Kỹ thuật trồng hoa hồng Bernadette Lafont rose phát triển tốt, cho nhiều hoa

18/09/2021 15:53

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng Bernadette Lafont rose, phòng trừ bệnh ở hoa hồng

Kỹ thuật trồng hoa hồng Bernadette Lafont rose phát triển tốt, cho nhiều hoa

Hoa hồng Bernadette Lafont rose là một trong những giống hoa hồng Pháp đẹp nhất được nhiều người chọn trồng để trang trí ban công, sân nhà vườn. Hoa hồng Bernadette Lafont rose có thể sinh trưởng, phát triển tốt khi được trồng trong chậu, thùng xốp hay trồng trực tiếp xuống đất.

Hoa hồng Bernadette Lafont rose được lai tạo bởi Bernard Sauvageot vào năm 2004. Bernadette Lafont rose là một trong những giống hoa hồng ngoại dành riêng cho những tín đồ yêu hoa, mê đắm những bông hoa hồng kích thước siêu lớn, lâu tàn, một bông hao hồng trung bình có kích thước 10 – 13 cm, thậm chí thời điểm thời tiết lạnh hoa hồng Bernadette Lafont có thể đạt kích thước tới 14cm, hoa bền 5 - 7 ngày mới tàn.

Thường những giống hồng ngoại khi được du nhập và trồng tại Việt Nam thường là những gam màu nhạt như hồng pastel, hồng phấn, hồng cá hồi, vàng chanh,... nhưng đối với hoa hồng Bernadette Lafont thì ngược lại sở hữu màu hồng đậm đà, sở hữu mùi thơm mạnh mẽ, thơm mùi hoa quả tươi, dễ chịu vượt xa nhiều giống hoa hồng ngoại khác. Những bông hoa hồng Bernadette Lafont được tạo thành 60 cánh hoa khéo léo sắp xếp lại với nhau vừa cổ điển, lại vừa hoàn mỹ kiêu sa mang lại một vẻ đẹp khó cưỡng làm nổi bật ban công hay trước sân nhà.

Cũng giống như một số giống hoa hồng nhập ngoại khác như: Midnight Blue rose, hoa hồng Juliet, Spirit of Freedom rose, Lavender Crystal rose,…hoa hồng Bernadette Lafont rất phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của nước ta, chúng có thể sinh trưởng phát triển tốt, kháng bệnh cao, cho nhiều bông hoa to đẹp, nở rực rỡ và mùi hương độc đáo.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng Bernadette Lafont rose

Đất trồng hoa hồng Bernadette Lafont

Để hoa hồng Bernadette Lafont phát triển khỏe mạnh bên cạnh việc quan tâm đến ánh sáng, nước tưới, chậu trồng thì cần phải quan tâm đến đất trồng, lựa chọn đất trồng sao cho phù hợp với điều kiện sinh trưởng của cây hoa hồng

Hoa hồng có thể sinh trưởng, phát triển ở nhiều loại đất nhưng thích hợp cho sự phát triển của hoa hồng nhất chính là hoa hồng Bernadette Lafont rose được trồng trên các loại đất giàu dinh dưỡng, dễ thoát nước, độ phì niêu cao.

Có thể sử dụng một số đất trồng hoa hồng Bernadette Lafont như: đất phù sa, đất mùn, đất thịt hoặc đất pha cát có trộn thêm xơ dừa, phân trùn quế, vỏ trấu, mùn cưa, phân hoai mục, phân gà hoai mục...

Các loại hoa hồng đều kị khi trồng trên các loại đất bị nhiễm mặn hoặc nhiễm phèn, khi trồng trên các loại đất này cây phát triển kém, còi cọc thậm chí là bị chết sau một thời gian ngắn.

Khi lựa chọn đất trồng hoa hồng Bernadette Lafont độ pH lý tưởng từ 6 đến 6.5. Đất trồng phải đảm bảo giữ được độ ẩm cần thiết, đất phải tơi xốp, thông thoáng do hoa hồng không chịu được ngập úng khi có mưa lớn, mưa nhiều, đất đảm bảo thoáng khí khiến có các vi sinh vật có lợi trong đất mới phát triển được. Đất trước khi trồng hoa hồng xử lý sạch sẽ, không chứa các mầm bệnh, trứng sâu bệnh hại.

Điều kiện ánh sáng

Hoa hồng là cây rễ chùm thân hóa gỗ, mọc thành bụi hoặc leo rủ, chúng là loài cây ưa sáng. Do đó, để hoa hồng phát triển bình thường, khỏe mạnh, ra nhiều hoa cần cung cấp cho cây một lượng ánh nắng thích hợp. Hãy đảm bảo giàn lồng leo được trồng ở nơi nhiều sáng nhất, có thể trồng ở ngoài ban công nơi có nhiều ánh sáng hoặc trồng trong sân vườn, trước nhà, tầng thượng của các căn nhà mặt đất.

Cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp tới sự quang hợp của cây hoa hồng. Ánh nắng mặt trời cộng với nhiệt năng của nó có tác dụng diệt trừ sinh vật gây hại, nấm bệnh. Bởi hầu hết những vi sinh vật sinh trưởng trên bề mặt đất đều bị ánh nắng mặt trời tiêu diệt chỉ sau vài phút đến 1 giờ. Ngoài ra ánh nắng mặt trời còn  khiến cho hơi ẩm trong không khí bốc hơi 1 phần khiến các vi sinh vật có hại không có môi trường thích hợp để sinh sôi, phát triển gây hại cho hoa hồng.

Do đó nếu trồng hoa hồng Bernadette Lafont ở nơi ánh nắng có cường độ yếu, số giờ chiếu sáng ít hơn 6 tiếng một ngày cần di chuyển cây tới nơi khác có lượng ánh sáng dồi dào hơn hoặc đặt chậu trồng dọc theo hướng mặt trời di chuyển để cây có thể nhận được ánh sáng nhiều nhất.

Nhưng những vị trí trồng hoa hồng có cường độ ánh sáng và số giờ chiếu sáng quá lớn hãy kết hợp trồng thêm một số cây bóng mát xen kẽ để giảm lượng ánh sáng, tránh tình trạng cháy lá, khô gốc,…

Chậu trồng

Nếu những gia đình thích trồng Bernadette Lafont ở trong chậu đặt ở ban công hoặc tầng thượng hãy lựa chọn chậu trồng cho hợp lý. Giống như một số giống hồng ngoại khác, chậu trồng hoa hồng Bernadette Lafont cần chú ý chọn cỡ chậu phù hợp với gốc và tán cây, sự phát triển của cây. Chậu trồng hoa hồng leo cần có đủ lỗ thoát nước vì cây hoa hồng này không ưa sĩnh nước, nhất là vào mùa mưa nhiều, ngày có bão.

Mật độ trồng hoa hồng

Khi trồng hoa hồng Bernadette Lafont rose nên trồng với mật độ hợp lý không nên trồng quá dày sẽ khiến sâu bệnh hại phát triển như: bọ trĩ, nhện đỏ, ve nhện…, thường xuyên cắt tỉa, uốn cành, vệ sinh khu vực trồng để tránh bị sâu bệnh, nấm hại phát triển.

Bên cạnh đó, trồng cây thoáng, khoảng cách hợp lý sẽ giúp tránh lan bệnh từ cây này sang cây khác, thường xuyên cắt tỉa lá già, lá vàng, cành khô để hạn chế sâu bệnh hại. Hạn chế được tình trạng cây ngã đổ, gẫy cành do mưa bão lớn, gió mạnh.

Nước tưới hoa hồng

Hoa hồng là một loại hoa ưa nắng nên cần phải tưới đủ nước nhất là trong những ngày nắng gắt, nhiệt độ tăng cao. Việc cung cấp đủ nước cho hoa hồng giúp bộ rễ của hoa hồng rễ hút nước lên nuôi cây. Tùy từng giai đoạn phát triển của cây mà hoa hồng cần một lượng nước nhất định, phù hợp.

Nên tưới nước cho hoa hồng vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối, lượng nước tưới không cần nhiều. Những cây hoa hồng con lượng nước không cần nhiều, ngược lại những cây hoa hồng trưởng thành, cây hoa hồng đang ra ra nụ, nở hoa cây có tán lá càng rộng thì càng tiêu thụ nhiều nước tưới thì mới đủ cho cây phát triển.

Nước tưới cho ha hồng phải là nước ngọt, có thể sử dụng nước mưa, nước giếng, nước máy đã được khử Clo. Tuyệt đối, không dùng nước nhiễm phèn, nhiễm mặn để tưới cho hoa hồng bởi khi sử dụng nước này để tưới cho hoa hồng chỉ làm suy yếu và chết dần mòn cây hoa hồng.

Phân bón hoa hồng

Phân bón là nền tảng quan trọng giúp cây phát triển tốt do đó cần lựa chọn phân bón cũng như bón phân phù hợp với sự phát triển theo từng giai đoạn của cây hoa hồng Bernadette Lafont rose

Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại phân bón đa dạng, phong phú với nhiều giá thành khác nhau. Nhưng đối với hoa hồng phân trùn quế là một trong những loại phân thông dụng, được sử dụng nhiều trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng hoa hồng ngoại. Phân trùn quế sử dụng nguyên liệu thiên nhiên, thân thiện với môi trường, không hại đất, đảm bảo cho độ bền của cây, đảm bảo giúp cây phát triển chậm nhưng chắc chắn.

Phân hữu cơ là một trong những loại phân không thể thiếu trong quá trình sinh trưởng của hoa hồng. Phân hữu cơ có tác dụng tăng khả năng sinh trường, hỗ trợ cho cây phát triển hiệu quả và toàn diện, khử phèn chua, tăng thêm độ phì nhiêu cho đất.

Phân bón NPK là một trong những loại phân vô cùng quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển của hoa hồng, phân NPK được nhiều người sử dụng để bón cho hoa hồng. Phân NPK thích hợp cho những cây hoa hồng bị còi cọc, cần hồi phục nhanh chóng.

Sau khi hoa hồng trồng được 3-5 ngày tiến hành phun phân bón lá có trộn thêm phân trùn quế để tưới cho hoa hồng. Việc này có tác dụng cung cấp dinh dưỡng, hỗ trợ cho bộ rễ phát triển tốt trở nên dễ dàng, giúp cây phát triển tốt, chống trọi với bệnh hại.

Giai đoạn hoa hồng bắt đầu ra dễ, cho lá non, thường là vào khoảng 10-15 ngày nên bổ sung thêm phân NPK pha loãng tỉ lệ là 20-20-15 tưới cho cây. Sau khoảng 20- 30 ngày bổ sung thêm một lần. Mỗi lần bón phân cần bổ sung thêm phân trùn quế, xơ dừa, vỏ trấu, mùn cưa, phân hoai mục, phân gà để có thêm chất hữu cơ, độ ẩm cần thiết cho đất được đảm bảo.

Khi cây hoa hồng đã cho hoa ổn định, phát triển tốt nên tiến hành bổ sung chất hữu cơ 200-500 gr/gốc và phân NPK 40-50gr/gốc. Thời điểm nên tiến hành bón phân cho hoa hồng là khi hoa tàn, khi tải cành, bắt đầu mùa mưa, hoặc giữa mùa mưa, trước thời điểm hoa nở.

Phòng trừ bệnh ở hoa hồng

Bệnh phổ biến nhất ở hoa hồng chính là rệp sáp hút nhựa cây khiến cây còi cọc, chậm phát triển thậm chí là chết khô do không đủ dinh dưỡng. Để phòng chống sâu bệnh tiến hành phun thuốc diệt rệp. Phòng rệp bằng việc rải thuốc diệt kiến vào đất trồng cây vì kiến sẽ tha trứng rệp đi khắp nơi.

Trường hợp hoa hồng mắc bệnh đốm đen, vàng lá hoặc nấm có thể sử dụng Anvil, Ridomil, Cyzate 75WP, Probencarb, Nano thảo mộc ….để điều trị cho cây hoa hồng

Phòng ngừa bệnh nhện đỏ hại hoa hồng nên sử dụng vòi phun nước xịt với áp lực cao từ dưới gốc lên trên kết hợp sử dụng phun thuốc Detech , Usatobon , Nano thảo mộc …

Hoa hồng có thể bị bệnh trĩ làm xoắn lá ngọn và đen nụ chồi trên hoa do đó khi phát hiện hoa bị nhiễm bệnh có thể kết hợp sử dụng các loại thuốc đặc trị như: Lefen Etra, Neretox, Nano thảo mộc,….khi hoa hồng bị nhiễm bệnh này.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng Midnight Blue

+ Bật mí cách trồng hoa hồng Spirit of Freedom

Hướng dẫn cách chăm hoa hồng Juliet phát triển tốt, cho nhiều hoa

+Hướng dẫn kỹ thuật trồng hoa hồng Leo Huntington Rose

Hướng dẫn các bạn cách chăm sóc hoa lay ơn cho nhiều nụ

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác

Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài

Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa

Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt

Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà

Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa

Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh

Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà

Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy

Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất