Mối liên hệ giữa bệnh tăng huyết áp và hệ vi sinh đường ruột như thế nào?
Mối quan hệ giữa bệnh cao huyết áp và hệ vi sinh đường ruột
Tăng huyết áp không chỉ gây ảnh hưởng cho sức khỏe, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mạch máu não mà còn có thể gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột của cơ thể và ngược lại.
Tăng huyết áp hay cao huyết áp được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi không có triệu chứng rõ ràng, chỉ cho đến khi xảy ra biến chứng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ hay suy thận mới được phát hiện. Tình trạng xảy ra khi áp lực dòng chảy của máu lên thành động mạch tăng cao, gây tổn thương tim, mạch máu, não, mắt, thận và nhiều bệnh mạn tính khác. Đây còn là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh tim mạch, mạch máu não gây gánh nặng cho kinh tế, gia đình và cộng đồng.
Ở giai đoạn đầu, bệnh tăng huyết áp (cao huyết áp) thường sẽ không có triệu chứng rõ ràng nên ít người nhận biết, chỉ khi tình trạng trở nên nghiêm trọng, gây ra các triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, khó thở, đau ngực, nhịp tim không đều, thay đổi thị lực, mờ mắt, đổi tâm trạng, khó tập trung, buồn nôn, nôn mửa, đau tức ngực, thậm chí còn gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ hay suy thận,… gây nguy hiểm cho sức khỏe
Mối liên hệ tăng huyết áp và hệ vi sinh đường ruột
Tình trạng tăng huyết áp có thể dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, rối loạn chức năng hàng rào ruột trong đó bao gồm: tăng các loại vi sinh vật có hại, hydro sunfua và lipopolysacarit, giảm vi khuẩn có lợi và axit béo chuỗi ngắn, giảm protein liên kết chặt chẽ trong ruột và tăng tính thấm của ruột.
Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy tăng huyết áp do chế độ ăn nhiều muối có liên quan đến hệ vi sinh đường ruột. Chế độ ăn nhiều muối hay tiêu thụ thường xuyên các thực phẩm có chứa hàm lượng muối cao có thể dẫn đến tăng mô, rối loạn chức năng nội mô, viêm ruột, làm trầm trọng thêm các phản ứng tiền viêm, làm thay đổi hệ vi sinh vật trong đường ruột, gây mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn, thậm chí có thể có liên quan đến sự phát triển của các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ, bệnh đa xơ cứng, bệnh Crohn, và tăng huyết áp.
Hàm lượng natri quá cao trong chế độ ăn nhiều muối được hấp thụ vào cơ thể có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của các vi khuẩn có lợi như Lactobacillus murinus trong đường ruột. Các vi khuẩn họ Lactobacillus có vai trò duy trì sức khỏe niêm mạc ruột, bảo vệ chống lại nhiều vi sinh vật gây bệnh đang tìm nơi phát triển. Nhưng khi hoạt động của các vi khuẩn Lactobacillus giảm do chế độ ăn nhiều muối khiến cho mức độ viêm sẽ tăng lên, niêm mạc ruột sẽ mỏng đi từ đó khiến cho vi khuẩn, virus có hại sẽ dễ dàng xâm nhập vào thành đường tiêu hóa của chúng ta hơn, cho phép nhiều vi sinh vật di chuyển qua cơ thể chúng ta ở những nơi chúng không thuộc về, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, tăng huyết áp, các bệnh tim mạch.
Do đó việc kiểm soát huyết áp ngoài việc cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm sự phát triển của hại khuẩn chúng ta cần thay đổi lối sống, đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh nhiều rau xanh, giàu chất xơ, các loại trái cây, giảm các thực phẩm chứa nhiều muối, chất béo, tăng cường hoạt động thể chất, giảm căng thẳng, áp lực, stress, sử dụng thuốc được các bác sĩ chuyên khoa kê đơn, theo dõi định kỳ sức khỏe hàng tháng.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Rối loạn hệ vi sinh đường ruột do hút thuốc lá
Men tiêu hóa, probiotics, vi sinh vật sống tốt cho hệ tiêu hóa tăng cường sức khỏe
Khuyến nghị về lối sống, chế độ ăn uống theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ
Suckhoecuocsong.vn