Lời Phật dạy về sinh tử nhẹ nhàng mà sâu lắng

9/10/2019 10:25:00 AM
Sinh lão bệnh tử là điều mà con người không thể tránh khỏi trên thế gian này. Hãy đọc câu chuyện về hạt cải và lời Phật dạy về sống chết dưới để thấy an yên hơn trước quy luật sinh lão bệnh tử

 

Câu chuyện hạt cải và Đức Phật

Ngày xửa ngày xưa, có một thiếu nữ dáng vẻ mảnh khảnh, ốm yếu, nghèo khổ, sống tại thành Xá Vệ, tên là Kisa (có nghĩa là cô gái ốm yếu). Khi lớn lên, cô cũng có chồng như bao người con gái khác; nhưng bị mọi người bên chồng khinh khi, coi thường, vì cô thuộc giai cấp hạ liệt, thấp kém, ở đợ, làm mướn.

Cuộc sống của cô bắt đầu thay đổi từ khi cô sinh đứa con đầu lòng, cô được mọi người bên chồng đối xử tốt đẹp và quý mến hơn. Nhưng bất hạnh thay, chẳng được bao lâu, đứa con của cô qua đời vì cơn bạo bệnh.

Đứa con chết làm người con gái ấy gần như điên loạn; dù đau khổ đến tột cùng, cô vẫn hy vọng sẽ có người cứu được đứa con của mình sống lại, nên ôm xác con đi tìm thầy cứu chữa.

Nhìn cảnh tượng thảm não, thất tha thất thểu lê từng bước chân để tìm thuốc cải tử hoàn sinh cho con mình, mọi người nhìn theo chỉ biết ngậm ngùi, thương tiếc; bởi việc cứu sống đứa trẻ là điều không thể được mà người con gái ấy vẫn nuôi hy vọng.

Có người vì quá xót thương, nên đã hướng dẫn cô đến gặp Như Lai Thế Tôn, mong nhờ đức Phật tế độ. Khi đến, cô tha thiết cầu xin Như Lai Thế Tôn cứu sống cho con mình.

Biết được nhân duyên sâu xa, đức Phật liền hứa sẽ giúp cô cứu sống đứa trẻ. Nghe vậy, lòng cô dâng trào lên niềm hy vọng vô biên, cô nghĩ con mình chắc chắn được cứu sống.

Chờ cho nhân duyên đã chín mùi, đức Phật liền chỉ dạy, “này thiếu nữ, con hãy đến nhà nào chưa từng có người chết xin về đây cho ta vài hạt cải, ta sẽ cứu sống đứa bé cho con".

Tin chắc rằng con mình sẽ được cứu sống nếu có được vài hạt cải trong một gia đình không có người chết, cô liền phấn khởi ra đi, trong lòng mừng thầm vô hạn. “Hạt cải nhà nào cũng có”, cô nghĩ như thế, nên sung sướng đến tột cùng, lòng tràn đầy hy vọng, vì trong chốc lát đây, con cô sẽ được cứu sống nhờ những hạt cải nhiệm mầu ấy.

Hạt cải thì nhà nào cũng có, nhưng tìm nó trong một gia đình không có người chết thì quả thật là không thể được. Bởi vì sao? Vì nhà nào cũng có người chết.

Cô thất tha, thất thểu đi hết làng trên xóm dưới, từ làng này qua xóm nọ, cô đi khắp hang cùng hốc hẻm, nhưng không tìm ra một gia đình nào không có người chết như yêu cầu của Như Lai Thế Tôn.

Quá thất vọng và mệt mỏi, cô ngã quỵ bên lề đường, trên tay vẫn còn ôm chặt xác con của mình. Thế là bao nhiêu hy vọng không còn nữa. Cô nhìn con với lòng trìu mến, dù xác đứa bé đã cứng đờ.

Trong sự đau khổ tột cùng, cô đã nhận ra, ai rồi cũng sẽ chết, chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Đau thương mất mát là một sự thật của kiếp người, yêu thương mà phải xa lìa đó là một nỗi khổ, niềm đau, có hợp phải có tan, đó là định luật nhân duyên của cuộc đời.

Từ đó, cô không tìm hạt cải nữa, mà đem xác con mình vào rừng và thanh thản trở về bạch Phật và xin được xuất gia tu hành.

Lời Phật dạy về sinh tử nhẹ nhàng mà sâu lắng

Lời Phật dạy về sống chết qua câu chuyện hạt cải

Qua câu chuyện xúc động về tình mẫu tử ở trên, hãy cùng lắng nghe lời Phật dạy về sống chết để hiểu hơn về quy luật cuộc sống trên thế gian này.

"Sinh tự hà lai, tử tùng hà khứ?" Sinh từ đâu đến, chết theo đâu về? Đó chính là câu hỏi đã làm cho con người băn khoăn từ muôn thuở. Trước nỗi sợ chết, có những người hối hả lao vào hưởng thụ sợ không còn kịp trước hạn cuộc ngắn ngủi.

Một số người khác, trái lại, ra sức bám víu, tích cóp của cải tiền bạc, chạy đua theo danh vọng, quyền lực...đến quên ăn bỏ ngủ, quên cái chết đang rình rập với ảo tưởng cho rằng nếu có được danh vọng quyền lực hay của cải thì có thể có khả năng che chắn để cái chết đừng đến! Thực tế chứng tỏ mọi thứ trên cõi đời này đều là vô thường, giả tạm.

Khổ đau luôn bám víu thân phận con người, khổ đau về vật chất như thiếu cơm ăn, áo mặc, rồi đến cái khổ vì già-bệnh-chết, nên ngày xưa người ta hay cố gắng luyện thuật trường sinh bất tử để sống đời, nhưng có ai không chết bao giờ đâu?

Khi chúng ta bước lên giường ngủ, chúng ta không thể bảo đảm ngày mai mình còn sống hay không. Do đó, mỗi sớm mai khi mở mắt thức dậy, hãy sống như thể hôm nay là ngày cuối trong cuộc đời mình, sống sao cho đến khi nhắm mắt xuôi tay không phải hối hận vì bất cứ điều gì.

Thật khó phải không nào nhưng vẫn phải làm thôi.

Sưu tầm

Các tin khác

  • Thiền, bí quyết chữa bệnh tự nhiên

    Thiền, bí quyết chữa bệnh tự nhiên

    Thiền cũng là một phương pháp chữa bệnh được lựa chọn. Tại sao thiền chỉ là ngồi một chỗ rồi hít thở mà hết được bệnh? Điều này thật khó tin, nhưng những giải thích dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu được phần nào về tác dụng của thiền trong điều trị bệnh.
  • Sức mạnh của lòng khoan dung làm trái tim thức tỉnh

    Sức mạnh của lòng khoan dung làm trái tim thức tỉnh

    Victor Hugo – Nhà văn Pháp từng nói: “Trên thế giới thứ rộng lớn nhất là đại dương, nhưng thứ rộng lớn hơn lại là bầu trời, mà thứ còn rộng hơn cả bầu trời lại chính là lòng người.”
  • Phật dạy bí quyết chuyển hóa tâm thái tìm an lạc

    Phật dạy bí quyết chuyển hóa tâm thái tìm an lạc

    Cuộc sống như một chiếc thuyền lênh đênh trên biển lớn. Giữa những sóng gió, chúng ta dễ bị cuốn theo và đánh mất phương hướng
  • Những biến đổi trong cơ thể khi bước qua tuổi 50 nên biết

    Những biến đổi trong cơ thể khi bước qua tuổi 50 nên biết

    Bạn có biết rằng sau tuổi 50, quá trình lão hóa của cơ thể diễn ra nhanh hơn so với các giai đoạn trước đó? Điều này lý giải tại sao chúng ta thường cảm thấy cơ thể mình thay đổi rõ rệt hơn trong giai đoạn này.
  • Hành thiện tích thiện đúng phương pháp sẽ nhiệm màu

    Hành thiện tích thiện đúng phương pháp sẽ nhiệm màu

    Từ xa xưa mọi người đều biết đến việc giao nhân lành gặt quả ngọt tuy nhiên thế nào là nhân lành, thế nào là chân thiện và giả thiện? thế nào là âm thiện, dương thiện? thế nào phải và chẳng phải? Thế nào là thiện lệch, thế nào là chính đáng?
  • Nỗi lo người già: 11 cách kiểm soát lo lắng để tuổi già an nhiên, hạnh phúc

    Nỗi lo người già: 11 cách kiểm soát lo lắng để tuổi già an nhiên, hạnh phúc

    Nhà văn Victor Hugo từng nói: "Tuổi già là một mùa thu thứ hai, nơi mà chúng ta có thể thu hoạch những gì mình đã gieo trồng". Để mùa thu thứ hai thật sự ý nghĩa, chúng ta cần biết cách chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình.
  • Đánh rơi sự bình yên Quý vị đánh mất điều gì?

    Đánh rơi sự bình yên Quý vị đánh mất điều gì?

    Trong cuộc sống hối hả, xô bồ, tìm kiếm sự bình yên trở thành một nhu cầu thiết yếu của mọi lứa tuổi. Thế nhưng, ngay cả khi đã có những phút giây tĩnh lặng, chúng ta vẫn dễ dàng để những suy nghĩ tiêu cực xâm chiếm và đánh mất đi sự an nhiên trong tâm hồn
  • Tư thế hoa sen (tư thế kiết già): 5 phút mỗi ngày cho sức khỏe vàng

    Tư thế hoa sen (tư thế kiết già): 5 phút mỗi ngày cho sức khỏe vàng

    Tư thế ngồi mang tên một loài hoa (còn gọi là Liên hoa tọa hoặc Padmasana) tượng trưng cho sức sống và vẻ đẹp thuần khiết của tâm linh, tư thế hoa sen, còn gọi là tư thế kiết già là một trong những tư thế ngồi thiền định tốt nhất trong vô số các tư thế khác nhau.
  • Cân bằng cảm xúc, làm chủ thân tâm

    Cân bằng cảm xúc, làm chủ thân tâm

    Khi suy nghĩ tích cực não bộ sẽ sản sinh ra hóc môn hạnh phúc endorphins có lợi cho sức khỏe tinh thần và các nội tạng cơ thể.
  • Thiền định: Hành trình níu giữ thanh xuân và sức khỏe

    Thiền định: Hành trình níu giữ thanh xuân và sức khỏe

    Từ thuở xa xưa, con người đã luôn khao khát trường thọ và giữ gìn vẻ đẹp thanh xuân. Giữa dòng chảy thời gian không ngừng, ai cũng mong muốn được níu giữ những khoảnh khắc tươi đẹp nhất của cuộc đời.