Mối liên hệ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và bệnh Parkinson

17/06/2024 13:27

Bệnh Parkinson và hệ vi sinh vật đường ruột có mối liên hệ như nào

Bệnh Parkinson là một trong những bệnh về thần kinh khá nhiều người hay gặp phải nhất là đối với những người lớn tuổi. Bệnh biểu hiện bởi sự  rối loạn thoái hoá của hệ thần kinh trung ương làm cho tế bào trong não bị thoái hóa, thiếu hụt dopamine. Những người mắc bệnh không có đủ chất hóa học dopamine trong não do một số tế bào thần kinh tạo ra dopamine đã chết. Từ đó bệnh gây ra các rối loạn vận động, người bệnh không kiểm soát được vận động của cơ bắp trên cơ thể, đi lại khó khăn, cử động chậm chạm, chân tay run cứng, khó cầm các đồ vật, khó giữ thăng bằng, thậm chí có thể mất đi một số chức năng vật lý bình thường.

Các triệu chứng của bệnh Parkinson bao gồm: cảm thấy run không chỉ ở tay hay chân mà còn ở môi, lưỡi,… khi nghỉ ngơi, mức độ tăng dần khi người bệnh tập trung quá mức hoặc xúc động, khó khăn trong việc vận động, đi lại, các cơ xương khớp bắt đầu co cứng, khó chuyển động theo như ý muốn, khó giữ thăng bằng do các nhóm cơ gấp bị tăng trương lực làm cho cơ thể luôn trong tư thế gấp về phía trước, rối loạn giấc ngủ, giảm khả năng phân biệt mùi, tính cách thay đổi bất thường, cảm giác mệt mỏi, thói quen sinh hoạt hằng ngày cũng bị thay đổi,…

Nguyên nhân gây bệnh Parkinson là do các tế bào thần kinh hạch nền bị suy yếu hoặc bị mất. Ngoài ra, một số yếu tố gây bệnh như tuổi tác, thường xuyên tiếp với các chất hóa học độc hại như thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, di truyền, chấn thương to tai nạn,…

Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học cho thấy những người mắc bệnh Parkinson có sự mất cân bằng các vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột.

Theo đó, những người mắc bệnh cho thấy sự suy giảm của một số loài vi khuẩn lợi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột, gia tăng của một số loài hại vi khuẩn có liên quan đến tác dụng chống viêm và bảo vệ thần kinh, đồng thời gia tăng các loài liên quan đến quá trình chuyển hóa chất dẫn truyền thần kinh bị thay đổi.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications cho thấy những người mắc bệnh Parkinson có sự mất cân bằng trong hệ vi sinh vật đường ruột, thể hiện sự khác biệt ở 30% các loài, chi và đường dẫn truyền vi khuẩn so với những người khỏe mạnh về thần kinh.

Trên mô hình động vật các nghiên cứu cho thấy bệnh Parkinson có liên quan đến sự thay đổi mức độ dẫn truyền thần kinh, viêm thần kinh và sự tổng hợp các protein bị sai lệch trong não - có thể làm suy giảm chức năng nhận thức.

Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Haydeh Payami, giáo sư Thần kinh học và Di truyền học tại Đại học Alabama ở Birmingham, cho biết: “Nghiên cứu này đã tạo ra một tập dữ liệu lớn ở độ phân giải cao nhất khả thi hiện nay và công khai nó mà không hạn chế nhằm thúc đẩy khoa học mở. Nó bao gồm siêu dữ liệu mở rộng về 490 người mắc bệnh Parkinson, đoàn hệ [bệnh Parkinson] lớn nhất với dữ liệu về hệ vi sinh vật và một đoàn hệ duy nhất gồm 234 người già khỏe mạnh về thần kinh, có thể được sử dụng trong nhiều nghiên cứu. Chúng tôi đã chỉ ra rằng có sự mất cân bằng phổ biến trong metagenome của bệnh Parkinson, tạo ra một môi trường cho phép xảy ra các hiện tượng thoái hóa thần kinh và ngăn cản khả năng phục hồi.”

Bệnh Parkinson và hệ vi sinh vật đường ruột có mối liên hệ như nào

Hệ vi sinh vật đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cơ thể và sự mất cân bằng về thành phần và chức năng của vi sinh vật trong đường ruột, được gọi là rối loạn sinh lý có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể.

Bên cạnh đó, có sự giao tiếp hai chiều giữa hệ vi sinh vật đường ruột và não hay gọi là trục não – ruột. Hệ thống này gồm các tế bào thần kinh chủ yếu hoạt động tự động để điều chỉnh hoạt động của đường tiêu hóa mà không cần sự điều khiển từ bộ não trung ương. Hệ thống thần kinh ruột não có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh việc tiêu hóa thức ăn, di chuyển thức ăn qua ruột, và các chức năng khác của đường tiêu hóa. Nhưng khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng hay rối loạn sinh lý đường ruột có thể thay đổi chức năng não bằng cách tác động lên các con đường thần kinh, điều chỉnh hệ thống miễn dịch hoặc tạo ra các chất truyền tin hóa học.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự mất cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột có liên quan đến tình trạng thoái hóa thần kinh, bệnh Alzheimer, bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson.

Bên cạnh đó, ngoài các đặc trưng của bệnh như khó khăn trong việc vận động, đi lại, các cơ xương khớp bắt đầu co cứng, khó chuyển động theo như ý muốn, khó giữ thăng bằng, các cơ không hối hợp, suy giảm vận động thì bệnh còn liên quan đến các triệu chứng về đường tiêu hóa như: táo bón, suy giảm chức năng hàng rào ruột.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Những loại đồ uống tốt cho người bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ

Hệ vi sinh đường ruột và bệnh Alzheimer có mối liên hệ như nào

Cẩn trọng những dấu hiệu cảnh báo bệnh Alzheimer

Uống cà phê có thể làm giảm các bệnh Alzheimer và Parkinson

Tập đứng thăng bằng tĩnh và động cho bệnh nhân liệt, Parkinson, bại não

Suckhoecuocsong.vn (Lược dịch theo medicalnewstoday.com)

Các tin khác

Chế độ ăn lành mạnh giúp cải thiện tâm trạng ở người bệnh trầm cảm

Bổ sung prebiotic giúp cải thiện tâm trạng, giảm triệu chứng trầm cảm

Bổ sung probiotic giúp cải thiện triệu chứng bệnh trầm cảm

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và bệnh trầm cảm

Chế độ ăn Địa Trung Hải cải thiện triệu chứng người bệnh Parkinson

Vì sao mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây viêm đại tràng

Cải thiện triệu chứng người bệnh Parkinson nên ăn thực phẩm gì

Phòng ngừa, cải thiện các triệu chứng người bệnh Parkinson nên hạn chế ăn gì

Bổ sung probiotic hỗ trợ cải thiện bệnh Parkinson như nào?

Prebiotic giúp cải thiện các triệu chứng bệnh Parkinson