Phật Pháp vô biên, tại sao người phạm tội vẫn có thể sinh miền tịnh độ?
Một lần, vị quốc vương hỏi một tỳ kheo: “Trong kinh Phật có giảng, người tại thế gian làm điều đại ác, tuy tội đại ác nhưng nếu trước lúc lâm chung, nếu như người đó có lòng nhất tâm niệm Phật ắt sẽ được sinh về miền tịnh độ. Câu nói này khiến người ta thật khó tin. Trong kinh văn cũng lại có thuyết nói rằng, nếu một người mà phạm tội sát sinh thì ắt bị đày vào địa ngục. Câu nói này cũng khiến người ta thật khó lý giải, xin ngài giải thích giúp tôi”.
Vị tỳ kheo nghe xong bèn hỏi quốc vương: “Xin hỏi đại vương, nếu như lấy một viên đá nhỏ để trên mặt nước, viên đá đó sẽ chìm hay nổi?”.
Quốc vương kia trả lời. “Đương nhiên nó sẽ chìm rồi”.
Vị tỳ kheo kia lại hỏi quốc vương: “Vậy nếu như đem một tảng đá to đặt trên chiếc thuyền thì tảng đá đó chìm hay nổi?”.
Quốc vương đáp: “Đương nhiên là nổi rồi, vì nó có thuyền nâng đỡ”.
Vị tỳ kheo nghe vậy liền giảng giải: “Tảng đá to kia đặt trên chiếc thuyền nên không bị chìm xuống thì cũng giống như người làm điều ác kia vậy. Chỉ cần thành tâm hướng Phật, tin vào Phật Pháp, con thuyền Phật Pháp từ bi tự nhiên sẽ không để họ bị rơi xuống. Vậy ở đây có gì khó hiểu? Viên đá tuy nhỏ, nhưng vì không có gì nâng đỡ cho nên nó sẽ chìm ngay xuống đáy, cũng như con người không tin vào Phật Pháp, sau khi chết sẽ rơi vào địa ngục. Đạo lý đơn giản là vậy, có gì khó hiểu đâu?”.
Vị quốc vương nghe xong như người tỉnh cơn mơ nói: “Thiện tai, thiện tai, Phật Pháp thật là thâm sâu vi diệu, không thể nghĩ bàn”.
Con người vì sao lại mê mờ vào những điều vô thường, hư ảo trước mắt mà lại không tin vào những điều chân thực, thù thắng của Phật Pháp, điều có thể giúp con người siêu thoái khỏi bể khổ trầm luân? Nguyên nhân chính là bởi con người bị sự hiểu biết nông cạn của chính mình che mắt, cộng với giả tướng mà cặp mắt thịt này của con người mang lại. Cho nên đối với những Pháp lý siêu phàm thoát tục thì đều khiến con người không tin. Có người thường cho rằng: “Không thấy không tin” là lẽ thường tình, có những điều con người nhìn mà không thấy, thậm chí là cố tình né tránh không chịu đi tìm hiểu chân lý đằng sau đó.
Phật Pháp vô biên là điều không thể dùng cái lý chốn người thường để đo lường, cũng là điều mà không phải bất cứ người thường nào cũng có thể lý giải. Con người chỉ có thể nhìn thấy Phật lý khi buông bỏ những tri thức hoặc cái khung phong bế của khoa học hiện đại, sẵn lòng buông bỏ những quan niệm cố hữu để tìm cho mình một chân lý mới. Khi con người có thể làm được điều đó, thì chúng ta sẽ thấy được sự huyền diệu của Phật Pháp, có thể thể nghiệm một cách thực tại đạo lý thâm sâu của Phật Pháp, vốn là điều siêu thường nơi nhân loại chúng ta.
Sưu tầm
Các tin khác
-
Thiền, bí quyết chữa bệnh tự nhiên
Thiền cũng là một phương pháp chữa bệnh được lựa chọn. Tại sao thiền chỉ là ngồi một chỗ rồi hít thở mà hết được bệnh? Điều này thật khó tin, nhưng những giải thích dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu được phần nào về tác dụng của thiền trong điều trị bệnh. -
Sức mạnh của lòng khoan dung làm trái tim thức tỉnh
Victor Hugo – Nhà văn Pháp từng nói: “Trên thế giới thứ rộng lớn nhất là đại dương, nhưng thứ rộng lớn hơn lại là bầu trời, mà thứ còn rộng hơn cả bầu trời lại chính là lòng người.” -
Phật dạy bí quyết chuyển hóa tâm thái tìm an lạc
Cuộc sống như một chiếc thuyền lênh đênh trên biển lớn. Giữa những sóng gió, chúng ta dễ bị cuốn theo và đánh mất phương hướng -
Những biến đổi trong cơ thể khi bước qua tuổi 50 nên biết
Bạn có biết rằng sau tuổi 50, quá trình lão hóa của cơ thể diễn ra nhanh hơn so với các giai đoạn trước đó? Điều này lý giải tại sao chúng ta thường cảm thấy cơ thể mình thay đổi rõ rệt hơn trong giai đoạn này. -
Hành thiện tích thiện đúng phương pháp sẽ nhiệm màu
Từ xa xưa mọi người đều biết đến việc giao nhân lành gặt quả ngọt tuy nhiên thế nào là nhân lành, thế nào là chân thiện và giả thiện? thế nào là âm thiện, dương thiện? thế nào phải và chẳng phải? Thế nào là thiện lệch, thế nào là chính đáng? -
Nỗi lo người già: 11 cách kiểm soát lo lắng để tuổi già an nhiên, hạnh phúc
Nhà văn Victor Hugo từng nói: "Tuổi già là một mùa thu thứ hai, nơi mà chúng ta có thể thu hoạch những gì mình đã gieo trồng". Để mùa thu thứ hai thật sự ý nghĩa, chúng ta cần biết cách chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình. -
Đánh rơi sự bình yên Quý vị đánh mất điều gì?
Trong cuộc sống hối hả, xô bồ, tìm kiếm sự bình yên trở thành một nhu cầu thiết yếu của mọi lứa tuổi. Thế nhưng, ngay cả khi đã có những phút giây tĩnh lặng, chúng ta vẫn dễ dàng để những suy nghĩ tiêu cực xâm chiếm và đánh mất đi sự an nhiên trong tâm hồn -
Tư thế hoa sen (tư thế kiết già): 5 phút mỗi ngày cho sức khỏe vàng
Tư thế ngồi mang tên một loài hoa (còn gọi là Liên hoa tọa hoặc Padmasana) tượng trưng cho sức sống và vẻ đẹp thuần khiết của tâm linh, tư thế hoa sen, còn gọi là tư thế kiết già là một trong những tư thế ngồi thiền định tốt nhất trong vô số các tư thế khác nhau. -
Cân bằng cảm xúc, làm chủ thân tâm
Khi suy nghĩ tích cực não bộ sẽ sản sinh ra hóc môn hạnh phúc endorphins có lợi cho sức khỏe tinh thần và các nội tạng cơ thể. -
Thiền định: Hành trình níu giữ thanh xuân và sức khỏe
Từ thuở xa xưa, con người đã luôn khao khát trường thọ và giữ gìn vẻ đẹp thanh xuân. Giữa dòng chảy thời gian không ngừng, ai cũng mong muốn được níu giữ những khoảnh khắc tươi đẹp nhất của cuộc đời.