Nguyên nhân chính nào lây lan bệnh đậu mùa khỉ?

26/07/2022 17:09

Nguyên nhân chính lây lan bệnh đậu mùa khỉ, cách phòng ngừa bệnh đậu mùa hiệu quả.

Nguyên nhân chính nào lây lan bệnh đậu mùa khỉ?

Bệnh đậu mùa khỉ đang có tốc độ lây lan nhanh ở nhiều nước trên thế giới, nguy cơ về sự lan rộng hơn nữa của dịch bệnh tới các quốc gia khác là rất rõ ràng. Các chuyên gia chỉ ra nguyên nhân chính lây lan bệnh đậu mùa khỉ, cách phòng ngừa bệnh đậu mùa hiệu quả.

Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh hiếm gặp do nhiễm vi rút đậu mùa khỉ. Virus đậu mùa khỉ thuộc giống Orthopoxvirus trong họ Poxviridae. Chi Orthopoxvirus cũng bao gồm vi rút variola (gây bệnh đậu mùa), vi rút vaccin (được sử dụng trong vắc xin đậu mùa) và vi rút đậu mùa bò.

Bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1958 hai đợt bùng phát của một bệnh giống thủy đậu xảy ra trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu, do đó có tên là ‘bệnh đậu mùa khỉ’.

Dấu hiệu, triệu chứng khi mắc bệnh đậu mùa khỉ

Ở người, các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ tương tự nhưng nhẹ hơn các triệu chứng của bệnh đậu mùa. Bệnh đậu mùa khỉ bắt đầu với sốt, nhức đầu, đau cơ, kiệt sức

Sự khác biệt chính giữa các triệu chứng của bệnh đậu mùa và bệnh đậu mùa khỉ là bệnh đậu mùa khỉ làm cho các hạch bạch huyết sưng lên (bệnh nổi hạch) trong khi bệnh đậu mùa thì không.

Thời gian ủ bệnh (thời gian từ khi nhiễm bệnh đến khi có triệu chứng) thường là 7-14 ngày nhưng có thể từ 5-21 ngày.

Bệnh bắt đầu với:

• Sốt

• Đau đầu

• Đau cơ

• Đau lưng

• Sưng hạch bạch huyết

• Ớn lạnh

• Kiệt sức

Trong vòng 1 – 3 ngày (đôi khi lâu hơn) sau khi xuất hiện sốt, bệnh nhân phát ban, thường bắt đầu ở mặt sau đó lan ra các bộ phận khác của cơ thể.

Tổn thương tiến triển qua các giai đoạn sau trước khi tự khỏi:

• Macules

• Papules

• Mụn nước

• Mụn mủ

• Vảy

Bệnh thường kéo dài trong 2-4 tuần. Ở Châu Phi, bệnh đậu mùa khỉ đã được chứng minh là có thể gây tử vong cho 1/10 số người mắc.

Theo bác sĩ BS Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch thường trực Hội Truyền nhiễm TP.HCM  cho biết, dù hiện nay tại Việt Nam hiện chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ nào trên cộng đồng nên người dân không nên quá hoang mang lo lắng. Về sự gia tăng bệnh đậu mùa khỉ thời gian qua từ nguồn lây đến cách lây, người làm khoa học cũng chưa biết được nhiều vì số ca bệnh ít”.

Nguyên nhân chính lây lan bệnh đậu mùa khỉ là quan hệ tình dục nam, quan hệ tình dục đồng giới; các nguồn lây nhiễm khác chỉ mang tính nhỏ lẻ. Cần phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp phòng, chống ở những quốc gia xuất hiện nhiều ca nhiễm; ở các quốc gia ít hoặc chưa xuất hiện ca bệnh như Việt Nam, giải pháp hiện nay chỉ nên cảnh báo.

BS Khanh nói chia sẻ “Cái khó nhất của bệnh đậu mùa khỉ hiện nay là xét nghiệm chẩn đoán. Nếu không có xét nghiệm chẩn đoán đạt chuẩn và đủ nhanh thì ý nghĩa chống dịch của xét nghiệm không có. Bây giờ chúng ta không thể chặn người nhập cảnh tại sân bay để cách ly được. Kỹ thuật xét nghiệm hiện nay chỉ có vài nước đạt chuẩn, do đó Việt Nam cần phải có được sinh phẩm và chuẩn hóa tiêu chuẩn chẩn đoán bằng xét nghiệm để phát hiện sớm ca bệnh và ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm rồi mới tính đến các giải pháp chống dịch”,

Nếu chưa có xét nghiệm đạt chuẩn thì sẽ gây nhiều khó khăn cho người làm công tác chuyên môn. Với những ca nhiễm bệnh chưa xuất hiện bóng nước hoặc mới có biểu hiện bằng những nốt nhỏ trên da, không thể phát hiện trên lâm sàng vì biểu hiện ban đầu của bệnh đậu mùa khỉ rất giống với các loại bệnh khác như thủy đậu, nhiễm trùng da hoặc bệnh lý gây tổn thương ở bộ phận sinh dục.

Với căn bệnh đậu mùa khỉ, rất khó để đưa ra được các khuyến cáo phòng tránh cho cộng đồng. Nói chung, cộng đồng chẳng thể làm được gì ngoài việc tránh tiếp xúc với người lạ.

"Nhìn chung, việc phòng bệnh là rất khó bởi làm sao biết được đó là ca bệnh hoặc trường hợp nghi ngờ để tránh tiếp xúc. Việc phát hiện ca bệnh là trách nhiệm của xét nghiệm và những nhà lâm sàng trong bệnh viện phải tìm ra được ca bệnh đầu tiên. Virus gây bệnh đậu mùa khỉ là virus ADN ở thời điểm hiện tại khó có thể bùng phát. Tuy nhiên, cần phải theo dõi sát bởi 5 đến 10 năm sau, các đột biến có thể xảy ra gia tăng nguy cơ lây từ người sang người:

Bệnh đậu mùa khỉ nguy hiểm đến mức nào?

Theo BS Khanh, hiện nay, bệnh đậu mùa khỉ chưa đến mức nguy hiểm nhưng nếu bệnh lây nhiều sẽ tấn công sang nhóm đối tượng nguy cơ như người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em, người có bệnh lý nền, suy giảm miễn dịch.

Nếu những người trong nhóm nguy cơ nhiễm bệnh hoặc bệnh nhân không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới suy hô hấp, tổn thương đa cơ quan, trường hợp nặng sẽ dẫn tới tử vong, nhưng tỷ lệ thấp. Các biến chứng có thể gồm nhiễm trùng thứ phát, viêm phế quản phổi, nhiễm trùng huyết, viêm não và nhiễm trùng giác mạc kèm theo mất thị lực. Bệnh đậu mùa khỉ có tỷ lệ tử vong dao động từ 0 đến 11%.

Trên thực tế, đa số những người mắc ở khu vực ngoài châu Phi chỉ ở mức nhẹ. Một số nước đã cấp phép sử dụng vaccine ngừa bệnh đậu mùa khỉ. Thuốc điều trị đậu mùa khỉ đã được cấp phép lưu hành, việc sử dụng phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ không được tự ý sử dụng thuốc tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ như thế nào?

+ Tránh tiếp xúc với động vật có thể chứa vi-rút (bao gồm động vật nhiễm virus hoặc đã chết ở những khu vực xảy ra bệnh ở khỉ).

+ Tránh tiếp xúc với bất kỳ vật liệu nào, chẳng hạn như khăn trải giường, đã tiếp xúc với động vật bị bệnh.

+ Cách ly bệnh nhân nhiễm bệnh với những người khác có thể có nguy cơ nhiễm bệnh.

+ Hãy tránh tiếp xúc trực tiếp với vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh đậu mùa

+ Người dân nên tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc bệnh đậu mùa

+ Che miệng khi ho, hắt hơi, sau khi hắt hơi, ho nên rửa tay lại với xà phòng để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ hay các bệnh truyền nhiễm khác.

+ Thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng và các dung dịch sát khuẩn, cồn thông thường sau khi sờ các vật dụng ở nơi cộng cộng, nơi đông người hay nhà đang có người mắc bệnh đậu mùa

+ Những người có các triệu chứng của trường hợp nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ cần chủ động tự cách ly và tránh quan hệ tình dục

+ Những người xác định mắc bệnh đậu mùa khỉ phải được cách ly y tế đến khi điều trị khỏi bệnh.

+ Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ cần tránh tiếp xúc với động vật có vú bị bệnh như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng (chết hoặc sống) có thể chứa virus đậu mùa khỉ

+ Người có các triệu chứng nghi ngờ, cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời.

+ Bổ sung thức ăn giàu vitamin trong thực đơn nhằm nâng cao sức đề kháng. Bổ sung các loại trái cây, rau củ chứa nhiều vitamin C, các loại thực phẩm giàu protein như: thịt bò, thịt lợn, thịt gà, cá, các loại cá biển, hải sản, trứng, sữa, các loại hạt đậu,...

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Bệnh đậu mùa khỉ

Vắc xin phòng bệnh đầu mùa khỉ

Cách phân biệt bệnh đậu mùa khỉ, bệnh thủy đậu chính xác nhất

Biện pháp phòng bệnh đậu mùa khỉ hiệu quả

Các dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh đậu mùa khỉ chuẩn xác

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ

Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ

Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt

Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt

Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột

Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch

Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch

Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột

Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột