Nhìn cuộc sống bằng lăng kính khác cuộc đời bạn sẽ khác
Câu chuyện này có vẻ hơi dài nhưng hãy nhẫn nại! Đọc và cảm nhận đi bạn sẽ thấy cuộc đời mình thay đổi chính từ cách nghĩ mình thay đổi.
Câu chuyện là:
Một đôi vợ chồng vừa dọn đến ở trong một khu phố mới. Sáng hôm sau, lúc hai vợ chồng điểm tâm, người vợ thấy bà hàng xóm giăng tấm vải trên giàn phơi. "Tấm vải bẩn thật" - Cô vợ thốt lên. "Bà ấy không biết giặt. Bà này ăn ở bẩn quá". Người chồng lặng im. Thế là, những lời bình phẩm kiểu vậy thốt ra từ miệng cô vợ mỗi ngày khi nhìn thấy bà hàng xóm phơi đồ trong sân.Trong mắt chị, bà hàng xóm thật tệ hại. Một sáng nọ, người vợ ngạc nhiên vì thấy tấm vải của bà hàng xóm rất sạch: "Ối! Hôm nay bà ấy đã biết cách giặt rồi. Ai đã dạy bà ấy thế nhỉ?" Người chồng đáp: "À. Sáng nay anh đã lau kính cửa sổ nhà mình đấy".
Lý lẽ là:
Chúng ta không thể quyết định được chiều dài của đời người, nhưng có thể tùy ý sử dụng chiều sâu của nhận thức để nhìn thế giới một cách khách quan. Nếu bạn chờ đợi ai đó đối tốt với mình thì mình mới đối tốt với họ, ai lịch sự với bạn thì bạn mới lịch sự lại, một lời nói bâng quơ của ai đó, một câu chuyện trên mạng bạn bè share, nhưng bạn suy diễn "nó nói mình đây, ý gì đây"....thì bạn sẽ cay cú. Nếu bạn nghĩ vậy, thì bạn là người cảm tính. Và bạn sẽ sống cuộc đời đầy bất an vì cảm xúc tiêu cực.
Người ưa bắt lỗi là người thất bại trong giao tiếp. Đơn giản vì dù bạn bắt lỗi rất đúng, người ta không còn thấy thích thú khi trò chuyện với bạn nữa. Những người cảm tính nhìn người khác qua lăng kính những vệt màu của cảm xúc, bám dày lớp bụi bặm của thành kiến và kiến thức hạn hẹp của mình. Chúng ta trở nên phán xét, bực dọc trước những gì mà tự mình cho là "lỗi lầm của người khác, họ nói sai rồi, không giống như mình biết". Kỳ thực, không phải là thế giới có vấn đề, hay người khác sai quấy, mà vấn đề nằm chính ngay nơi tâm ta. Khi nhìn đời bằng cái tâm có vấn đề, mang đầy những cảm xúc và thành kiến tiêu cực, thì chúng ta thấy ai cũng thành sai kể cả những người trong nhà, đụng chuyện gì cũng hóa tổn thương, ai nói câu nào cũng thấy ghét, sống ở đâu cũng thấy không vừa lòng.
Cách mà chúng ta nhìn người khác, thực chất là đang phản ánh nội tâm của chính mình. Một người đang túng thiếu sẽ thấy khó chịu với những ai dư dả. Một người sân hận sẽ luôn thấy người khác chọc tức mình. Một người không thành thật sẽ thấy mọi người đều xảo trá. Một người tâm ích kỷ sẽ luôn cảm thấy không ai yêu thương họ. Nhưng tại ai đã làm cho chúng ta như vậy? Tại ai đã khiến chúng ta luôn cảm thấy cô đơn, lạc lõng ngay chính trong gia đình mình, giữa bạn bè mình và bên cạnh tám tỷ người trên trái đất này?
Lý do duy nhất, là do chúng ta đã quá cảm tính, cái tôi quá lớn, lại cố chấp đeo lên những cặp kính ngăn cách chúng ta nhìn thấy những nét hay của người khác. Bạn phải vô cùng dũng cảm tháo bỏ cặp kính ấy. Người khác là người khác, mình không thể thay đổi được họ theo ý mình. Không có ai đáp ứng được mọi cái ta muốn cả.
