Nhiễm giun lươn: Bệnh nguy hiểm chớ nên coi thường

07/03/2017 09:13

Bị nhiễm giun lươn nguy hiểm như thế nào?

Nhiễm giun, sán gây ảnh hưởng đến sức khỏe và các bộ phận trên cơ thể con người. Trong đó một trường hợp bị giảm cân, suy kiệt chỉ còn da bọc xương...do nhiễm giun lươn cho thấy giun lươn nguy hiểm như thế nào.

Thực trạng

Theo thống kê của viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương có khoảng 50% người Việt Nam tại các vùng trên cả nước có thể bị nhiễm giun. Trong đó, đa phần là trẻ em, học sinh với tỷ lệ ở khu vực phía Nam là 10-50%, trong khi ở miền Bắc - vùng có thói quen canh tác sử dụng phân tươi bón ruộng có nơi đến hơn 80% trẻ nhiễm giun sán.

Sự khác biệt của giun lươn

Giun lươn (Strongyloides stercoralis) là một loại giun tròn nguy hiểm nhất trong các loại ký sinh trùng đường tiêu hóa ở người vì chúng có thể tự nhân lên trong cơ thể (do quá trình tự nhiễm).

Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm giun lươn và tái nhiễm khá cao. Đáng chú ý là khi nhiễm bệnh, giun lươn tồn tại rất lâu trong cơ thể và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí có thể đe dọa tính mạng người bệnh trong khi đó việc điều trị còn nhiều hạn chế.

Bệnh nhân suy kiệt, da bọc xương do nhiễm giun lươn

Bà Dung (Nghệ An) có các triệu chứng mệt mỏi, xanh xao, ăn vào là nôn nên được gia đình đưa vào viện nghệ An điều trị 20 ngày nhưng bệnh tình không thuyên giảm.

Sau đó bà được chuyển ra Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) điều trị tiếp 20 ngày. Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị rối loạn trào ngược trên nền suy giảm về già dẫn đến sút gần 20 kg, chỉ còn da bọc xương, bệnh không thuyên giảm.

Với tình trạng nguy kịch, gia đình xác định đưa bà Dung về nhà. Tuy nhiên, một bác sĩ nghi ngờ bà bị nhiễm ký sinh trùng nên yêu cầu làm các xét nghiệm. Kết quả, bà Dung nhiễm ký sinh trùng giun lươn nên được chuyển ngay đến Viện sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương.

ThS.BS Trần Huy Thọ - Trưởng khoa khám bệnh chuyên ngành - cho biết sau khi làm các xét nghiệm, phát hiện bệnh nhân nhiễm giun lươn, các bác sĩ liền cho bệnh nhân tẩy giun.“Sau khi được tẩy giun, bà Dung không còn nôn và ăn được cháo. 10 ngày sau điều trị, bệnh nhân thể trạng tiến triển tốt và được ra viện”, bác sĩ Thọ - người trực tiếp điều trị cho bà Dung - cho hay.

Lời khuyên của bác sĩ

Theo các bác sĩ, nhiều trường hợp nhiễm giun lươn đến điều trị tại bệnh viện không phải là hiếm gặp, Tuy nhiên, nếu đến bệnh viện thăm khám sớm thì cơ hội chữa khỏi của bệnh nhân là 100% và mất rất ít thời gian. Ngược lại, phát hiện muộn sẽ rất nguy hiểm, thậm chí có thểtử vong.

Triệu chứng khi bị nhiễm giun lươn là rối loạn tiêu hóa. Đây là loại giun tròn ký sinh trong ruột, đi vào cơ thể qua đường ăn uống. Do đó, để phòng giun lươn nói riêng và các loại ký sinh trùng khác nói chung, vấn đề ăn chín, uống sôi và vệ sinh sạch sẽ là rất quan trọng.

Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo người dân khi thấy xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, ăn kém, ăn vào hay nôn, đi ngoài phân lỏng nên đến các cơ sở y tế thăm khám và cần nghĩ đến khả năng bị nhiễm ký sinh trùng giun lươn, để tránh tình hình diễn biến xấu có thể dẫn đến tử vong.

Suckhoecuocsong.vn (Theo khampha.vn)

Các tin khác

Đau dạ dày khi trời lạnh nguyên nhân, giải pháp điều trị

Chứng viêm da khô ở Nam giới cần chăm sóc như thế nào

Men vi sinh đường tiêu hóa tốt với cơ thể như thế nào

Sau khi khỏi COVID-19: Phục hồi tình trạng sức khỏe người bệnh như thế nào?

Các thuốc hỗ trợ, điều trị COVID-19 tại nhà

Khi nào bệnh nhân Covid-19 cần chăm sóc y tế khẩn cấp

Việt Nam sản xuất vắc xin ngừa COVID-19: Nanocovax, Covivac, ARCT-154

Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 ở người mắc bệnh thận, chạy thận chu kỳ

Người mắc bệnh tim có nên tiêm vắc xin ngừa COVID-19?

Triệu chứng, chẩn đoán, phòng và điều trị khi nhiễm biến thể Delta