Kỹ năng giúp học sinh vượt qua stress trong thời Covid-19
Làm thế nào để giúp học sinh vượt qua stress trong thời Covid-19,
Kỹ năng giúp học sinh vượt qua stress trong thời Covid-19
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, lây lan ở nhiều nước trên thế giới, nhiều trẻ em phải nghỉ học ở nhà, không được ra khỏi nhà để đảm bảo an toàn, hạn chế lây lan Covid-19. Nhưng chính vì điều này khiến nhiều trẻ em bị stress, lo âu khi đối mặt với áp lực thi cử, học hành. Để giúp trẻ vượt qua stress trong thời kỳ dịch Covid bố mẹ nên làm gì.
Việc nghỉ học kéo dài khiến nhiều học trên cả nước phải hạn chế vui chơi bên ngoài, học tập, các hoạt động ngoại khoa đều bị dừng lại hết khiến cho con trẻ cả ngày chỉ chơi với điện thoại, điện tử, ngủ,... Cũng giống như người lớn của chúng ta, trẻ em cũng bị stress do không được đi chơi, gặp gỡ bạn bè, không đến trường học, gián đoạn học hành, áp lực thi cử,…
Làm thế nào để giúp học sinh vượt qua stress trong thời Covid-19
Do việc đi học bị gián đoạn do tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp khiến cho học sinh phải học trực tuyến tại nhà, thậm chí nhiều trường học phải tổ chức thi online. Nhưng khi học ở nhà nhiều học sinh không có sự quản lý của giáo viên, cha mẹ nên nhiều em chểnh mảng việc học khiến cho các em bị hổng kiến thức. Hay nhiều bạn học sinh cảm thấy lo lắng, stress khi phải làm số lượng bài tập quá nhiều, bài tập khó, trong khi việc tiếp thu kiến thức bị gián đoạn do dịch bệnh. Chính vì điều đó khiến nhiều học sinh rơi vào tình trạng bị stress, lo lắng, trầm cảm. Để giúp học sinh vượt qua stress trong thời kỳ dịch bệnh các bậc cha mẹ hãy thực hiện các điều sau đây.
Hãy trò chuyện với học sinh về thông tin dịch bệnh
Trước khi giúp học sinh giảm căng thẳng cha mẹ nên có một cuộc trò chuyện chủ động, thẳng thắn với về tình hình dịch bệnh. Hãy cho học sinh biết các thông tin về các triệu chứng của bệnh dịch. Hãy trấn an rằng covid có thể chữa khỏi, các biện pháp phòng dịch bệnh để con không nên quá lo lắng mà hãy giữ tinh thần thoải mái. Việc nghỉ học, học trực tuyến ở nhà giúp cho việc phòng chống dịch bệnh được tốt hơn.
Tạo một lịch trình trong ngày
Do việc học trực tuyến chỉ diễn ra trong khoảng thời gian nhất định trong ngày, số thời gian còn lại là để học sinh tự học tập, làm bài tập đã được giáo viên giao. Nhưng hầu hết trẻ thường dành nhiều thời gian để chơi điện tử, đọc truyện thay vì ngồi vào làm học để củng cố lại các kiến thức. Điều này khiến cho các kiến thức bị hổng, kết quả học tập không được cao. Do đó, các bậc cha mẹ nên tạo cho trẻ một lịch trình trong ngày gồm thời gian học tập, làm việc và vui chơi hợp lý. Việc sắp xếp thời gian biểu để đảm bảo những việc quan trọng như học tập thực hiện trước sau đó mới đến các hoạt động khác.
