Những chấn thương gặp phải khi chơi tennis

03/08/2018 09:13

Những chấn thương người chơi tennis thường gặp phải, cách khắc phục

Việc luyện tập không đúng cách, vận động quá sức, phân bố thời gian nghỉ ngơi chưa hợp lý khiến người chơi tennis rất dễ gặp các chấn thương ở cơ tay, chân, vai. Nếu việc điều trị không kịp thời, chủ quan các chấn thương này sẽphát triển các bệnh mạn tính nghiêm trọng như viêm khớp, thoái hóa khớp, đau thần kinh tọa,…

Chấn thương tay(hội chứng tennis elbow)

Chấn thương thường gặp nhất với các tay vợt tennis với tỉ lệ rất cao(khoảng từ 15 – 50% người chơi mắc phải).Người chơi cảm thấy đau khi duỗi thẳng cổ tay và bàn tay, đau khi nâng vật nặng, đau khi nắm chặt tay lại hay lắc tay. Thỉnh thoảng sẽ bị đau nhói từ khuỷu xuống cẳng tay hay lên phần trên cánh tay.

Chấn thương tay là tình trạng viêm hoặc rách gân cơ duỗi tại chỗ bám vào xương lồi cầu phía ngoài khuỷu tay, rách và viêm một số sợi cơ dọc theo cẳng tay và cánh tay.Khắc phục:Nên ngừng chơi ngay, đồng thời chườm lạnh tại chỗ. Hoặc có thể dùng băng ép quấn hơi chặt và sau đó lỏng dần trên vùng bị tổn thương. Trong quá trình hồi phục nếu có điều kiện chiếu tia hồng ngoại tại vùng cơ bị chấn thương và mang băng tay khớp khuỷu để trợ lực cho khuỷu và tránh căng các nhóm cơ xung quanh. Nếu bị đau nặng thì nên cần đến sự chăm sóc của bác sỹ.

Khớp vai

Khớp vai là một khớp thực hiện khá nhiều động tác cho hầu hết các họat động của chi trên nên rất dễ chấn thương khi chơi tennis.Trong lúc luyện tập, thi đấu VĐV hoặc người chơi luôn vô tình để khớp xoay ở vai luôn trong tư thế xấu thường bị kéo căng quá mức nên sẽ cảm thấy đau khi thực hiện các chuyển động lên cao như giao bóng.Chấn thương vai là chấn thương cấp tính do giãn, rách dây chằng bao khớp, viêm hoặc rách gân cơ xoay, đặc biệt cơ trên gai (cơ chủ lực trong động tác dang và xoay ngoài khớp vai).Đây là nguyên nhân chính gây chứng đau vai cấp và mạn tính. Nhóm gân cơ xoay ở vai gồm 4 gân cơ nằm bọc xung quanh khớp vai. Nhóm gân này rất mỏng nhưng lại rất quan trọng, phụ trách gần như toàn bộ hoạt động của khớp vai. Do đó, nếu bị viêm sưng nề hay rách gân sẽ làm đau, và giảm hoặc mất vận động của vai, nếu không chữa trị đúng sẽ trở thành mạn tính rất khó điều trị.

Người chơi tennis thường gặp chấn thương khi té ngã, va chạm, hay do kỹ thuật không đúng, hoặc vận động quá tải trong thời gian dài. Nếu không chữa trị sớm, đúng cách có thể dẫn đến đau mạn tính, cứng khớp, hoặc teo cơ, mất chức năng khớp vai.

Khắc phục:

Nên ngừng chơi ngay, đồng thời nên chườm đá vùng vai đau trong khoảng 15 phút. Nếu có điều kiện thì nên chiếu tia hồng ngoại tại vùng cơ bị chấn thương và tập các bài tập nhằm kéo giãn các nhóm cơ vùng vai hoặc vận động nhẹ nhàng các động tác khớp vai mà không gây đau. Nếu bị đau nặng thì nên đến các bác sỹ chuyên khoa để chữa trị.Đau khuỷu tay tennis

Việc luyện tập, chơi quá sức sẽ khiến nơi bám của các cơ chịu lực (vùng khuỷu tay) bị căng kéo quá mức, gây ra các chấn thương, lâu ngày sẽ hình thành các chứng viêm mãn tính.

Khắc phục:  Nắm vững nguyên tắc luyện tập, chú ý khởi động làm nóng cơ thể và các cơ trước mỗi trận đấu,  buổi tập luyện. Phân bổ hợp lý thời gian luyện tập và nghỉ ngơi giữa các lần luyện tập, hiệp đấu.

Căng cơ

Do các chuyển động nhanh, đột ngột khiến người chơi tennis bị căng cơ gây đau khi thực hiện các động tác giao bóng, đánh bóng,…

Khắc phục:

Làm nóng cơ thể bằng cáchchạy bộ hoặc đạp xe với cường độ thấp, sau đó rèn luyện cơ thể với các bài tập giãn cơ. Các bài tập này sẽ giúp các khớp được linh hoạt, giúp cơ thể dẻo dai, tăng cường vận động. Các bài tập bổ trợ như động tác nhún nhảy, đá chân trước sau, xoay tay thành vòng tròn sẽ giúp ích cho bạn. Các bài tập này nên kéo dài ít nhất 5 phút.

Rách gân

Gân cơ xoay bị viêm hay rách do vận động khớp vai quá mức một thời gian dài, tập quá nặng, hay chấn thương té chống tay hoặc đập vai xuống đất, hoặc tự nhiên mòn rách do lão hoá ở người lớn tuổi.

Thường gặp trong tennis do lực banh mạnh, tầm vận động của vai rộng và động tác lập đi lập lại. Người chơi không vận động kỹ, chơi quá sức, chơi quá với thể lực hoặc cơ thể đang không được khỏe hoặc do  kỹ thuật không đúng ở những động tác giơ tay quá đầu hay xoay vai như: cú xẹc, đập bóng hay rờ-ve trong tennis, hoặc cú đập cầu, đánh bổng trong cầu lông, giao bóng hay đập bóng trong bóng chuyền, cử nâng hay giật tạ…

Viêm túi hoạt dịch: Do động tác tay giơ cao qua đầu thường xuyên, túi họat dịch này dễ bị cọ xát, đôi khi sưng lên, tụ dịch gây đau.

Suckhoecuocsong.com.vn (TH)

Các tin khác

Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?

Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì

Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ

Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay

Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị

Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào

Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý

Sai lầm khi tập chống đẩy có thể gây chấn thương khi tập luyện

Nón bơi: ưu nhược điểm của từng loại, từng chất liệu

Áo vest tạ đi bộ, dụng cụ mới với những lợi ích bất ngờ