Những ai nên tránh ăn hoa thiên lý, thực phẩm kỵ với hoa thiên lý
Những thực phẩm kỵ với hoa thiên lý, người nên tránh ăn hoa thiên lý
Những ai nên tránh ăn hoa thiên lý, thực phẩm kỵ với hoa thiên lý
Hoa thiên lý là thực phẩm có lợi cho sức khỏe, giúp điều trị mất ngủ, thanh nhiệt cơ thể,... Nhưng những người dưới đây nên tránh ăn nhiều hoa thiên lý để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Thiên lý là một loại cây thân thảo,dây leo, mảnh, không có tua cuốn. Hoa của cây thiên lý thường mọc thành chùm to dưới nách lá, mỗi bông hoa có 5 cánh mở rộng có màu xanh lục hoặc ngả vàng, có mùi thơm nhẹ đặc trưng so với các loại hoa khác. Thông thường hoa thiên lý được chế biến như một loại rau để ăn, dùng làm thuốc để điều trị một số vấn đề sức khỏe đang gặp phải nên chúng được xếp vào nhóm “dược thực lưỡng dụng”.
Trong Đông y, hoa thiên lý có vị ngọt, tính bình nên được coi là một vị thuốc an thần có tác dụng điều trị chứng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc rất tốt. Khi sử dụng đúng cách loại hoa này còn có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, sát trùng, kháng viêm, chống lở loét, giải độc, thanh nhiệt cho cơ thể, thanh tâm trừ phiền, được sử dụng trị liệu trong các chứng như viêm kết mạc cấp và viêm mạn, viêm giác mạc và mờ đục màng mắt, viêm kết mạc do sởi, hoa trị giun kim... Theo y học hiện đại, hoa thiên lý giàu chất xơ, chất đạm, vitamin C, chất béo, vitamin B1, vitami B2, vitamin B3, cùng vitamin PP, khoáng chất có lợi khác cho cơ thể như: sắt, kẽm, phốt pho, canxi,...
Khi sử dụng đúng cách, số lượng phù hợp hoa thiên lý sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: an thần, trị mất ngủ, giúp ngủ sâu giấc, thanh nhiệt cơ thể, trị sôm sảy, bổ tâm, thận, trị chứng tiểu đêm, viêm đường tiết niệu. Đồng thời, lá của cây hoa thiên lý còn có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn, chống viêm, trị mụn nhọt trên da cực tốt. Những người bị táo bón khi ăn thường xuyên hoa thiên lý còn giúp nhuận tràng, trị chứng táo bón và bệnh trĩ hiệu quả bởi hoa thiên lý chứa nhiều chất xơ. Ngoài ra, nhờ chứa nhiều chất xơ, chất diệp lục, lại rất ít calo vì thế có thể thúc đẩy giảm cân hiệu quả khi sử dụng các món ăn từ hoa thiên lý.
Mặc dù là thực phẩm vô cùng có lợi cho sức khỏe hỗ trợ phòng ngừa và điều trị nhiều bệnh, có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm mà gần như không gây dị ứng hay phản ứng nào cho cơ thể nhưng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe không nên kết hợp cùng với một số thực thẩm dưới đây.
Những thực phẩm kỵ với hoa thiên lý
+ Những thực phẩm chứa nhiều sắt như tiết, gan, thịt nạc bò, lợn, rau muống… không nên xào nấu chung với hoa thiên lý hay ăn cùng bữa với hoa thiên lý. Bởi hoa thiên lý chứa hàm lượng kẽm cao, khi kết hợp với những thực phẩm giàu sắt sẽ cản trở quá trình hấp thu kẽm vào cơ thể.
+ Hoa thiên lý kỵ chế biến với gan, nội tạng động vật
+ Hoa thiên lý kỵ với sò, ốc.
+ Hoa thiên lý kỵ với các loại rau chứa nhiều sắt như rau muống, súp lơ, rau chân vịt, cải xoăn.
+ Để tránh làm mất giá trị dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe không nên nấu hoa thiên quá kỹ, nên nấu vừa chín tới là được
Những người nên tránh ăn hoa thiên lý
+ Trẻ sơ sinh các bậc cha mẹ không nên sử dụng các loại thuốc từ hoa thiên lý, bởi hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, dễ bị nhiễm độc khi dùng hoa thiên lý gây nguy hiểm cho sức khỏe.
+ Những người có hệ tiêu hóa kém không nên dùng hoa thiên lý
+ Những người đang gặp tình trạng đau bụng, tiêu chảy không nên ăn hoa thiên lý trong thời điểm này tránh tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, gây ảnh hưởng sức khỏe
+ Người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai và cho con bú nên hạn chế ăn nhiều hoa thiên lý, chỉ nên ăn lượng hoa thiên lý vừa phải tránh ảnh hưởng sức khỏe.
Bên cạnh đó, hoa thiên lý là loại thảo dược lành tính, nhưng trong hoa thiên lý chứa một hàm lượng nhỏ độc tố Ancaloit. Độc tố này hấp thu qua tiêu hóa từ 5 – 30 phút, có thể gây ngộ độc cho cơ thể. Do vậy nếu sử dụng nhiều hoa thiên lý sẽ dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc Ancaloit. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, phòng tránh ngộ độc chỉ nên sử dụng hoa thiên lý từ 1 - 2 lần/tuần, dùng với lượng hoa thiên lý vừa phải không nên dùng quá nhiều.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Những điều cần tránh khi ăn mồng tơi tránh ảnh hưởng sức khỏe
Loại rau giúp trị chứng mất ngủ cực tốt, giá thành rẻ
Những món canh thanh nhiệt, giải độc cực tốt vào mùa nắng nóng
6 bài thuốc chữa bệnh từ hoa thiên lý hiệu quả bất ngờ
Suckhoecuocsong.vn