Những sai lầm khi giặt sấy quần áo tại nhà ai cũng thường mắc phải
Những sai lầm khi giặt sấy quần áo tại nhà ai cũng thường mắc phải
Giặt sấy quần áo tại nhà giúp cho các bà nội trợ tiết kiệm được thời gian, chi phí, quần áo cũng thơm tho hơn. Nhưng khi giặt sấy quần áo tại nhà khá nhiều người mắc phải một số sai lầm khiến quần áo nhanh hỏng, tốn thêm chi phí mua quần áo mới.
Những sai lầm khi giặt sấy quần áo tại nhà
Không vệ sinh máy sấy
Vệ sinh máy sấy sạch sẽ không chỉ giúp làm khô quần áo nhanh hơn mà còn ngăn ngừa các sự cố phát sinh thậm chí là hỏa hoạn. Sau mỗi lần sử dụng máy sấy quần áo hãy làm sạch xơ vải ở lưới lọc. Vệ sinh máy sinh quần áo định kỳ khoảng 6 tháng đến 1 năm, hãy vệ sinh lỗ thông hơi của máy sấy. Sử dụng nước ấm và xà phòng rửa bát để làm sạch màn hình lỗ thông hơi của máy sấy
Không kiểm tra nhãn của nhà sản xuất
Không kiểm tra nhãn của nhà sản xuất là một trong những sai lầm phổ biến nhất khi giặt sấy quần áo. Bởi mỗi sản phẩm quần áo các nhà sản xuất buộc phải dán nhãn hướng dẫn cách chăm sóc lên sản phẩm của họ. Từ những thông tin trên nhãn quần áo sẽ cho bạn những lời khuyên làm sạch tốt nhất mà không gây hỏng vải.
Cài đặt sai chế độ hoạt động
Cài đặt sai chế độ hoạt động của máy sấy khiến quần áo nhanh hỏng thậm chí không thể về lại hiện trạng như ban đầu. Máy sấy có nhiều chế độ cài đặt khác nhau, không phải chế độ sấy nào cũng phù hợp với quần áo của bạn. Do đó, trước khi sử dụng hãy xem kỹ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất và chọn lựa chế độ cài đặt phù hợp, chất lượng quần áo cũng được giữ gìn
Sử dụng máy sấy quá thường xuyên
Sử dụng máy sấy quá thường xuyên để tiết kiệm thời gian làm khô quần áo. Nhưng việc sử dụng máy sấy quá thường xuyên khiến cho quần jean bị nhanh phai màu, các món đồ bằng cotton bị co lại do sức nóng của máy sấy.
Cách tốt nhất hãy tận dụng ánh nắng mặt trời để làm khô quần áo, vừa bảo vệ chất lượng vải mà còn tiết kiệm tiền điện. Trong trường hợp sử dụng máy sấy trong những ngày thời tiết mưa nhiều, độ ẩm trong không khí cao hãy cân nhắc cài đặt chế độ nhiệt thấp hơn.
Sử dụng sai chất tẩy rửa
Như đã biết nhiều loại quần áo khác nhau sẽ phù hợp với dạng bột giặt không giống nhau. Do đó, những quần áo trẻ em hay quần áo vải mỏng, bạn nên dùng chất tẩy rửa nhẹ có nồng độ hóa chất thấp hơn, ít gây hại cho những loại vải mỏng manh.
Xử lý vết bẩn sai cách
Không phải mọi vết bẩn đều có thể xử lý theo một cách thức giống nhau, mỗi một loại vết bẩn đều có cách xử lý khác nhau. Xà phòng tẩy rửa có nguồn gốc từ dầu mỏ sẽ hiệu quả với các vết dầu mỡ, trong khi đó nếu là vết máu, sôcôla hay mù tạt thì dùng nước lạnh hiệu quả hơn thay vì sử dụng nước nóng
Sử dụng nước quá nóng
Sử dụng nước quá nóng khi giặt quần áo sẽ làm cho các sợi vải bị hỏng nhanh hơn, thậm chí khiến vải bị co lại trong quá trình sử dụng. Hãy chọn nước lạnh và chỉ dùng nước ấm trừ phi thực sự cần thiết.
Không xử lý sớm vết bẩn
Các vết bẩn chẳng may dính trên quần áo càng để lâu thì sẽ càng khó loại bỏ, thậm chí những vết bẩn này có thể lan sang quần áo khác. Nếu chẳng may quần áo bị dây bẩn, bạn hãy xử lý càng sớm càng tốt nhé.
Chà mạnh vết bẩn
Việc chà xát mạnh có thể làm giãn quần áo, gây hỏng vải, thậm chí còn khiến vết bẩn lan rộng. Thay vào đó bạn hãy chỉ chấm nhẹ và làm sạch vết bẩn từ ngoài viền vào phía trung tâm.