Chỉ cần mình thay đổi cách nhìn, thì đời sẽ khác. Khác thế nào là do cách bạn chọn.
Suckhoecuocsong.com.vn (Theo Thiền sư Thích Đạo Quang)
Các tin khác
-
Thiền, bí quyết chữa bệnh tự nhiên
Thiền cũng là một phương pháp chữa bệnh được lựa chọn. Tại sao thiền chỉ là ngồi một chỗ rồi hít thở mà hết được bệnh? Điều này thật khó tin, nhưng những giải thích dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu được phần nào về tác dụng của thiền trong điều trị bệnh. -
Sức mạnh của lòng khoan dung làm trái tim thức tỉnh
Victor Hugo – Nhà văn Pháp từng nói: “Trên thế giới thứ rộng lớn nhất là đại dương, nhưng thứ rộng lớn hơn lại là bầu trời, mà thứ còn rộng hơn cả bầu trời lại chính là lòng người.” -
Phật dạy bí quyết chuyển hóa tâm thái tìm an lạc
Cuộc sống như một chiếc thuyền lênh đênh trên biển lớn. Giữa những sóng gió, chúng ta dễ bị cuốn theo và đánh mất phương hướng -
Những biến đổi trong cơ thể khi bước qua tuổi 50 nên biết
Bạn có biết rằng sau tuổi 50, quá trình lão hóa của cơ thể diễn ra nhanh hơn so với các giai đoạn trước đó? Điều này lý giải tại sao chúng ta thường cảm thấy cơ thể mình thay đổi rõ rệt hơn trong giai đoạn này. -
Hành thiện tích thiện đúng phương pháp sẽ nhiệm màu
Từ xa xưa mọi người đều biết đến việc giao nhân lành gặt quả ngọt tuy nhiên thế nào là nhân lành, thế nào là chân thiện và giả thiện? thế nào là âm thiện, dương thiện? thế nào phải và chẳng phải? Thế nào là thiện lệch, thế nào là chính đáng? -
Nỗi lo người già: 11 cách kiểm soát lo lắng để tuổi già an nhiên, hạnh phúc
Nhà văn Victor Hugo từng nói: "Tuổi già là một mùa thu thứ hai, nơi mà chúng ta có thể thu hoạch những gì mình đã gieo trồng". Để mùa thu thứ hai thật sự ý nghĩa, chúng ta cần biết cách chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình. -
Đánh rơi sự bình yên Quý vị đánh mất điều gì?
Trong cuộc sống hối hả, xô bồ, tìm kiếm sự bình yên trở thành một nhu cầu thiết yếu của mọi lứa tuổi. Thế nhưng, ngay cả khi đã có những phút giây tĩnh lặng, chúng ta vẫn dễ dàng để những suy nghĩ tiêu cực xâm chiếm và đánh mất đi sự an nhiên trong tâm hồn -
Tư thế hoa sen (tư thế kiết già): 5 phút mỗi ngày cho sức khỏe vàng
Tư thế ngồi mang tên một loài hoa (còn gọi là Liên hoa tọa hoặc Padmasana) tượng trưng cho sức sống và vẻ đẹp thuần khiết của tâm linh, tư thế hoa sen, còn gọi là tư thế kiết già là một trong những tư thế ngồi thiền định tốt nhất trong vô số các tư thế khác nhau. -
Cân bằng cảm xúc, làm chủ thân tâm
Khi suy nghĩ tích cực não bộ sẽ sản sinh ra hóc môn hạnh phúc endorphins có lợi cho sức khỏe tinh thần và các nội tạng cơ thể. -
Thiền định: Hành trình níu giữ thanh xuân và sức khỏe
Từ thuở xa xưa, con người đã luôn khao khát trường thọ và giữ gìn vẻ đẹp thanh xuân. Giữa dòng chảy thời gian không ngừng, ai cũng mong muốn được níu giữ những khoảnh khắc tươi đẹp nhất của cuộc đời.