hoặc đau buốt khi tiểu.
Khi sử dụng rau đay thường xuyên, đúng cách còn có thể tăng cường khả năng ngăn ngừa tình trạng sưng, viêm ở các bộ phận có liên quan đến đường tiết niệu như bàng quang, ống dẫn nước tiểu…
Sơ cứu vết thương
Chất nhớt từ rau đay có thể giúp sơ cứu vết thương cho người bị chảy máu hoặc răn cắn khi chưa kịp đưa nạn nhân đến bệnh viện. Chỉ cần dùng một nắm ngọn rau đay, rửa sạch, giã nát chắt lấy nước cốt, phần nước cốt pha thêm ít muối cho nạn nhân uống. Phần bã đắp lên vết thương để cầm máu, nhanh chóng di chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Hỗ trợ ngăn ngừa thiếu máu
Rau đay chứa nhiều chất sắt nhất là những cây có thân tím màu đỏ. Do vậy những phụ nữ sau sinh và những người bị thiếu máu do thiếu sắt nên bổ sung thường xuyên để cải thiện tình trạng thiếu máu ở cơ thể.
Lợi sữa
Rau đay có tác dụng lợi sữa bởi rau đay nhiều nước nên làm tăng thể tích sữa, lại có nhiều nhầy nên sữa về nhiều hơn. Do đó, phụ nữ sau sinh thường ăn rau đay để kích thích tuyến vú tiết nhiều sữa hơn. Mặt khác, sữa mẹ ăn nhiều rau đay còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho con nhỏ.
Chống còi xương ở trẻ
Rau đay có chứa hàm lượng canxi dồi dào, cứ 100g rau đay có chứa tới 182mg canxi. Do đó khi bổ sung cho trẻ đúng cách sẽ giúp hệ xương của trẻ nhỏ phát triển cứng cáp hơn, phòng ngừa còi xương ở trẻ. Có thể dùng rau đay để nấu cháo cua ray đay, canh hay súp rau đay với tôm, cá giúp bổ sung các dưỡng chất cho trẻ nhỏ.
Kháng viêm
Rau đay có chứa nhiều axit hữu cơ như: vanillic, hydroxybenzoic, ferulic, coumaric có khả năng kháng viêm hiệu quả.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Những món canh thanh nhiệt, giải độc cực tốt vào mùa nắng nóng
Những ai nên tránh ăn hoa thiên lý, thực phẩm kỵ với hoa thiên lý
Những điều cần tránh khi ăn mồng tơi tránh ảnh hưởng sức khỏe
Các bài thuốc chữa bệnh phong phú từ cây và lá tre
Các bài thuốc chữa bệnh từ rau mồng tơi
Suckhoecuocsong.vn