Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài

20/11/2024 09:59

Cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài

Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây.

Hoa nhài hay hoa lài có tên khoa học học Jasminum sambac Ait ., có nguồn gốc từ giữa Ấn Độ, Ả rập và phía Nam Trung Quốc, được trồng nhiều ở Việt Nam làm cảnh, làm hương hiệu. Loài cây này khi nở có hoa màu trắng, mọc thành cụm ở nách lá hay ngọn cây. Hoa thường nở vào ban đêm hoặc vào giữa trưa. Hoa có nhiều loại gồm dạng đơn, kép, hoặc dạng leo, bụi. Cây thuộc loại cây thân gỗ, thường mọc thành bụi, lá bóng cả hai mặt, phiến lá hình bầu dục hơi trái xoan, mọc đối. Hoa nhài thường được dùng để ướp trà và là vị thuốc chữa một số bệnh thông thường rất tốt cho cơ thể.

Tuy nhiên, trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây do một số yếu tố từ môi trường, chăm sóc không đúng cách khiến cây bị sâu bệnh hại tấn công gây ảnh hưởng chất lượng của hoa, lá cây,… Dưới đây là một số bệnh hại trên cây hoa nhài, cách phòng trừ đúng chuẩn.

Sâu ăn lá

Sâu ăn lá có thân mềm dẹp, dài có nhiều màu sắc khác nhau, có chân nhỏ bám chắc ở các lá cây để gặp cành cây non, lá cây hoa nhai. Khi bị sâu ăn lá tấn công khiến lá cây, thân cây bị hư hại, suy yếu cây, gây còi cọc, chất lượng hoa suy giảm.

Biện pháp xử lý:

Để loại bỏ sâu ăn lá khỏi cây hoa nhài chúng ta có thể dùng tay để bắt sâu, hoặc có thể sử dụng dung dịch tỏi ớt, gừng để diệt trừ sâu ăn lá hay dùng nước được pha theo tỷ lệ 3 sôi 2 lạnh để phun lên cây nhằm diệt trừ sâu ăn lá.

Sâu mọt lá

Sâu mọt lá thường có hình dạng dẹp, thâm mềm, dài có nhiều màu sắc khác nhau, miệng của chúng rất sắc có khả năng ăn lá, đọt non của cây hoa nhài. Khi chúng ở giai đoạn ấu trùng, chúng ăn mô lá non và tạo ra hệ thống đường hầm bên trong lá. Nếu không được phát hiện, diệt trừ sẽ có thể khiến cây bị bị suy yếu, giảm khả năng quang hợp, cây chậm phát triển, không ra hoa.

Biện pháp xử lý

Để diệt sâu mọt lá trên cây hoa nhài có thể dùng dung dịch tỏi, ớt, gừng được pha trộn theo tỷ lệ 1: 1: 1, sau đó thêm khoảng 3 lít rượu vào hỗn hợp và để ngâm trong khoảng 15 ngày. Khi phun, dung dịch được hòa với nước theo tỷ lệ 200ml tỏi gừng ót với 12 lít nước cho một sào. Loại thuốc trừ sâu thảo mộc này có thể để tới 4, 5 tháng nên có thể diệt trừ sâu bệnh hiệu quả, loại bỏ sâu mọt lá, sâu ăn lá trên cây hoa nhài.

Sâu cuốn lá hoa

Sâu cuốn lá có hình dáng hẹp, thân mềm, dài có nhiều màu sắc khác nhau, chúng có chân nhỏ, miệng có khả năng cuốn lá lại. Khi ở giai đoạn ấu trùng, chúng cuốn lá lại thành các ống nhỏ để sinh sản bên trong. Nếu không được diệt trừ sâu cuốn lá có thể khiến lá cây bị suy giảm chất dinh dưỡng, giảm khả năng quang hợp, suy yếu cây, giảm sự phát triển của cây.

Biện pháp xử lý

Để diệt trừ sâu cuốn lá có thể áp dụng biện pháp tự nhiên như xà phòng, hỗn hợp dung dịch tỏi, ớt, gừng, hoặc dùng 15ml dầu xoan (hoặc lá, quả phơi khô, nghiền nhỏ) với 1 muỗng nước rửa bát và 1,9l nước ấm, khuấy đều và cho vào bình xịt lên cây giúp loại bỏ sâu hiệu quả.

Bệnh khô cành chết nhánh

Bệnh khô cành chết nhánh ở cây hoa nhài nguyên nhân chủ yếu do nấm Gloeosporium sp., Colletotrichum sp. gây ra, bệnh có thể xuất hiện quanh năm nhưng thời điểm nhiều nhất từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau.

Khi bị nhiễm nấm nhánh cây hoa nhài bị mất khả năng phát triển và khô chết, có màu nâu hoặc đen, cây hoa nhài bị suy yếu ở môi trường ẩm ướt, thiếu gió.

Hãy tiến hành cắt bỏ cành bị bệnh, tập trung tiêu hủy, dùng chổi quét thuốc hoặc nước sơn vào các vết cắt để tránh nhiễm bệnh nơi vết thương. Dùng thuốc Bordeaux và các thuốc gốc đồng, Zineb, Mancozeb để phun lên cành.

Bệnh mục nát rễ

Bệnh mục nát rễ do vi khuẩn và nấm tấn công hệ rễ cây hoa nhài, xâm nhập qua các vết thương trên rễ hoặc các tổn thương trên cây khiến cho rễ của cây hoa nhài bị mục nát, mềm, có mùi hôi khó chịu, cây kém phát triển, khó có thể hấp thụ được nước, chất dinh dưỡng trong đất.

Biện pháp phòng trừ

Tiến hành cắt bỏ rễ cây bị bệnh, chuyển cây sang chậu trồng mới, đất trồng đã được xử lý nấm hại.

Bệnh chết bụi

Bệnh nấm Pythium sp., Fusarium sp. gây ra, thường xuất hiện vào mùa mưa, cao điểm vào tháng 8. Khi bị nhiễm bệnh khiến rễ cây hoa nhài chuyển sang màu đen, khô và mục nát, tạo thành một tầng bụi, cây bị suy yếu, không hấp thụ được nước và dinh dưỡng

Bệnh đốm lá

Bệnh đốm lá do sự tấn công của nấm hoặc vi khuẩn khiến cho quá trình quang hợp và sản xuất chất dinh dưỡng cho cây bị suy giảm. Nếu không được xử lý bệnh đốm lá có thể dẫn đến suy yếu và rụng lá, gây ảnh hưởng đến sự phát triển và nở rộ của hoa nhài.

Khi phát hiện cây bị đốm lá hãy tiến hành cắt tỉa lá và cành rụng, lá nhiễm bệnh và các phần cây chết để giảm nguồn lây nhiễm, hạn chế sự phát triển của nấm. Sử dụng các chế phẩm sinh học để tiêu diệt sâu bệnh, vừa hiệu quả vừa an toàn cho môi trường. Cung cấp nước cho cây hoa nhài đúng mức, tránh tưới quá nhiều nước tạo môi trường ẩm ướt thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm gây bệnh.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác

Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài

Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa

Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt

Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà

Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa

Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh

Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà

Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy

Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất