Ngẫm: Làm việc ác hay việc thiện đều khiến tướng mạo thay đổi
Quan niệm trong Phật gia và Đạo gia đều đề cấp đến 'Tướng do tâm sinh'. Tướng tâm sinh ở đây có nghĩa là tâm của một người là như thế nào thì biểu hiện ra tướng mạo bên ngoài cũng là như thế ấy.
Tướng do tâm sinh là gì?
“Tướng” trong tướng thuật thường là chỉ tướng mạo, là tướng mạo tổng thể. “Tướng do tâm sinh” có nghĩa là tâm của một người là như thế nào thì biểu hiện ra tướng mạo bên ngoài cũng là như thế ấy. Có thể thông qua diện mạo bên ngoài của một người để biết được tâm tư và hành vi của người ấy. Đây là một ý nghĩa.
Trong Phật gia giảng “tướng do tâm sinh”, chủ yếu là muốn mọi người hiểu rằng “vật trông thấy chưa hẳn là thật”. “Tướng” ở đây chỉ là giả tướng, hư tướng, ảo tướng, chứ không phải chân tướng, thực tướng. Vì thế nhắn nhủ mọi người không nên chấp nhất vào “tướng” để bị khổ sở vì vạn sự nơi thế gian, muốn đi đến bến bờ hạnh phúc thì phải biết thoát ra. Đây là ý nghĩa rộng hơn.
Trong “Tứ khố toàn thư” có ghi: “Vị tương nhân chi tương, tiên thính nhân chi thanh; vị thính nhân chi thanh, tiên sát nhân chi hành; vị sát nhân chi hành, tiên quan nhân chi tâm.” Ý nói rằng, đừng nhìn tướng mạo người mà trước tiên hãy nghe thanh âm của người ta, đừng nghe thanh âm người mà trước tiên hãy quan sát hành vi của người ta, đừng quan sát hành vi người mà trước tiên hãy xét cái tâm của người ta. Âu cũng là nhấn mạnh rằng cái “tâm” quyết định cái “tướng” của con người, rằng biến hoá của tướng mặt cũng là biểu hiện ra bên ngoài của sự biến hóa của tâm mang lại.
Làm việc thiện hay ác đều khiến tướng mạo thay đổi
Trong cuộc sống, chúng ta không khó để nhận thấy, một người luôn nghĩ và làm những việc xấu thì tướng mạo cũng khó coi. Trái lại, một người có tâm địa lương thiện, làm những việc thiện thì tướng mạo dễ coi và khiến người tiếp xúc có cảm giác đáng tin cậy, dễ gần. Câu chuyện về Bùi Độ và Bùi Chương dưới đây là một ví dụ tiêu biểu.
Bùi Độ là người thời nhà Đường, thuở nhỏ có gia cảnh khốn khó, bần hàn. Một hôm, trên đường đi, Bùi Độ vô tình gặp thiền sư Nhất Hạnh. Thiền sư vừa nhìn tướng mạo của Bùi Độ thấy ánh mắt vô hồn, có đường vân thẳng đến miệng, loại tướng của kẻ ăn xin đầu đường, dễ bị đói mà chết. Vì thế, thiền sư khuyên Bùi Độ phải nỗ lực tu tâm dưỡng tính, hành thiện tích đức.
Vài hôm sau, Bùi Độ lên chùa Hương Sơn nhặt được đai ngọc của một thiếu phụ, đã trả lại cho cô ta, vì thế mà cứu được mạng cha của người này.
Một thời gian sau, Bùi Độ gặp lại thiền sư Nhất Hạnh, thiền sư thấy ánh mắt trong suốt của Bùi Độ, đồng thời cũng thấy tướng mặt như hoàn toàn thay đổi, liền nói với anh ta rằng, sau này nhất định sẽ làm quan đại thần trong triều. Lúc đó, Bùi Độ cho rằng thiền sư đang đùa giỡn mình.
Thiền sư Nhất Hạnh nói: “Thân cao bảy xích không bằng khuôn mặt bảy tấc, khuôn mặt bảy tấc không bằng cái mũi ba tấc, cái mũi ba tấc không bằng một điểm của tâm”. Thiền sư khen ngợi Bùi Độ đã biết làm việc thiện.
Quả nhiên, về sau Bùi Độ trở thành trọng thần qua bốn triều đại Hiến, Mục, Kính, Văn, là một “thừa tướng toàn tài”. Địa vị và danh tiếng của ông thuộc loại cao ở cả trong nước và ngoài nước.
Sử sách xưng ông là người “đức độ vẹn toàn qua bốn triều đại”, uy danh đức độ sánh với Quách Phần Dương, một danh tướng triều nhà Đường. Năm người con của Bùi Độ sau này cũng đều có danh tiếng hiển hách, đạt nhiều thành tựu lẫy lừng trong lịch sử.
Một người khác là Bùi Chương, người Hà Đông tỉnh Sơn Tây. Cha của Bùi Chương là bạn thân của thần tăng pháp sư Đàm Chiếu. Pháp sư là người tinh thông tướng thuật, ông thấy Bùi Chương có thiên đình đầy đặn, địa các tròn trịa, công danh sự nghiệp sau này nhất định là có thành tựu.
Năm 20 tuổi, Bùi Chương lấy vợ là Lý Thị, năm sau được cử đến làm quan ở Thái Nguyên, để vợ ở nhà. Vài năm sau, khi Bùi Chương gặp lại pháp sư Đàm Chiếu, pháp sư vô cùng ngạc nhiên khi thấy tướng mạo của Bùi Chương không còn được như xưa nữa. Thiên đình lõm vào, địa các nhọn ra, lòng bàn tay có vùng khí đen bao quanh, pháp sư nói Bùi Chương sẽ gặp tai họa bất trắc, phải cẩn thận đề phòng. Hơn nữa, ông còn hỏi Bùi Chương đã làm chuyện gì thất đức khiến cho tướng mạo thay đổi hoàn toàn như vậy.
Bùi Chương ngẫm lại những việc mình làm trong những năm qua, chỉ có chuyện thông dâm với một người phụ nữ ở Thái Nguyên xem ra là trái đạo lý, còn ngoài ra không làm việc gì khác trái lương tâm cả. Pháp sư Đàm Chiếu nghe kể liền thở dài, nói: “Cậu vốn có tiền đồ sáng sủa, tốt đẹp, sao lại không biết quý trọng, tư thông với vợ người như thế là đã tự hủy hoại phúc đức của mình rồi. Thật là đáng tiếc quá!”
Không lâu sau, Bùi Chương quả nhiên gặp đại họa. Trong lúc đang tắm thì bị cấp dưới lẻn vào ám sát, con dao đâm trúng vào bụng khiến anh ta chết tại chỗ.
Thời cổ đại có câu ngạn ngữ: “Hữu tâm vô tướng, tướng do tâm sinh, hữu tướng vô tâm, tướng tùy tâm diệt.” (Nghĩa là, có tâm mà không có tướng, tướng sẽ do tâm mà sinh ra, có tướng nhưng không có tâm, tướng sẽ bị tâm tiêu hủy). Câu này có ý nói rằng: Tướng mạo của một người sẽ thay đổi thuận theo tâm niệm thiện ác của người đó, việc thiện việc ác mà người đó làm.
Về mặt khoa học, Trung y cổ đại, sinh lý học hiện đại và tâm lý học đã phân tích đạo lý “tướng do tâm sinh” rất đơn giản. Tướng mạo của một người là sự kết hợp giữa “hình” và “thần”.
Ngoại hình là thuộc phần sinh lý, thần thái bao gồm yếu tố sinh lý nhưng lại quyết định bởi quá trình tu dưỡng. Nhất cử nhất động từng ý từng niệm thể hiện trong sinh hoạt thường ngày của mỗi người, qua năm tháng đều ngưng tụ trên gương mặt của họ, gọi là “những gì bên trong sẽ hiện ra bên ngoài”.
Tâm niệm nảy sinh sẽ tác động đến thân thể, nếu tâm bình hòa yên tĩnh, lòng thanh thản bao dung, quang minh chính đại, thì khí huyết hài hòa, ngũ tạng yên định, thân thể sẽ khỏe mạnh, nét mặt nhờ đó bình ổn, thần sắc sáng sủa, khiến người khác nhìn vào cũng cảm thấy dễ chịu, thoải mái, vì vậy mà tự nhiên muốn kết giao thân cận.
Sưu tầm
Các tin khác
-
Thiền, bí quyết chữa bệnh tự nhiên
Thiền cũng là một phương pháp chữa bệnh được lựa chọn. Tại sao thiền chỉ là ngồi một chỗ rồi hít thở mà hết được bệnh? Điều này thật khó tin, nhưng những giải thích dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu được phần nào về tác dụng của thiền trong điều trị bệnh. -
Sức mạnh của lòng khoan dung làm trái tim thức tỉnh
Victor Hugo – Nhà văn Pháp từng nói: “Trên thế giới thứ rộng lớn nhất là đại dương, nhưng thứ rộng lớn hơn lại là bầu trời, mà thứ còn rộng hơn cả bầu trời lại chính là lòng người.” -
Phật dạy bí quyết chuyển hóa tâm thái tìm an lạc
Cuộc sống như một chiếc thuyền lênh đênh trên biển lớn. Giữa những sóng gió, chúng ta dễ bị cuốn theo và đánh mất phương hướng -
Những biến đổi trong cơ thể khi bước qua tuổi 50 nên biết
Bạn có biết rằng sau tuổi 50, quá trình lão hóa của cơ thể diễn ra nhanh hơn so với các giai đoạn trước đó? Điều này lý giải tại sao chúng ta thường cảm thấy cơ thể mình thay đổi rõ rệt hơn trong giai đoạn này. -
Hành thiện tích thiện đúng phương pháp sẽ nhiệm màu
Từ xa xưa mọi người đều biết đến việc giao nhân lành gặt quả ngọt tuy nhiên thế nào là nhân lành, thế nào là chân thiện và giả thiện? thế nào là âm thiện, dương thiện? thế nào phải và chẳng phải? Thế nào là thiện lệch, thế nào là chính đáng? -
Nỗi lo người già: 11 cách kiểm soát lo lắng để tuổi già an nhiên, hạnh phúc
Nhà văn Victor Hugo từng nói: "Tuổi già là một mùa thu thứ hai, nơi mà chúng ta có thể thu hoạch những gì mình đã gieo trồng". Để mùa thu thứ hai thật sự ý nghĩa, chúng ta cần biết cách chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình. -
Đánh rơi sự bình yên Quý vị đánh mất điều gì?
Trong cuộc sống hối hả, xô bồ, tìm kiếm sự bình yên trở thành một nhu cầu thiết yếu của mọi lứa tuổi. Thế nhưng, ngay cả khi đã có những phút giây tĩnh lặng, chúng ta vẫn dễ dàng để những suy nghĩ tiêu cực xâm chiếm và đánh mất đi sự an nhiên trong tâm hồn -
Tư thế hoa sen (tư thế kiết già): 5 phút mỗi ngày cho sức khỏe vàng
Tư thế ngồi mang tên một loài hoa (còn gọi là Liên hoa tọa hoặc Padmasana) tượng trưng cho sức sống và vẻ đẹp thuần khiết của tâm linh, tư thế hoa sen, còn gọi là tư thế kiết già là một trong những tư thế ngồi thiền định tốt nhất trong vô số các tư thế khác nhau. -
Cân bằng cảm xúc, làm chủ thân tâm
Khi suy nghĩ tích cực não bộ sẽ sản sinh ra hóc môn hạnh phúc endorphins có lợi cho sức khỏe tinh thần và các nội tạng cơ thể. -
Thiền định: Hành trình níu giữ thanh xuân và sức khỏe
Từ thuở xa xưa, con người đã luôn khao khát trường thọ và giữ gìn vẻ đẹp thanh xuân. Giữa dòng chảy thời gian không ngừng, ai cũng mong muốn được níu giữ những khoảnh khắc tươi đẹp nhất của cuộc đời.