Phòng và điều trị các bệnh dê thường mắc phải

01/09/2021 17:06

Khi dê bị một số bệnh thường gặp như bệnh viêm phổi, chướng bụng đầy hơi, bệnh loét miệng truyền nhiễm cần điều trị như thế nào

Phòng và điều trị các bệnh dê thường mắc phải

Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng dê do một vài yếu tố nào đó khiến dê bị nhiễm một số bệnh như: bệnh viêm phổi, chướng bụng đầy hơi, tiêu chảy,…Khi phát hiện dê bị bệnh người nuôi cần làm gì, phòng trừ các bệnh này ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

Dê bị tiêu chảy

Nguyên nhân:

Tình trạng tiêu chảy thường gặp ở dê non. Nguyên nhân gây tiêu chảy ở dê do vi khuẩn, virus hoặc do giun đũa hoặc cầu trùng gây ra. Bệnh tiêu chảy thường phát vào những ngày quá nóng hoặc quá lạnh, mưa nhiều, không khí ẩm ướt, chuồng nuôi quá chật chội, chuồng nuôi không dọn dẹp vệ sinh thường xuyên, thức ăn kém chất lượng,…

Triệu chứng:

Khi dê bị tiêu chảy thường có các biểu hiện dễ dàng nhận biết như sau:

+ Dê bị mất nước, ủ rũ, mệt mỏi, kém ăn thậm chí là bỏ ăn

+ Phân của dê loãng, có mùi hôi thối, hậu môn dính bê phết phân

+ Dê gầy, sút cân nhanh

+ Khi sờ tai dê thấy lạnh, mắt nhợt nhạt

Điều trị:

Khi phát hiện dê bị tiêu chảy sử dụng enrofloxacin đối với dê non, dê trưởng thành người nuôi nên tiêm gentatylan hoặc colistin cho dê. Bên cạnh đó, cho dê uống các dung dịch điện giải, liều 0,3 – 1,5 lít/ ngày hoặc truyền tĩnh mạch huyết thanh mặn, ngọt đẳng trương.

Phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở dê:

+ Lựa chọn thức ăn giàu dinh dưỡng, hợp vệ sinh, thức ăn bị hỏng, nấm mốc cần loại bỏ không cho dê ăn

+ Hàng ngày cung cấp nước sạch cho dê, loại bỏ nước khỏi máng sau một ngày nếu dê không uống hết

+ Dọn dẹp chuồng nuôi sạch sẽ, tẩy uế chuồng nuôi bằng nước vôi 10% hoặc axit phenic 2% để loại bỏ vi khuẩn, nấm bệnh, virus, trứng giun sán gây bệnh.

+ Chuồng nuôi đảm bảo ấm áp, khô ráo, sạch sẽ

+ Định kỳ tẩy giun sán cho dê

Bệnh viêm phổi ở dê

Nguyên nhân:

Bệnh viêm phổi ở dê thường xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa từ thu sang đông hoặc đầu mùa xuân, thời tiết mưa kèm theo lạnh giá,…Các yếu tố bất lợi của môi trường như gió mùa, chuồng trại ẩm ướt, nhiệt độ ngoài trời thấp, chật chội, mất vệ sinh, dê dính mưa khi chăn thả ngoài tự nhiên…khiến dê dễ bị mắc bệnh

Triệu chứng:

+ Dê có biểu hiện kém ăn, người mệt mỏi, ủ rũ, nằm một chỗ

+ Sốt cao, chảy nước dãi, chảy nước mũi

+ Ho, khó thở

+ Bệnh viêm phổi nếu không được điều trị dê có thể bị chết, thậm chí bệnh có thể chuyển sang dạng mãn tính gây ra tình trạng dê ốm yếu, gầy gò, sức đề kháng kém, rất khó hồi phục sức khỏe lại

Điều trị bệnh viêm phổi:

Khi phát hiện dê bị bệnh viêm phổi hãy sử dụng một trong các loại kháng sinh sau đây trong 4 – 5 ngày liên tục: Tylosin, liều 11mg/kg khối lượng /ngày; Gentamycin, liều 15mg/kg khối lượng /ngày; Streptomycin, liều 30mg/kg khối lượng/ ngày; Dùng vitamin B1, vitamin C. Trong quá trình điều trị, chăm sóc hãy cung cấp cho dê thức ăn dinh dưỡng, cỏ xanh, trái cây, rau xanh, che chắn chuồng nuôi, dọn dẹp vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ.

Phòng ngừa bệnh viêm phổi cho dê:

+ Người nuôi nên giữ chuồng trại khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát vào mua hè và ấm áp vào mùa đông.

+ Định kỳ dọn dẹp, tẩy uế chuồng nuôi bằng nước vôi 10% hoặc axit phenic 2% để loại bỏ vi khuẩn, nấm bệnh, virus gây bệnh.

+ Cung cấp chế độ ăn giàu dinh dưỡng, thức ăn đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh

+ Cung cấp nước uống đầy đủ cho dê

+ Những ngày giá lạnh, trời mưa to kèm gió lạnh hạn chế cho dê ở ngoài trời quá lâu

+ Những con dê bị viêm phổi nên cách ly để điều trị riêng, tránh lây lan cho con khác trong đàn.

Bệnh loét miệng truyền nhiễm ở dê

Nguyên nhân

Bệnh loét miệng truyền nhiễm ở dê do siêu vi trùng hoặc dê ăn thức ăn già, cứng gây xước miệng không được phát hiện sớm, xử lý kịp thời và bị nhiễm trùng.

 Triệu chứng:

+ Xung quanh môi và trong miệng của dê có mụn to, loét da

+ Tai mũi, bầu vú cũng bị viêm loét.

+ Dê khó nhai thức ăn

+ Khó nuốt thức ăn ngay cả các loại thức ăn mềm

+ Nước dãi của dê có mùi hôi thối khó chịu

Điều trị:

Hàng này rửa vết loét bằng nước muỗi loãng hoặc nước oxy 2 lần /ngày. Sau khi rửa sạch vết loét bên trong miệng của dê hãy bôi thuốc mỡ kháng sinh, giúp vết loét nhanh lành, dê cảm thấy bớt khó chịu. Ngoài ra, người nuôi có thể dùng chanh, khế sát vào vết loét nhiều lần cũng khỏi bệnh.

Bệnh chướng bụng đầy hơi ở dê

Chướng bụng đầy hơi là hiện tượng sinh hơi quá mức trong dạ cỏ, làm căng bụng phía bên trái của dê. Trường hợp chướng hơi nặng, không cấp cứu kịp thời dê sẽ bị chết.

Triệu chứng:

+ Dê khó chịu, kêu la, bỏ ăn

+ Dê không nhai lại thức ăn như thông thường

+ Xuất hiện tình trạng sùi bọt mép

+ Bụng chướng đầy hơi.

Điều trị:

Khi phát hiện dê bị chướng bụng đầy hơi hãy bọc giẻ bên trong có muối rang hoặc gừng, rượu, trộn lẫn với nhau, chà xát mạnh lên hai bên sườn và lên hông trái để kích thích nhu động dạ cỏ.

Giã nhỏ 50g tỏi, 30g gừng và trộn lẫn 2 thứ này với 50g muối, sau đó hòa với 2 lít nước, cho dê uống 2 lần trong ngày.

Pha 100g sunphatmagiê và 2g thuốc tím vào 2 lít nước và cho dê uống 2 lần/ ngày. Ngoài ra có thể sử dụng một số loại thuốc đặc hiệu: Tympanol, bloatinol để điều trị đầy hơi chướng bụng cho dê.

Phòng ngừa bệnh chướng bụng đầy hơi

+ Tuyệt đối không cho dê ăn thức ăn bị mốc, thức ăn bị ẩm, thức ăn để qua đêm

+ Cỏ tươi sau khi cắt về cần rửa sạch, phơi tái cho dê, nhất là cỏ non sau khi mưa

+ Dọn dẹp chuồng nuôi sạch sẽ, tẩy uế thường xuyên

+ Cung cấp nước sạch cho dê uống hàng ngày

+ Dọn dẹp máng đựng thức ăn, nước uống của dê thường xuyên.

Bệnh ỉa chảy ở dê

 Nguyên nhân:

Dê rất dễ bị bệnh này do hệ tiêu hóa khá kém. Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy là do vi trùng hoặc thức ăn, nước uống bẩn, lạnh, thiu hoặc mốc.

Triệu chứng:

+ Dê sẽ bị phân nát đến lỏng khi thải ra ngoài, hậu môn dính bê phết phân

 + Dê bị mất nước, ủ rũ, mệt mỏi, kém ăn thậm chí là bỏ ăn

+ Phân của dê loãng, có mùi hôi thối, hậu môn dính bê phết phân

+ Dê gầy, sút cân nhanh

Điều trị bệnh ỉa chảy ở dê

Khi phát hiện phân dê có hiện tượng bất thường, điều trị bằng cách cho dê ăn hoặc uống nước lá ổi, lá quả hồng xiêm, búp sim… Kết hợp cloramfenicon ngày 2-4 viên/con lớn. Sau 1-3 ngày điều trị tình trạng này sẽ

Bệnh sốt sữa ở dê

Nguyên nhân:

Bệnh sốt sữa ở dê do dê ăn khẩu phần thiếu hay mất cân bằng canxi và photpho trong thời gian dài.

Bệnh này thường xảy ra trong giai đoạn dê đang tiết sữa hoặc cạn sữa. Khoảng thời gian mà dê cần rất nhiều canxi và phốtpho so với bình thường. Song không được đáp ứng đầy đủ nhu cầu. Do đó dê phải sử dụng nguồn canxi từ máu. Dê sẽ bị rối loạn thần kinh khi lượng canxi trong máu giảm dưới 6mg/100ml

Triệu chứng

 + Thời gian đầu dê giảm ăn, cơ thể bị suy nhược, đi đứng khó khăn. Sau đó dê dựa vào tường, nghiêng một bên, co giật và tê liệt, không đứng dậy được.

+ Thân nhiệt hạ thấp, xuống còn khoảng 380C.

+ Mạch đập nhanh hơn so với bình thường, không điều trị kịp thời, dê có thể tử vong.

Điều trị:

Nếu dê mới bị bệnh người nuôi có thể tiêm vào ven chậm 15-30ml/ngày. Sử dụng dung dịch canxi clorua CaCl2 10%. Hoặc 50 - 100ml/ngày dùng dung dịch Calcium gluconate 30%. Tiến hành tiêm trong 3 ngày liền dê sẽ dần dần hồi phục.

Phòng bệnh:

+ Trong chuồng nuôi nên treo tảng khoáng, muối trên vách chuồng để dê liếm. 70% bột khoáng canxi, phốtpho; 15% muối và 15% xi măng

+ Bổ sung canxi, photpho vào khẩu phần của dê cái có thai.

Bệnh viêm vú ở dê

 Nguyên nhân:

Bệnh viêm vú ở dê do vệ sinh bầu vú không sạch hoặc vắt sữa không đúng kỹ thuật gây viêm nhiễm làm bầu vú sưng đỏ, nóng, đau, sử dụng chung dụng cụ vắt sữa. Bệnh viêm vú thường xảy ra ở dê đang cho con bú, dê vắt sữa.

Triệu chứng:

Bầu vú của dê bị đỏ, nóng, sưng tấy, dê cảm thấy đau đớn khi bị chạm vào bầu vú.

Điều trị:

Chườm vú nhiều lần bằng nước nóng có pha muối 5%. Sau đó đắp cao tan vào vú viêm. Hàng ngày nên vệ sinh vú sạch sẽ, đồng thời vệ sinh dụng cụ vắt sữa sạch sẽ.

Bệnh giun sán ở dê

 Nguyên nhân:

Bệnh giun sán ở dê do các ấu trùng giun sán có ở xung quanh nơi dê sống, môi trường nuôi nhốt không được vệ sinh sạch sẽ

Triệu chứng:

+ Dê biếng ăn, ăn rất ít

+ Dê gầy, chậm lớn

+ Dê bị thiếu máu, đau bụng, đi phân nhão hoặc lỏng

+ Nếu dê mắc sán lá gan dê có hiện tượng bị tích nước ở hàm dưới và bụng.

Điều trị:

Khi phát hiện dê có những triệu chứng trên hãy cho dê uống thuốc levamisole phòng bệnh giun tròn.

Phòng ngừa:

+ Nếu chăn nuôi dê bằng hình thức chăn thả ngoài tự nhiên, không cho dê ăn những giống cỏ trồng ở vùng ngập nước.

+ Nếu cắt cỏ tại những vùng ngập nước hãy phơi cỏ đó trong nắng 1 ngày để các ấu trùng bám trong thân cỏ bị chết, giảm lượng nước trong cỏ.

+ Dùng dextrin - B phòng định kỳ và điều trị với dê đã mắc bệnh

+ Đảm bảo chuồng nuôi luôn luôn sạch sẽ, khô ráo, mỗi tháng nên tẩy uế, sát chuồng nuôi và xung quanh chuồng.

+ Tiêu độc rãnh phân và sân chơi một lần để đảm bảo các ấu trùng, trứng giun sán không thể sinh sôi, phát triển.

+ Cung cấp đầy đủ thức ăn giàu dinh dưỡng với chất lượng tốt, nước uống sạch sẽ.

+ Tuyệt đối không sử dụng các loại thức ăn ôi thiu, ẩm, mốc.

+ Thức ăn tinh cho dê cần đảm bảo khô ráo và sạch sẽ, tránh để thức ăn ở nơi ẩm ướt

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Kinh nghiệm nuôi dê khỏe mạnh, phát triển tốt, ít nhiễm bệnh

Hướng dẫn cách chọn dê giống đạt tiêu chuẩn, phát triển tốt

Kinh nghiệm nuôi ngựa bạch sinh sản, kỹ thuật phối giống

Kỹ thuật nuôi dê con phát triển tốt, khỏe mạnh

Chăn nuôi dê: tập tính, đặc điểm sinh trưởng của dê

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Bí quyết trấn tĩnh mèo trong kỳ động dục hiệu quả

Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý

Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh

Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết

Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?

Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột

Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột

Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào

Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn

Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác