Làm thế nào để đói phó với dịch đau mắt đỏ

14/02/2017 09:04

Biện pháp đối phó với dịch đau mắt đỏ đang lây lan

Theo số liệu báo cáo của các bệnh viện cho biết, sau Tết Nguyên Đán 2017 tỷ lệ người dân bị đau mắt đỏ vào điều trị tại các bệnh viện tăng đột biến. Vậy, làm thể nào để đối phó với dịch đau mắt đỏ, bảo vệ gia đình.

Dịch đau mắt đỏ đến sớm hơn

Theo các bác sỹ Viện mắt Trung ương, nguyên nhân chủ yếu của bệnh đau mắt đỏ là do virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra.

Thời gian mắc bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu khi thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa hay khi môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, sử dụng nước ô nhiễm...Tuy nhiên năm 2017 dịch đau mắt đỏ phát triển sớm hơn, ngay đầu mùa xuân.

Bệnh đau mắt đỏ có thể lây khi tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay. Ngoài ra,dùng chung khăn mặt, gối…cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh bùng phát. Trong đó, những người nhạy cảm với thời tiết, mệt mỏi, hệ thống miễn dịch yếu là đối tượng rất dễ bị nhiễm bệnh.

Đau mắt đỏ dễ lây lan thành dịch

Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc dịch hay viêm kết mạc họng hạch là tên chung của một bệnh do Adenovirus gây nên và rất dễ lây lan thành dịch.

Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh có biểu hiện chính là mắt đỏ và có ghèn. Người bệnh thường đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai và cảm thấy khó chịu ở mắt, sau đó cộm như có cát, mắt nhiều ghèn, buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều dử dính chặt.

Dử mắt có thể màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh. Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt. Ngoài ra, khi bị đau mắt đỏ, người bệnh có thể kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, xuất hiện hạch ở tai, vẫn nhìn thấy bình thường, thị lực không bị suy giảm. Tuy nhiên, nếu bệnh nặng, mắt người bệnh có thể bị phù đỏ, có màng trong mắt, xuất huyết dưới kết mạc…

Phương pháp phòng, đối phó với dịch bệnh

Bệnh đau mắt đỏ gây khó chịu, bất tiện, ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và lao động của người bệnh. Với những trường hợp bệnh kéo dài, có thể gây biến chứng và ảnh hưởng đến thị lực sau này nên mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt và xử trí kịp thời khi mắc bệnh. Qua đó, cần nắm rõ các nguyên tắc sau đây.

- Khi không có dịch, phải luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch; Dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt;  Giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, phơi khăn ngoài nắng hàng ngày; Không dùng tay dụi mắt.

- Khi đang có dịch đau mắt đỏ, ngoài việc luôn thực hiện các biện pháp trên, cần lưu ý rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (nước muối 0,9%), ngày ít nhất 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối; Không dùng chung thuốc nhỏ mắt, không dùng chung đồ đạc với người đau mắt; Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt; Hạn chế đến những nơi đông người đặc biệt là những nơi có nhiều mầm bệnh như bệnh viện, nơi đông người; Hạn chế sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm, hạn chế đi bơi...

Suckhoecuocsong.com.vn (theo vov.vn)

Các tin khác

Đau dạ dày khi trời lạnh nguyên nhân, giải pháp điều trị

Chứng viêm da khô ở Nam giới cần chăm sóc như thế nào

Men vi sinh đường tiêu hóa tốt với cơ thể như thế nào

Sau khi khỏi COVID-19: Phục hồi tình trạng sức khỏe người bệnh như thế nào?

Các thuốc hỗ trợ, điều trị COVID-19 tại nhà

Khi nào bệnh nhân Covid-19 cần chăm sóc y tế khẩn cấp

Việt Nam sản xuất vắc xin ngừa COVID-19: Nanocovax, Covivac, ARCT-154

Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 ở người mắc bệnh thận, chạy thận chu kỳ

Người mắc bệnh tim có nên tiêm vắc xin ngừa COVID-19?

Triệu chứng, chẩn đoán, phòng và điều trị khi nhiễm biến thể Delta