Lan bị bệnh đốm lá: nguyên nhân, cách xử lý hiệu quả nhất
Dấu hiệu hoa lan bị bệnh đốm lá tấn công, cách điều trị bệnh đốm lá trên hoa lan
Lan bị bệnh đốm lá: nguyên nhân, cách xử lý hiệu quả nhất
Bệnh đốm lá trên hoa lan có thể gây hại cho sự phát triển, ra hoa cũng như chất lượng hoa lan của nhiều loài hoa lan. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh đốm lá ở hoa lan, nếu không được kịp thời xử lý sẽ gây thiệt hại cho vườn lan.
Bệnh đốm lá ở hoa lan do Cercospora sp. gây hại, đây là một trong những bệnh hại phổ biến trên hoa phong lan, bệnh thường gặp nhiều ở các giống hoa lan như: Dendrobium, Mokara, Oncidium… Cercospora sp. Khi gặp điều kiện thuận lợi bệnh gây hại rất nhanh, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây, khả năng quang hợp ánh sáng, ra hoa cũng như chất lượng hoa của hoa phong lan.
Nguyên nhân gây bệnh đốm lá trên hoa lan
Bệnh đốm lá trên hoa lan thường do các loài côn trùng gây hại cho hoa lan như rầy nâu, ruồi vàng, nhện đỏ,... tấn công, hút chích nhựa cũng như các chất dinh dưỡng trên lá, thân cây hoa lan
Khi những loài công trùng gây hại này chích vào phần thân cây, lá tạo những vết thương hở. Lúc này các nấm bệnh, vi khuẩn có sẵn trong nước tưới, giá thể trồng sẽ lợi dụng các vết thương xâm nhập và lây bệnh cho lan, tạo thành những vết đốm trên lá cây hoa lan, gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới sự quang hợp của lá cây, sự phát triển của hoa lan
Tốc độ lây lan của bệnh đốm lá rất nhanh, có thể lan sang những cây khỏe mạnh trong vườn khiến cho cả vườn lan bị nhiễm bệnh. Đặc biệt với những vườn lan không có mái che mưa sẽ tạo độ ẩm cho vườn lan, tạo điều kiện thuận lợi để bệnh đốm đen phát triển nhanh hơn.
Không những vậy, tốc độ lây lan của loại bệnh lan hồ điệp bị đốm lá rất nhanh. Chúng còn mang mầm bệnh sang cả những cây khỏe mạnh trong vườn và khiến cả vườn bị phá hoại nhanh chóng.
Dấu hiệu hoa lan bị bệnh đốm lá tấn công
+ Bệnh đốm lá xuất hiện chủ yếu ở phần lá cây của hoa lan. Khi đó, lá cây bị bệnh đốm đen tấn công lá cây sẽ xuất hiện những nốt tròn màu nâu xám hoặc vàng nâu.
+ Những đốm tròn màu nâu xám, vàng nâu sẽ phân bổ đều ở hai mặt lá.
+ Trường hợp hoa lan bị nhiễm bệnh đốm lá nặng, không được phát hiện sớm có thể bị tình trạng thối lá
+ Ngoài ra, xung quang các đốm tròn ở một số giống lan có lá to như lan hồ điệp có các quầng vàng, mặt dưới lá xuất hiện các đốm đen nhỏ li ti, lá dần dần đổi từ màu xanh sang màu vàng và dễ bị rụng, làm giảm khả năng quang hợp của cây.
+ Sức đề kháng của cây bị giảm sút nhiều, chết dần chết mòn.
Hướng dẫn cách điều trị bệnh đốm lá trên hoa lan
Khi phát hiện hoa lan bị nhiễm bệnh đốm lá, lá của hoa lan có các dấu hiệu những nốt tròn màu nâu xám hoặc vàng nâu, phân bổ ở hai bên mặt lá. Cần tiến hành cách ly những giỏ bị bệnh khỏi vườn hoa để điều trị riêng, tránh bệnh lây lan rộng hơn
Dừng việc tưới nước cho hoa lan, phân bón để hạn chế mầm bệnh có thể lây lan sang các cây khỏe mạnh khác, cắt tỉa những cành, lá cây bị nhiễm bệnh, áp dụng các phương pháp cũng như sử dụng một số loại thuốc đặc trị dưới đây:
Sử dụng thuốc Bio Neem: Chế phẩm sinh học này có tác dụng phòng trị các loại bệnh liên quan đến cây trồng như đốm đen, nhện đỏ, phấn trắng, sương mai,.... ở trên hoa lan và nhiều loại cây trồng, cây cảnh, cây hoa khác
Sử dụng chế phẩm phòng trừ sâu bệnh Nano bạc đồng silic: Chế phẩm phòng trừ sâu bệnh Nano bạc đồng silic có tác dụng phòng trị các bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra như: phấn trắng, sương mai, đốm đen, thối rễ, …
Sử dụng thuốc trị đốm lá Bio Herb: Thuốc Bio Herb được sản xuất từ các loại thảo dược như cúc hoa, sả, neem, tỏi, ớt có tác dụng phòng ngừa và đặc trị hơn 500 loại sâu bệnh hại khác nhau trên cây trồng, các bệnh do tuyến trùng, tăng khả năng đề kháng cho cây, giúp cây khỏe mạnh, xua đuổi ruồi muỗi và côn trùng, các loài côn trùng gây hại.
Sử dụng thuốc thảo mộc cao cấp Bio Garlic: Loại thuốc thảo mộc này có tác dụng cung cấp khoáng chất cho hoa lan, tiêu diệt hiệu quả các loại sâu bệnh như bọ trĩ, nhện đỏ, phòng ngừa và đặc trị nhiều bệnh liên quan đến cây trồng như đốm đen, phấn trắng, sương mai,....
Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc nấm bệnh Ridomil Gold 68wg, Dithane , Chubeca, Thành Xanh (Siêu Xanh), aliette … để điều trị cho hoa lan. Phun liên tục 3 lần và mỗi lần cách nhau 3 ngày.
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc đặc trị để phòng và trừ bệnh đốm lá trên hoa lan hãy tiến hành dọn dẹp vườn trồng lan, cắt tỉa lá bị bệnh, loại bỏ lá già, lá bị thối, lá héo. Tiến hành thu dọn tàn dư thực vật, gom lại 1 chỗ và đưa ra xa để đốt để hạn chế bệnh lây lan sang các chậu lan khỏe mạnh khác.
Vào thời điểm thời tiết ẩm ướt, đặc biệt là mùa đông, đầu mùa xuân mưa nhiều cần giữ được sự thông thoáng và làm sạch vườn lan.
Phương pháp phòng trừ bệnh đốm đen trên lan
+ Định kỳ tiến hành phun thuốc thuốc diệt các loại côn trùng gây hại cho lan như thuốc hóa học Dorifos, Regent,.... để phòng bệnh đốm lá trên lan.
+ Sử dụng các loại thuốc sinh học diệt côn trùng như: Feroly, Focal, tinh dầu sả… để hạn chế côn trùng gây hại tấn công hoa lan.
+ Đối với cây lan mới bị bệnh hoặc bệnh nhẹ chỉ cần cắt tỉa phần vết bệnh trên lá sau đó bôi thuốc trị nấm.
+ Khi phun thuốc trị bệnh phải phun đều hai mặt lá và ngay sau đó (khoảng 01 giờ đồng hồ) phải bổ sung phân bón lá hoặc phân vi lượng.
Hi vọng những thông tin hữu ích trên đây có thể giúp các chủ vườn lan, người trồng lan có thể nhận biết được dấu hiệu, xác định nguyên nhân gây bệnh cũng như điều trị bệnh đốm lá trên hoa lan giúp cho vườn lan khỏe mạnh, tránh được bệnh hại, phát triển tốt, cho nhiều hoa, hoa nở đẹp
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Lan bị nhăn lá, nhàu lá nguyên nhân do đâu, cách xử lý
+ Cây lan bị vàng lá: nguyên nhân, khắc phục hiệu quả nhất
+ Lan bị cháy đầu lá nguyên nhân do đâu, cách khắc phục
+ Vì sao lan không ra hoa, cách khắc phục hiệu quả
+ Bệnh thối lá ở lan phải khắc phục ra sao?
Suckhoecuocsong.vn/TH