Nguyên nhân dẫn đến đau vai mãn tính ở người chơi tennis

22/02/2017 10:29

Những nguyên nhân gây nên đau vai mãn tính ở người chơi tennis

Ngoài chấn thương tay, chân thường gặp khi chơi tennis, chấn thương vai dẫn đến đau vai mãn tính do môn thể thao này chơi bằng sự tinh tế của khối óc và linh hoạt của đôi tay. Ngoài ra nguyên nhân dẫn đến đau vai mãn tính còn có thể do té ngã, va chạm, hay do kỹ thuật không đúng... Nếu người chơi chủ quan, không chữa trị sớm sẽ dẫn đến mất chức năng khớp vai. Những lời khuyên hữu ích sau đây sẽ giúp người chơi tennis bảo vệ sức khỏe và cánh tay rắn chắc của mình.

Chứng đau vai mãn tính ở người chơi tennis

Trong cơ thể, khớp vai thực hiện khá nhiều động tác cho hầu hết các họat động của chi trên nên rất dễ chấn thương, đặc biệt là khi chơi tennis.

Theo thống kê của các bác sĩ, những người chơi tennis thường bị đau vai mạn tính do những chấn thương kéo dài, trong đó có những nguyên nhân:

+ Chấn thương cấp không được điều trị, hoặc điều trị không đúng cách  làm tổn thương kéo dài và khó hồi phục.

+ Chấn thương do quá tải do tập luyện quá sức, lặp đi lặp lại kéo dài, tích lũy sau một giai đoạn tập luyện hoặc thi đấu nặng mà cơ thể không hồi phục kịp.

+ Chấn thương cũ chưa kịp hồi phục, tái phát nhiều lần gây tổn thương mãn tính.

+ Tình trạng xuống cấp của khớp vai, thoái hóa khớp do tuổi lớn dần…

Những tổn thương gây đau vai mạn tính

Dãn, rách dây chằng bao khớp: Do té ngã gây rách dây chằng bao khớp, hoặc những chấn thương nhỏ lập đi lập lại làm dãn dây chằng bao khớp khiến khớp không còn vững chắc.

Viêm, rách gân cơ xoay: Do chứng đau vai cấp và mạn tính gây nên.

Rách gân thường gặp trong tennis do lực banh mạnh, tầm vận động của vai rộng và động tác lập đi lập lại.

Phương pháp xử lý khi bị chấn thương vai (xảy ra 2 trường hợp)

Đau dữ dội: Khi thấy vai biến dạng, đau dữ dội, có thể bạn đã bị gãy xương hoặc trật khớp vai. Lúc  này cần đến ngay bệnh viện chuyên khoa để chụp XQ, và xử trí cấp cứu.

Đau ở mức độ vừa phải: nên ngừng chơi, chườm đá vùng vai đau 2-3 lần trong ngày, mỗi lần 15 phút, treo tay lên nếu đau nhiều, uống thuốc kháng viêm giảm đau.

Lưu ý: Nghỉ chơi ít nhất 3 -7 ngày, trong lúc nghỉ, vẫn vận động nhẹ nhàng các động tác khớp vai mà không gây đau. Đặc biệt, nếu sau 1 tuần vẫn còn đau với các biện pháp điều trị trên cần đến khám bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán nguyên nhân và chữa trị đúng cách, nhằm phục hồi lại vận động của khớp vai.

Lời kết

 Môn thể thao tennis đòi hỏi thể lực, sự bền bỉ, đặc biệt là chơi đúng kỹ thuật. Cũng như những môn thể thao khác, trước khi vào sân, người chơi cần khởi động kỹ, khi thấy người yếu, mệt, cơ bắp không đủ không nên chơi.

Đặc biệt, khi xử lý các kỹ thuật ở những động tác giơ tay quá đầu hay xoay vai như: cú xẹc, đập bóng hay rờ-ve trong tennis, hoặc cú đập cầu, đánh bổng trong cầu lông, giao bóng hay đập bóng trong bóng chuyền, cử nâng hay giật tạ…cần thao tác đúng để tránh chấn thương.

Khi bị chấn thương, tuyệt đối không xoa bóp dầu nóng hay thuốc rượu vào vai đau, vì nóng sẽ làm tăng sưng nề và tụ máu bầm nơi gân tổn thương. Ngoài ra không nên nắn sửa bởi nếu làm không đúng cách sẽ làm rách gân nặng thêm. Nếu thấy đau nhiều không đỡ cần đến các bác sĩ chuyên khoa thăm khám để điều trị dứt điểm.

Suckhoecuocsong.com.vn

Các tin khác

Cách phòng tránh chấn thương khi chơi Pickleball

Cách phòng tránh đau ngực khi tập thể dục

Đau bàn chân khi chạy bộ cần xử lý như thế nào

Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?

Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì

Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ

Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay

Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị

Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào

Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý