Những biểu hiện của người đạo đức giả nên tránh xa
Những biểu hiện của người đạo đức giả nên tránh xa
Người xưa thường nói những người đạo đức giả hay ngụy quân tử còn đáng sợ hơn tiểu nhân bởi những người đạo đức giả thường ra vẻ tốt đẹp nhưng lại có thể ngấm ngầm mưu đồ phía sau, khiến người ta không đề phòng mà bị tổn thương… Do đó, những người có hiểu hiện dưới đây cần cẩn thận tránh xa.
Biểu hiện của người đạo đức giả cần tránh xa
Tỏ ra là người tốt để gây chú ý, thể hiện bản thân
Ra vẻ mình là người tốt nhưng thực tế chỉ để thể hiện với mọi người, để nổi bật giữa đám đông, đây cũng là một biểu hiện của đạo đức giả.
Người thích thể hiện luôn cho rằng mình là người thông minh, ưu tú. Họ muốn được khẳng định mình, muốn trở thành tiêu điểm trước đám đông, thích được mọi người vây quanh. Khi đạt được thành quả nào đó, họ sẽ muốn cả thế giới biết đến. Sự tự tin của họ được xây dựng dựa trên sự khen ngợi, đánh giá của người khác.
Những người này tập trung quá nhiều vào việc người khác nghĩ gì về mình, điều này vô tình khiến họ mất đi sự kết nối với những điều mình tin tưởng, cũng như những giá trị thật của họ.
Trong khi đó, người tử tế thực sự sẽ luôn khiêm nhường. Họ chỉ lặng lẽ hoàn thiện bản thân, tinh tế giúp đỡ người khác. Họ sống có nguyên tắc, có lý tưởng riêng, và không cần tới sự chú ý của bất kỳ ai khác.
Một cách dễ nhận biết người đạo đức giả là họ nói chuyện rất thu hút. Đề tài nào có lợi thì họ nói rất hùng hồn, chuyện không có gì nhưng với tài khoa trương họ sẽ khiến nó trở nên quan trọng khiến mọi người chú ý. Việc nào không có lợi cho họ hoặc thể hiện năng lực của người khác thì họ không quan tâm hoặc tìm cách lái sang hướng khác.
Thể hiện tốt đẹp chỉ vì danh lợi của mình
Những người này luôn tạo cho mình một vẻ ngoài tử tế, tốt bụng, nhưng thực chất bên trong lại không được như vậy, thậm chí đang che giấu mưu tính lợi ích cá nhân.
Họ thường chỉ nghĩ cho bản thân trước khi nghĩ cho người khác, hơn nữa lại rất coi trọng danh lợi, thể diện bên ngoài. Do đó, họ làm việc tốt thực chất là để lấy thanh danh hoặc kiếm lợi cho mình.
Nhưng mục đích chính là họ muốn diễn xuất cho người khác thấy họ có đạo đức cao thượng nhường nào. Và đằng sau đó là một dã tâm, rằng tất cả những ai nhận được sự đồng cảm từ họ sẽ phải tôn thờ họ như một vị Thánh.
Một người tử tế thực sự sẽ rất bình dị, chân thành. Họ tốt với người khác cũng chỉ lặng lẽ, không khoa trương, giúp người đơn giản chỉ vì muốn tốt cho họ, chứ không phải vì bất cứ lợi lộc gì cho mình.
Bên ngoài biểu hiện tử tế, nhưng trong bụng lại xấu xa
Đây có lẽ là mức độ nguy hiểm nhất của đạo đức giả. Những người này có hẳn một ‘sách lược’ gây dựng hình tượng cho bản thân. Trước mặt mọi người, họ thể hiện vô cùng nhân nghĩa, cao thượng, thậm chí khiến nhiều người ái mộ.
Nhưng thực tế, con người thật của họ lại vô cùng nham hiểm, giỏi che đậy. Sự nham hiểm này ẩn chứa nhiều suy nghĩ xấu ác như lòng tham, sự kiêu ngạo, đố kỵ, ghen ghét, hận thù… Câu nói “miệng nam mô, bụng một bồ dao găm” chính là để chỉ những người này.
Trong tác phẩm Tiếu ngạo giang hồ của nhà văn Kim Dung có nhân vật kinh điển Nhạc Bất Quần. Bên ngoài ông ta là một thư sinh nho nhã nhưng trong lòng lại ẩn chứa nhiều dã tâm khó lường.
Trước mặt nhân sĩ võ lâm, ông ta luôn nói về nhân nghĩa lễ trí tín, nhưng sau lưng lại ngấm ngầm tiến hành những âm mưu nhằm chiếm đoạt Tịch tà kiếm phổ của Lâm gia.
Sau này, Nhạc Bất Quần trở thành người mất hết nhân tính, bỏ vợ, bỏ con, xa lánh học trò, bất chấp thủ đoạn theo đuổi tham vọng minh chủ võ lâm, kể cả phải hy sinh chính người thân hay đồng đạo của mình. Cuối cùng ông đã phải nhận lấy cái chết.
Chỉ tôn trọng người có địa vị, coi thường người yếu thế
Những người đạo đức giả rất coi trọng thể diện, nên để khiến bản thân trở nên cao quý hơn, sang hơn, họ thường thích kết giao với người giàu có, quyền lực, không thích ở gần người bình dân.
Đặc biệt trong môi trường công sở, với cấp trên, họ xu nịnh cười nói ngọt ngào. Nhưng khi gặp người địa vị thấp hơn như cấp dưới, phục vụ, bản chất của họ dễ bộc lộ. Họ trở nên cáu kỉnh, khó chịu, coi thường.
Một người tử tế thực sự sẽ luôn tôn trọng tất cả mọi người, bất kể địa vị của họ là gì, hay người đó có giúp được gì cho họ hay không.
Không cảm thụ nỗi khổ của người khác mà đi giáo huấn đạo lý, đó cũng là đạo đức giả
Những người này thường lấy các tiêu chuẩn mẫu mực để giáo huấn người khác, cho rằng như vậy là tốt cho người ta. Nhưng họ ít khi đặt mình vào vị trí người kia để thấu hiểu tình cảnh của họ, giúp họ cải thiện vấn đề từ gốc rễ. Do đó những gì người này nói, nhìn thì có vẻ muốn tốt cho người khác, nhưng thực chất chỉ là bề mặt, thậm chí có khi không giúp được mà còn hại người.
Chỉ thích nói suông, nói thì hay nhưng làm thì dở
Người đạo đức giả trên bề mặt ăn nói rất hoa mỹ, khoa trương, nhưng khi bắt tay vào việc thì dễ bỏ cuộc giữa chừng, hoặc làm qua loa, hời hợt. Họ có thể đưa ra những nguyên tắc rất chí lý, nhưng bản thân lại vi phạm chính nguyên tắc của mình, như thể chúng chỉ dành cho người khác chứ không phải họ.
Một biểu hiện khác của người đạo đức giả là hay hứa hẹn để thể hiện bản thân. Nhưng thực tế, họ ít khi có kế hoạch làm những gì mình đã hứa. Hoặc cũng có thể họ sẽ bắt tay vào làm, nhưng sẽ sớm từ bỏ khi nó không đem lại lợi lộc gì cho bản thân.
Người chân thành, tử tế luôn biết giá trị của lời hứa. Họ thường nghĩ cho người khác và nỗ lực hết sức để giúp đỡ khi cần. Họ cũng không thích khoe khoang về thành công của bản thân, cũng không cần sự chấp thuận hay tán dương của người khác, bởi họ chỉ cần tin tưởng vào bản thân là đủ.
Sưu tầm
Các tin khác
-
Vô ngã: chìa khóa vượt mọi khó khăn, thử thách để chạm đến thành công hạnh phúc
Trong cuộc sống hiện đại, nơi mà con người không ngừng chạy đua với thời gian, vật chất, và danh vọng, một khái niệm cổ xưa nhưng vô cùng sâu sắc lại đang ngày càng được nhiều người tìm kiếm đó là vô ngã. -
Tại sao sự vô minh là kẻ thù lớn nhất của hạnh phúc?
Trong cuộc sống hiện đại đầy biến động, loạn thông tin như ngày nay, con người ngày càng phải đối diện với nhiều lựa chọn, nhiều nguy cơ, nhiều thử thách, có thể gặp sai lầm, tai họa nếu vô minh. -
Bí quyết sống bình an giữa biến cố cuộc đời: Học cách chấp nhận, buông bỏ
Cuộc sống không ngừng thay đổi, và sự thay đổi là một phần không thể thiếu trong hành trình trưởng thành của mỗi người. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng dễ dàng chấp nhận những thay đổi này. -
Khoảng lặng: Trạm sạc cuộc sống
Đã bao giờ bạn cảm thấy cuộc sống đưa bạn đi hết sự việc này đến sự vụ khác, đôi khi bạn đi vào một ngõ cụt không nhìn thấy lối ra? -
Già sao cho sướng
Chất lượng cuộc sống là một khái niệm quan trọng để mỗi người nhìn lại cuộc sống của mình đang ở thang độ cảm xúc và tình trạng thế nào. -
Thiền, bí quyết chữa bệnh tự nhiên
Thiền cũng là một phương pháp chữa bệnh được lựa chọn. Tại sao thiền chỉ là ngồi một chỗ rồi hít thở mà hết được bệnh? Điều này thật khó tin, nhưng những giải thích dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu được phần nào về tác dụng của thiền trong điều trị bệnh. -
Sức mạnh của lòng khoan dung làm trái tim thức tỉnh
Victor Hugo – Nhà văn Pháp từng nói: “Trên thế giới thứ rộng lớn nhất là đại dương, nhưng thứ rộng lớn hơn lại là bầu trời, mà thứ còn rộng hơn cả bầu trời lại chính là lòng người.” -
Phật dạy bí quyết chuyển hóa tâm thái tìm an lạc
Cuộc sống như một chiếc thuyền lênh đênh trên biển lớn. Giữa những sóng gió, chúng ta dễ bị cuốn theo và đánh mất phương hướng -
Những biến đổi trong cơ thể khi bước qua tuổi 50 nên biết
Bạn có biết rằng sau tuổi 50, quá trình lão hóa của cơ thể diễn ra nhanh hơn so với các giai đoạn trước đó? Điều này lý giải tại sao chúng ta thường cảm thấy cơ thể mình thay đổi rõ rệt hơn trong giai đoạn này. -
Hành thiện tích thiện đúng phương pháp sẽ nhiệm màu
Từ xa xưa mọi người đều biết đến việc giao nhân lành gặt quả ngọt tuy nhiên thế nào là nhân lành, thế nào là chân thiện và giả thiện? thế nào là âm thiện, dương thiện? thế nào phải và chẳng phải? Thế nào là thiện lệch, thế nào là chính đáng?