Khi học tại nhà, các cha mẹ có thể để trẻ sử dụng điện thoại, máy tính để kết nối bạn bè, vui chơi nhưng chỉ trong thời gian nhất định, thời gian khác trong nhà chỉ để đọc sách, học tập, thể thao, vui chơi, giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà. Nếu cứ để con trẻ sử dụng máy tính, điện thoại sẽ khiến trẻ phụ thuộc vào các thiết bị điện tử nếu khi ngăn cấm trẻ khiến trẻ trở lên cáu gắt, giận dỗi… Khi thiết kế lịch trình trong ngày cho trẻ sẽ giúp tạo nên sự hứng thú
Dành thời gian trò chuyện cùng con trẻ
Khi các học sinh phải nghỉ học ở nhà do dịch, các cha mẹ của mỗi học sinh dành thời gian để trò chuyện, chia sẻ với con. Cha mẹ nên tổ chức các trò chơi, hoạt động gia đình như chơi cờ, tập thể dục, dọn dẹp nhà, hay nấu ăn cùng nhau… từ đó giúp giải tỏa căng thẳng và gắn kết các thành viên trong gia đình.
Đối với các học sinh cấp 2, cấp 3 khi học tại nhà, cha mẹ của các em không nên kiểm soát quá, cha mẹ cần cho con chút không gian riêng tư khi học tập tại nhà, cho trẻ sử dụng điện thoại để kết nối với bạn bè tuy nhiên ở một thời gian nhất định, không nên truy cập vào tài khoản xã hội của con để kiểm soát các cuộc trò chuyện của con. Chia sẻ với con về những mối quan hệ xung quanh và những điều mà trẻ đang lo lắng để tìm cách tháo gỡ, giúp trẻ thoát khỏi cảm xúc tiêu cực, stress do nghỉ dịch quá lâu tại nhà.
Điều chỉnh cảm xúc của chính mình
Do dịch bệnh khiến nhiều công việc gặp khó khăn, nhưng khi trước mặt con trẻ cha mẹ hãy điều chỉnh của chính mình, bởi chúng có thể bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc tiêu cực của chính bạn.
Trước kỳ thi, kiểm tra không gây áp lực
Nhiều học sinh cảm thấy áp lực trước mỗi kỳ thi, kiểm tra diễn ra bởi chính những người thân bên gia đình. Do đó, trước mỗi khi con trẻ thi cử bố mẹ hãy biết cách lắng nghe, động viên trẻ, tránh những lời chỉ trích, mắng nhiếc. Tạo cho chúng cảm giác an tâm, tinh thần thoải mái.
Nếu như trẻ đạt kết quả tốt trong kỳ thi, cha mẹ nên có những phần thưởng khen ngợi, khích lệ để con tiếp tục cố gắng trong các kỳ thi sau. Ngược lại, nếu như trẻ đạt kết quả không tốt trong kỳ thi hãy bình tĩnh, động viên con. Không nên mắng mỏ, đay nghiến, dồn con vào con đường cùng
Tuyệt đối không mắng mỏ, đay nghiến, dồn con vào con đường cùng, không nói những lời tổn thương con như: “Đồ vô dụng”, “Bố mẹ thất vọng về con”, “Con đã làm ảnh hưởng tới danh dự của gia đình”, “Con biến đi cho khuất mắt”… Những lời này sẽ khiến trẻ mất bình tĩnh, cảm thấy stress, chán nản, không còn hứng thú với học tập.
Khuyến khích chơi thể thao
Do dịch bệnh nên đa số học sinh phải nghỉ ngơi tại nhà, không được đến trường học hay tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Cha mẹ của các em học sinh hãy cùng con trẻ của mình tham gia vào các môn thể thao có thể tập luyện tại nhà như: chống đẩy, đu xà, tập bụng, đạp xe, chạy bộ, đi bộ.
Chú trọng đến chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng hợp lí sẽ cung cấp cho con nguồn năng lượng cần thiết trong suốt quá trình thi cử vất vả và đầy áp lực. Khuyến khích trẻ ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc, món ăn nhiều protein như thịt bò, thịt gà, thịt lợn, cá, trứng, sữa… để cơ thể khoẻ mạnh về thể chất và tinh thần.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Bí quyết rèn nề nếp học tập cho con mỗi tối
+ Trẻ nghỉ học tránh dịch virus corona cha mẹ nên dạy trẻ những điều gì
+ Nâng cao ý thức cho trẻ trong việc học mùa dịch Covid-19
Suckhoecuocsong.vn/TH