Không phân loại quần áo bẩn theo màu sắc
Việc không phân loại quần áo bẩn theo màu sắc cũng là nguyên nhân khiến bạn thường xuyên phải thay đổi mua quần áo mới. Để đảm bảo an toàn, giữ cho áo quần màu trắng của bạn không bao giờ bị ố màu thì hãy tiến hành phân loại đồ bẩn. Trước khi giặt quần áo hãy sắp xếp các màu tối với nhau, màu hồng và màu đỏ giặt chung còn sản phẩm màu trắng thì giặt riêng không giặt lẫn với nhau.
Sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa
Không phải cứ sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa thì quần áo sẽ càng sạch, loại bỏ được vết bẩn. Ngược lại, hành động đó có thể làm quần áo thêm bẩn vì cặn bột giặt sẽ đọng lại ở những chỗ khó giặt như cổ áo.
Máy giặt quá tải
Một số người có thói quen tích quần áo bẩn đến khi nhiều rồi mới đem giặt nhưng điều này khiến máy giặt quá tải. Việc máy giặt bị quá tải không những hại máy mà trang phục sẽ không có không gian di chuyển đánh bật bụi bẩn, nước cũng chẳng thể len lỏi vào giữa quần áo để làm sạch.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Hướng dẫn cách vệ sinh máy rửa bát sạch, loại bỏ mùi hôi
+ Hướng dẫn vệ sinh, khử trùng nhà cửa khi nhà có người mắc Covid-19
+Bạn đã biết vệ sinh máy giặt đúng cách?
+Vì sao quần áo giặt ở nhà không thơm, sạch như ở ngoài tiệm giặt là
+ Những mầm bệnh nào tồn tại trên quần áo mới không giặt trước khi dùng
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Bật mí 5 loại cây xanh giúp không khí trong lành, giảm vi khuẩn
Những loại cây xanh dưới đây không chỉ trồng làm cảnh mà còn giúp làm sạch không khí trong nhà, diệt vi khuẩn hiệu quả. -
Top các loại cây cảnh hút ẩm, khử mùi hiệu quả trong mùa nồm
Những loại cây cảnh dưới đây không chỉ để trang trí trong nhà mà còn có khả năng hút ẩm tốt, khử mùi hiệu quả trong mùa nồm ẩm, mưa phùn kéo dài. -
Những món đồ giúp chống nồm ẩm rất hiệu quả
Thời tiết nồm ẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe, hư hại các đồ vật trong gia đinh. Để chống nồm hiệu quả trong những ngày độ ẩm tăng cao hãy sử dụng các vật dụng dưới đây. -
Những điều cần lưu ý khi lắp đặt sàn gỗ tại nhà
Sàn gỗ giúp đem lại sự sang trọng, ấm áp, tinh tế cho không gian sống, giúp ngôi nhà trở nên ấm áp hơn. Để sàn gỗ được bền đẹp theo thời gian khi lựa chọn lắp đặt sàn gỗ cần lưu ý những điều sau đây. -
Đồ dùng chứa nhiều bụi bẩn trong nhà cần làm sạch thường xuyên
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, không gian sống trong lành hãy làm sạch, vệ sinh thường xuyên những đồ vật chứa nhiều bụi bẩn dưới đây. -
Mẹo hay đuổi kiến ba khoang ra khỏi nhà nhanh chóng
Nọc độc của kiến ba khoang gây tổn thương cho da khi tiếp xúc. Vậy làm thế nào để đuổi kiến ba khoang ra khỏi nhà nhanh chóng, hiệu quả. -
Những vị trí không đặt cục nóng điều hòa tránh gây nguy hiểm
Tránh gây nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình, tránh rò rỉ điện tuyệt đối không đặt cục nóng điều hòa tại các vị trí này khi lắp đặt. -
Cách loại bỏ mùi ẩm mốc, mùi hôi trong nhà sau mưa bão
Mưa bão khiến nhà bị nước ngập, môi trường ẩm ướt, ô nhiễm khiến ngôi nhà xuất hiện mùi hôi, mùi ẩm mốc khó chịu. Để loại bỏ mùi hôi, mùi ẩm mốc trong nhà sau mưa bão ngập lụt kéo dài hãy áp dụng các biện pháp hay dưới đây. -
Nên sử dụng điều hòa mức nhiệt độ nào vừa tiết kiệm, an toàn sức khỏe
Sử dụng điều hòa giúp giảm thiểu không khí oi nóng của mùa hè nhưng nên bật ở mức nhiệt độ nào vừa giúp tiết kiệm tiền điện, an toàn cho sức khỏe, vẫn đảm bảo làm mát không gian trong nhà. -
Top 5 loại cây xanh giúp hấp thụ khí độc hại cực tốt trong nhà
Những loại cây xanh dưới đây không chỉ giúp không gian sống trở nên đẹp hơn, ấn tượng hơn mà còn giúp hấp thụ khí độc hại trong nhà, bảo vệ sức khỏe của các thành viên trong gia đình.